Đột phá tăng năng suất sẽ là động lực tăng trưởng của Việt Nam

20/03/2019 21:16
Việt Nam cần tăng trưởng dựa vào tăng năng suất, cần phân bổ nguồn lực hiệu quả, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như đổi mới sáng tạo.

Sáng 20/3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045”.

Tới dự hội thảo có GS –TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Trung ương Đảng; Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; lãnh đạo một số Bộ, ngành cùng đông đảo các học giả, chuyên gia kinh tế.

Đột phá tăng năng suất sẽ là động lực tăng trưởng của Việt Nam - Ảnh 1.

PTT Vương Đình Huệ dự hội thảo Mô hình tăng trưởng kinh tế VN.

Trình bày báo cáo về mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2045, đại diện Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho biết, 2021 – 2030 là giai đoạn cực kì quan trọng, có tính quyết định đến việc Việt Nam có thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình hay không. Đây cũng là giai đoạn được xác định là “bứt phá” với tốc độ tăng trưởng GDP dự tính phải đạt 7,0 – 7,5%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 6,3% của giai đoạn 2011 – 2020. Trong giai đoạn này, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước thu nhập trung bình cao (4.859 USD/người/năm) vào năm 2030 và trở thành nước thu nhập cao (12.642 USD/người/năm) vào năm 2045.

TS Vũ Viết Ngoạn, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng khẳng định, động lực tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn tới chính là sự đột phá về tăng năng suất. Và đặc trưng của mô hình tăng trưởng giai đoạn 2021 – 2030 sẽ là: chuyển dần từ thâm dụng lao động sang thâm dụng vốn và tri thức; chuyển dần từ lượng sang chất; thúc đẩy công nghệ, sáng tạo, tinh thần doanh nhân chiếm vị trí trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng.

Còn giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - ông Ousmane Dione, cho rằng hành trình để Việt Nam trở thành nền kinh tế có thu nhập cao bây giờ mới bắt đầu. Những thành tựu mà Việt Nam đạt được từ hơn 30 năm qua không đảm bảo sẽ thành công trong tương lai. Chính vì vậy, Việt Nam cần thay đổi và đổi mới mô hình tăng trưởng để trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động như hiện nay, Việt Nam cần một nền kinh tế hoạt động ổn định và hiệu quả trong 25 năm tới mới có thể đạt được mục tiêu.

“Để thành công trong tương lai, tôi cho rằng Việt Nam cần chuyển sang tăng trưởng dựa vào tăng năng suất, đây chính là thách thức mà Việt Nam cần phải giải quyết, trong đó cần phân bổ nguồn lực hiệu quả, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như đổi mới sáng tạo. Cần có một quá trình đổi mới hiệu quả với lộ trình phù hợp trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau. Bên cạnh đó, điều quan trọng là môi trường kinh doanh thuận lợi giúp các doanh nghiệp có điều kiện tối ưu để đổi mới sáng tạo” - ông Ousmane Dione nói.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước các cơ hội và thách thức lớn của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Kinh tế Việt Nam cũng trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thông qua việc ký kết một loạt Hiệp định thương mại tự do mới, đã và đang lan tỏa đến từng ngóc ngách thuộc tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội.

Theo Phó Thủ tướng, để thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng, thì giai đoạn 2021 -2030 tầm nhìn đến 2045 cần chú trọng chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Tăng trưởng kinh tế lấy hiệu quả thước đo là năng suất lao động chất lượng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, dựa vào gia tăng số lượng các yếu tố đầu vào của sản xuất, sang nâng cao năng suất chất lượng lao động và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình đổi mới sáng tạo.

“Chúng ta không nói đến mô hình tăng trưởng nói chung mà là chuyển đổi, đổi mới mô hình tăng trưởng và phác thảo ra mô hình phát triển mà chúng ta mong muốn. Mô hình tăng trưởng đó không phải tự nhiên mà có được thể hiện trong quan điểm của Đảng là với các phương cách các quan điểm lớn để đạt được mô hình tăng trưởng đó. Vì vậy, nói đến mô hình tăng trưởng thì gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, hai thành tố này gắn rất chặt với nhau và tái cơ cấu cùng phát triển dần đến Đại hội XII và Hội nghị Trung ương 4”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Tại hội thảo, các diễn giả là các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, để hiện thực hóa mô hình tăng trưởng mới, hai điều kiện quan trọng mà Việt Nam cần hướng tới là xây dựng chiến lược công nghệ với các tiếp cận hiện đại và xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ thúc đẩy đổi mới sáng tạo.


Tin mới

Giá vàng giảm mạnh, cửa hàng nhanh chóng nới 'quota' bán
4 giờ trước
Sáng 19/4, ngay khi giá vàng liên tục giảm mạnh, các cửa hàng ở Hà Nội đã tăng lượng bán cho người mua, nhiều hơn hẳn những ngày trước đó.
Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
3 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Samsung khởi động sân chơi sáng tạo nội dung số tôn vinh du lịch Việt Nam, giải thưởng lên đến 300 triệu đồng
3 giờ trước
Cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI Hiểu Tiếng Việt, Tôn Vinh Du Lịch Việt” sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 18/5 dành cho mọi công dân Việt Nam.
3 tiếng, giá vàng 'bốc hơi' 5 triệu đồng/lượng
2 giờ trước
Giá vàng trong nước chưa ngừng sụt giảm mạnh, giá vàng miếng không chỉ mất kỷ lục 120 triệu đồng mà hiện chỉ còn 115 triệu đồng/lượng.
Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
2 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
12 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
13 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
14 giờ trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.
Chi 3 tỷ, người mua có thể sở hữu chiếc Range Rover kéo dài này: 11 năm tuổi nhưng tiện nghi tương đương Maybach GLS 480 giá hơn 8 tỷ
15 giờ trước
Chiếc Range Rover Autobiography LWB 2014 có mức giá rẻ hơn gần 3 lần nhưng lại sở hữu tiện nghi không kém cạnh những chiếc Maybach GLS đời mới.