Đồng Việt Nam ổn định, dự trữ ngoại hối tăng đáng kể

06/04/2018 14:42
Tăng trưởng tín dụng tiếp tục hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế. Nhiều thay đổi về mặt thể chế được áp dụng nhằm tăng tốc quá trình cải cách lĩnh vực ngân hàng, bao gồm việc phê duyệt cơ chế thí điểm xử lý nợ xấu (Nghị quyết 42) và kế hoạch cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2016-2020.

“Việt Nam: Triển vọng tăng trưởng tốt, triển vọng ngắn hạn của nền kinh tế vẫn tích cực, trong đó GDP thực tế dự kiến tăng khoảng 6,6% trong năm 2018 và lạm phát tiếp tục được kiểm soát nhưng cần tiếp tục tăng cường lành mạnh tài chính và ổn định tài khóa”.

Đây là thông điệp của Báo cáo tư vấn thường niên 2017 của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) vừa công bố tại Singapore sáng ngày 6/4/2018.

Đồng Việt Nam ổn định, dự trữ ngoại hối tăng đáng kể - Ảnh 1.

Ảnh minh họa


Báo cáo tư vấn thường niên của AMRO được xây dựng dựa trên kết quả ban đầu của Đoàn tư vấn thường niên AMRO tới Việt Nam vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2017 và phân tích số liệu kinh tế cập nhật đến ngày 31/12/2017.

Báo cáo nhìn lại: Trong năm 2017, kinh tế Việt Nam hồi phục mạnh mẽ với triển vọng tích cực trong ngắn hạn nhờ tăng trưởng toàn cầu được cải thiện và cầu nội địa tăng. Trong năm 2017, GDP thực tế của Việt Nam tăng 6,8%, cao hơn so với mức 6,2% của năm 2016.

Năm 2017, tiêu dùng, đầu tư nội địa và xuất khẩu tăng mạnh chính là các động lực cho đà tăng trưởng của Việt Nam. Lạm phát ở mức 3,5% và vẫn nằm trong mục tiêu kiểm soát của Chính phủ là 4%.

Báo cáo nhận định “Triển vọng ngắn hạn của nền kinh tế vẫn tích cực, trong đó GDP thực tế dự kiến tăng khoảng 6,6% trong năm 2018 và lạm phát tiếp tục được kiểm soát”.

Vị thế trên thị trường quốc tế tiếp tục được củng cố nhờ xuất khẩu và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) tiếp tục đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu nói chung và dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam cũng có xu hướng tăng. Đồng Việt Nam (VND) ổn định trong khi dự trữ ngoại hối tăng đáng kể.

Báo cáo chỉ ra mặt tích cực là tăng trưởng tín dụng tiếp tục hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế. Đến tháng 11/2017, tăng trưởng tín dụng ngân hàng đạt khoảng 19,1% so với mục tiêu 18%. Đặc biệt, nhiều thay đổi về mặt thể chế được áp dụng nhằm tăng tốc quá trình cải cách lĩnh vực ngân hàng, bao gồm việc phê duyệt cơ chế thí điểm xử lý nợ xấu (Nghị quyết 42) và kế hoạch cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2016-2020.

Năm 2017, vị thế tài khóa tiếp tục được cải thiện nhờ các nỗ lực củng cố tài khóa. Thu ngân sách năm 2017 vượt kế hoạch nhờ vào tăng thu thuế và thu từ nhà, đất. Chi ngân sách giảm do chi thường xuyên giảm, trong khi chi đầu tư phát triển tăng. Do đó, thâm hụt tài khóa giảm từ mức 5,6% GDP năm 2016 xuống còn 3,5% trong năm 2017, phù hợp với mục tiêu của Chính phủ. Nhờ vào vị thế tài khóa được cải thiện, nợ công giảm xuống mức 61,4% GDP trong năm 2017.

Báo cáo cũng chỉ ra những rủi ro xuất phát từ cả các cú sốc bất lợi từ bên ngoài và những hạn chế nội tại của nền kinh tế. Vể rủi ro ngoại cảnh, báo cáo cho rằng bất ổn chính sách từ các nền kinh tế phát triển có thể gây ra biến động giá trị tài sản và chảy vốn ra nước ngoài ở các thị trường mới nổi và cận biên, trong đó có Việt Nam. Việc áp dụng các biện pháp bảo hộ tại Mỹ và các đối tác thương mại khác làm cầu thế giới giảm hơn so với mong đợi cũng có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho Việt Nam.

Về phía trong nước, báo cáo lưu ý, biến đổi khí hậu, thay đổi nhân khẩu học và một khu vực doanh nghiệp nhà nước còn kém hiệu quả cũng đặt ra những thách thức cho nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn.

Bên cạnh đó, nếu thúc đẩy tín dụng tăng trưởng cao hơn có thể làm suy yếu tiến trình củng cố hệ thống ngân hàng hiện vẫn còn yếu kém. Vì thế trong thời gian tới, Việt Nam cần chú trọng chính sách tăng cường ổn định tài chính và tài khóa bền vững, báo cáo khuyến nghị.

Theo báo cáo này, tăng trưởng tín dụng trên mức 18% trong 3 năm qua và tỷ lệ tín dụng so với GDP tăng lên mức trên 120% GDP - tương đối cao so với các nước trong khu vực. Vì thế, việc thúc đẩy hơn nữa tín dụng trong nước có thể dẫn đến các hoạt động cho vay dưới chuẩn và gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của hệ thống tài chính. Những nỗ lực gần đây nhằm xúc tiến quá trình giải quyết nợ xấu và tái cấp vốn cho các ngân hàng đã có những kết quả nhất định nhưng cần được thực hiện mạnh mẽ hơn nữa.

Kế hoạch củng cố tài khoá trung hạn cần tiếp tục được triển khai và hỗ trợ bởi các biện pháp tăng thu và ưu tiên chi thúc đẩy tăng trưởng và tăng cường hiệu quả chi. Các biện pháp chính sách nhằm giải quyết những thách thức trung và dài hạn cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và phối hợp thực hiện hiệu quả giữa các đơn vị có liên quan.

AMRO được thành lập nhằm góp phần đảm bảo ổn định kinh tế và tài chính của khu vực ASEAN+3, bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông), Nhật Bản và Hàn Quốc. Chức năng của AMRO là tiến hành giám sát kinh tế vĩ mô, hỗ trợ thực hiện Thỏa thuận Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM) và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên.

Báo cáo tư vấn thường niên được thực hiện theo chức năng giám sát kinh tế vĩ mô của AMRO. AMRO thực hiện giám sát, phân tích và báo cáo cho các nước thành viên về tình hình kinh tế vĩ mô và tính bền vững tài chính. Bên cạnh đó, AMRO cũng cảnh báo những rủi ro, bất ổn và hỗ trợ các nước thành viên nếu có yêu cầu, đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm giảm thiểu những rủi ro.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
10 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
11 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
12 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
12 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
12 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
1 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
2 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.