Đồng tiền số Trung Quốc sẽ làm tổn hại vị thế độc tôn của đồng USD?

02/06/2020 07:14
Đồng tiền số sẽ có thể giúp làm tăng quyền lực của chính phủ Trung Quốc với hệ thống tài chính nước này và thậm chí có thể làm thay đổi cán cân ảnh hưởng kinh tế trên toàn cầu.

Việc thanh toán điện tử thực ra chẳng xa lạ gì với người Trung Quốc. Hoàn toàn dễ dàng đi lại và mua sắm tại Thượng Hải hay Bắc Kinh với ứng dụng trên điện thoại di động của Alipay hoặc WeChatPay thay cho việc sử dụng tiền giấy thông thường.

Theo BusinessWeek, giờ đây, chính phủ Trung Quốc đang bắt đầu triển khai chương trình thử nghiệm cho việc đưa vào lưu hành đồng tiền số đầu tiên của nước này, nhiều khả năng đồng tiền này sẽ được thử nghiệm rộng rãi hơn trong dịp Thế Vận hội Mùa đông tại Bắc Kinh năm 2022.

Hiện tại phần lớn các loại tiền đang lưu thông thuộc về các loại hình vay tiền hoặc tài khoản tiền tại nhiều ngân hàng khác nhau. Đồng tiền số của Trung Quốc được thiết kế thành loại hình số của tiền giấy hoặc tiền xu, nó tồn tại trong ví điện tử thay trên điện thoại di động chứ không phải trong ví vật lý nữa. Giá trị của nó được đảm bảo bởi nhà nước.

Đồng tiền số cũng sẽ dễ sử dụng hơn đồng tiền giấy và cũng giúp cho giới chức Trung Quốc nắm quyền kiểm soát lớn hơn rất nhiều so với tiền giấy trước đây.

Chương trình này được khởi động với quy mô nhỏ vào tháng 4/2020 tại một số thành phố như Thâm Quyến, Tô Châu, Thành Đô và Xiong’an – một thành phố thông minh ở Tây Nam Bắc Kinh. Truyền thông địa phương loan tin rằng một số loại tiền được phân phối dưới hình thức trợ cấp giao thông cho cá nhân tại Tô Châu.

Giới chức cũng cần quan tâm đến việc đồng tiền số sẽ không thể thay thế hoàn toàn cho một số loại hình tiền khác, ví như tiền gửi tại ngân hàng. Hệ thống mới sẽ cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của 2 “đại gia” công nghệ lớn nhất Trung Quốc bao gồm Alibaba và Tencent Holdings với sản phẩm Alipay và WeChat.

Thực tế hiện tại có thể lý giải cho tham vọng của chính phủ Trung Quốc khi phát triển đồng tiền số. Tổng giá trị chi tiêu sử dụng ứng dụng của các công ty công nghệ lớn hiện tương đương khoảng 16% tổng GDP Trung Quốc trong khi đó tỷ lệ này tại Mỹ và Anh chỉ khoảng chưa đầy 1%.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã thể hiện một số quan điểm lo lắng về khả năng quyền lực tài chính tập trung quá nhiều vào nhóm nhỏ một số công ty. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, ông Dịch Cương, vào năm ngoái đã nhấn mạnh: “Nhóm các công ty công nghệ nói trên mang đến cho chúng ta cả thách thức và rủi ro tài chính. Bạn rồi sẽ thấy rằng trong trò chơi hiện tại kẻ thắng có tất cả, vì vậy hoạt động độc quyền thực sự là một thách thức”.

Sự phát triển của một số loại tiền ảo như Bitcoin và Ether, trong khi đó, đã tạo ra rủi ro rằng khá nhiều hoạt động kinh tế lớn sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà hoạch định chính sách. Những năm gần đây, Trung Quốc đã siết chặt quản lý các loại tiền đó, tuy nhiên sau đó họ đã nhanh chóng nhìn ra tiềm năng triển khai loại tiền số riêng, loại mà họ có thêm khả năng kiểm soát.

Đồng sáng lập và trưởng bộ phận kinh tế tại Trivium China, ông Andrew Polk, nhận xét: “Rõ ràng có ý chí chính trị rất lớn đằng sau đó. Họ nhìn thấy cơ hội lãnh đạo toàn cầu ở đây”.

Dù rằng sẽ còn rất lâu nữa đồng tiền số mới được triển khai sử dụng trên toàn quốc, các động thái từ phía Trung Quốc đã khiến nhiều người không khỏi lo lắng về khả năng sự thống trị của Mỹ trong ngành tài chính rồi một ngày sẽ bị “đe dọa”.

Trong bài báo đăng tải vào tháng 5/2020 của tạp chí Foreign Affairs, giáo sư trường Harvard Kennedy - ông Aditi Kumar và Eric Rosenbach, cho rằng đồng tiền số của đồng nhân dân tệ cuối cùng sẽ cho phép Iran và nhiều nước khác né tránh quy định trừng phạt của Mỹ mà không bị chính phủ Mỹ phát hiện. Đến một ngày nào đó, người ta sẽ có thể chuyển tiền số liên biên giới mà không cần phải đi qua hệ thống thanh toán quốc tế bằng đồng USD.

Tuy nhiên, chẳng phải ai cũng lo sợ. Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson cũng từng khẳng định trên Foreign Affairs rằng bất chấp kế hoạch của Trung Quốc, sự đe dọa đến vị thế của đồng USD không đáng lo ngại: “Dù rằng có một đồng tiền số được lưu hành trên thế giới, đồng USD được tin cậy, giá trị của dầu và nhiều loại hàng hóa quan trọng khác vẫn được tính bằng đồng USD”.

Với đồng tiền số mới, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC), sẽ có thể theo dấu được đồng tiền đang đi đâu. PBOC từng nói rằng họ có thể đưa ra hạn mức với từng giao dịch, hoặc thậm chí yêu cầu phải gặp nhau mới thanh toán được các khoản tiền lớn. Một số nhà phân tích đang phân vân liệu hoạt động thanh toán mới sẽ có liên quan đến hệ thống tín dụng công dân, nơi mà hành vi của công dân được tính toán để ưu tiên còn những hành vi sai trái sẽ khiến công dân xấu bị loại bỏ.

Và ngay cả nếu đồng tiền số thực sự được sử dụng trên khắp Trung Quốc, hiện chưa rõ đồng tiền đó liệu có được cho phép vận chuyển liên biên giới hay không. Hệ thống thanh toán quốc tế cũng sẽ cần đảm bảo phương thức thanh toán, ví dụ các giao dịch ngoại hối sẽ cần khoảng từ 1 ngày làm việc để hoàn tất.

Giám đốc điều hành Sino Global Capital, ông Matthew Graham, khẳng định rằng có thể một số nước khác sẽ chấp nhận hệ thống thanh toán của Trung Quốc và rồi quy mô sử dụng sẽ rộng rãi hơn. Đồng thời, Trung Quốc cũng sẽ vô cùng cẩn trọng với hoạt động kiểm soát vốn để ngăn kịch bản người dân chuyển lượng tiền lớn ra khỏi đất nước.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
58 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
11 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
26 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
18 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.