Đột phá đầu tư hạ tầng giao thông nhờ cơ chế mới

01/05/2018 08:19
Nghị quyết số 54 triển khai cho phép TP.HCM thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù về quản lý đất đai...

Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM đã giúp thành phố loại bỏ nhiều rào cản về thủ tục, được quyền quyết định nhiều vấn đề quan trọng nhất là hút vốn đầu tư… PV Báo Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM về những triển vọng của hạ tầng giao thông thành phố nhờ được hưởng cơ chế đặc thù trong những năm tới.

Rút ngắn thủ tục, thời gian đầu tư


Thưa ông, Nghị quyết 54 của Quốc hội cho phép TP.HCM thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến lĩnh vực giao thông. Theo ông, những cơ chế này sẽ tạo động lực bứt phá về đầu tư hạ tầng giao thông cho thành phố như thế nào? 

Nghị quyết số 54 triển khai cho phép TP.HCM thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù về quản lý đất đai, đầu tư, tài chính - ngân sách Nhà nước; Cơ chế ủy quyền giữa các cấp chính quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố quản lý. Theo đó, các cơ chế và chính sách đặc thù này tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.


Cụ thể, chủ động một số thủ tục trong quản lý đất đai như: Được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10ha trở lên, quy hoạch, thu hồi, sử dụng đất để thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng trên địa bàn thành phố. Về quản lý đầu tư được rút ngắn, chủ động trong quá trình chuẩn bị đầu tư các dự án nhóm A, do thành phố quyết định chủ trương đầu tư khi dự án sử dụng ngân sách thành phố.


Một số quy định quản lý tài chính - ngân sách Nhà nước cho phép thành phố chủ động trong việc quản lý, khai thác hạ tầng kết hợp tạo nguồn thu cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. TP.HCM được chủ động trong việc huy động nguồn lực tài chính thông qua một số khoản vay, trong khoản thu từ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước do UBND thành phố quản lý để đầu tư cho hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó có hạ tầng giao thông đô thị, giảm ngập nước.


Sự khác biệt khi áp dụng cơ chế đặc thù đối với việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông như thế nào? Cơ chế đặc thù sẽ loại bỏ những rào cản về thủ tục nào để công trình được đẩy nhanh tiến độ, thưa ông ?


Theo Luật Đầu tư công, việc quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm A thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Theo đó, UBND thành phố sẽ có báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đơn vị chủ trì) để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét về hồ sơ chủ trương dự án, báo cáo Quốc hội thông qua chủ trương thực hiện.


Nay, với cơ chế thí điểm, chính sách đặc thù đã được Quốc hội thông qua, giao quyền chủ động cho TP.HCM, HĐND thành phố đã được quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm A sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố theo Luật Đầu tư công. Nhờ đó, thủ tục và thời gian quản lý đầu tư được rút ngắn, tăng sự chủ động của thành phố trong quá trình chuẩn bị đầu tư các dự án nhóm A sử dụng ngân sách thành phố, trong đó có các dự án đầu tư giao thông.


Với những nội dung được phép thực hiện theo cơ chế đặc thù, trong năm 2018, ngành giao thông thành phố sẽ thực hiện những công trình nào? Hiệu quả bước đầu ra sao, thưa ông?


Trong năm 2018, thành phố đặt mục tiêu áp dụng các cơ chế thí điểm, chính sách đặc thù phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố. Sở GTVT tiếp tục thực hiện hoàn chỉnh các công trình trọng điểm ngành GTVT về giảm ùn tắc và TNGT trên địa bàn thành phố.


Dự án đường vành đai 3 - TP.HCM sẽ được nghiên cứu triển khai theo các cơ chế thí điểm, chính sách đặc thù của Nghị quyết số 54/2017/QH14. Sở đang xây dựng phương án triển khai đầu tư tuyến đường này bằng chuyển đổi vốn và hợp tác công - tư, dự kiến trình UBND thành phố báo cáo HĐND thành phố thông qua chủ trương thực hiện trong quý II/2018. Việc thực hiện thí điểm dự án đường vành đai 3 sẽ tạo tiền đề thuận lợi để thành phố tiếp tục áp dụng cho các công trình giao thông trọng điểm khác.

Đột phá đầu tư hạ tầng giao thông nhờ cơ chế mới - Ảnh 1.

Thời gian thực hiện các dự án giao thông của TP HCM sẽ rút ngắn hơn khi thành phố được áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù - Ảnh: Lê Quân

Tạo nguồn thu cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông


Nghị quyết 54 có đột phá thế nào trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông của thành phố?


Tại Khoản 11, Điều 5 quy định về quản lý tài chính - ngân sách Nhà nước của Nghị quyết có ghi: Đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, đã được phê duyệt thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương trên địa bàn, cho phép thành phố sử dụng ngân sách của thành phố; Các nguồn lực tài chính hợp pháp khác của thành phố, vay trong phạm vi quy định lên tới 90% số thu ngân sách thành phố hoặc huy động theo phương thức đối tác công - tư (PPP) để sớm hoàn thành dự án. Ngân sách Trung ương có trách nhiệm hoàn trả cho thành phố phần dự toán chi thuộc trách nhiệm của ngân sách Trung ương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không bao gồm phần lãi vay trong kế hoạch đầu tư công trung hạn hiện hành hoặc kế hoạch đầu tư công trung hạn tiếp theo.


Những quy định kể trên có tác động tích cực như thế nào đối với việc tự chủ động cung cấp nguồn vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông, cụ thể như tuyến metro số 1 và các công trình quan trọng khác?


Trong nhiều năm qua, công tác đầu tư hạ tầng giao thông luôn được lãnh đạo thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là việc thiếu hụt nguồn vốn giữa nhu cầu và thực tế. Các quy định nêu trên đã tạo điều kiện cho phép thành phố chủ động trong việc quản lý, khai thác hạ tầng kết hợp tạo nguồn thu cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông.


Thành phố được chủ động trong việc huy động nguồn lực tài chính thông qua một số khoản vay, trong khoản thu từ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước do UBND thành phố quản lý để đầu tư cho hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó có hạ tầng giao thông đô thị, giảm ngập nước. Ngoài ra, thành phố được chủ động trong việc sử dụng ngân sách, các nguồn lực tài chính khác hoặc huy động theo phương thức đối tác công - tư PPP để sớm đầu tư dự án.


Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2020. Trong khi nguồn vốn ngân sách Trung ương do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa kịp phân bổ cho dự án, UBND thành phố đã chủ động bố trí nguồn vốn ngân sách thành phố để kịp thời phân bổ cho dự án này nhằm giải quyết các khó khăn trước mắt, đảm bảo tiến độ thi công của dự án. Hiện, UBND thành phố đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm tiếp tục bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương cho dự án và hoàn trả cho thành phố phần kinh phí đã ứng trước.

Cảm ơn ông!

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
6 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
5 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
4 giờ trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
3 giờ trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
3 giờ trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Tin cùng chuyên mục

Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
16 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
17 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
17 giờ trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.
Chi 3 tỷ, người mua có thể sở hữu chiếc Range Rover kéo dài này: 11 năm tuổi nhưng tiện nghi tương đương Maybach GLS 480 giá hơn 8 tỷ
18 giờ trước
Chiếc Range Rover Autobiography LWB 2014 có mức giá rẻ hơn gần 3 lần nhưng lại sở hữu tiện nghi không kém cạnh những chiếc Maybach GLS đời mới.