Dự án điện tỷ đô "đắp chiếu" 1 năm vì không vay được vốn: Bên cho vay hỏi "Nếu EVN không mua điện tiền đâu trả nợ?"

18/09/2020 16:46
Các tổ chức tài chính quốc tế rất băn khoăn về năng lực tài chính và khả năng thanh toán của EVN khi quyết định cho nhà đầu tư vay vốn làm dự án điện: "Nếu cho vay xây nhà máy phát điện, nếu EVN không huy động, các ông lấy tiền đầu trả nợ cho ngân hàng? Nếu EVN mất khả năng thanh toán thì hợp đồng mua bán điện và khoản vay được giải quyết ra sao?".

Tại Hội thảo khoa học về "Cơ chế, chính sách phát triển nguồn điện theo hình thức IPP tại Việt Nam – Những vấn đề đối với các nhà đầu tư", rất nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam đều thống nhất rằng, bên cạnh những vấn đề cố hữu như giải phóng mặt bằng, cơ chế chính sách, vấn đề lớn nhất họ đang gặp phải là việc khó thu xếp vốn.

Dự án điện độc lập: Bảo lãnh hay không bảo lãnh?

Hiện nay, nguồn vốn của các ngân hàng trong nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu quá lớn của phát triển năng lượng, nên các nhà đầu tư phải thu xếp vốn từ các bên cho vay nước ngoài. Các bên cho vay đều ngại rủi ro từ các dự án điện. Nguyên nhân sâu xa là các nhà đầu tư không kí kết được hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Việc không thu xếp được nguồn vốn khiến cho các dự án điện phần lớn đều bị chậm tiến độ. Ông Ngô Quốc Hội, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Nhiệt điện An Khánh cho biết dự án An Khánh – Bắc Giang có quy mô vốn trên 1 tỷ USD. Nguồn vốn tự có thường không vướng mắc vì ngay từ đầu nhà đầu tư đã phải ký cam kết về tính khả thi. Chỉ có nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng là khó. 

Các tổ chức tài chính quốc tế rất băn khoăn về năng lực tài chính và khả năng thanh toán của EVN khi quyết định cho nhà đầu tư vay vốn làm dự án điện: "Nếu cho vay xây nhà máy phát điện, nếu EVN không huy động, các ông lấy tiền đầu trả nợ cho ngân hàng? Nếu EVN mất khả năng thanh toán thì hợp đồng mua bán điện và khoản vay được giải quyết ra sao?".

Thứ trưởng Công thương Hoàng Quốc Vượng nói: "Anh Hội bày tỏ nỗi niềm đã đầu tư 3.000-4.000 tỷ đồng cho dự án này (Nhiệt điện An Khánh – Bắc Giang) nhưng dự án đã dừng khoảng 1 năm nay, đơn giản là hợp đồng mua bán điện chưa được ký kết. Và khi chưa được ký kết thì ngân hàng không thể cho vay để nhà đầu tư tiếp tục dự án. Việc này đã báo cáo lên Thủ tướng và Thủ tướng cũng đang xem xét để gỡ cho nhà đầu tư".

Dự án điện tỷ đô đắp chiếu 1 năm vì không vay được vốn: Bên cho vay hỏi Nếu EVN không mua điện tiền đâu trả nợ? - Ảnh 1.

Thứ trưởng Công thương Hoàng Quốc Vượng. Ảnh: H.L

Các nhà đầu tư đều bày tỏ mong muốn chung là có cơ chế chia sẻ rủi ro hài hòa giữa các bên. Vì nếu không được bao tiêu đầu ra thì rất khó để có thể thu xếp vốn, đảm báo tiến độ dự án.

Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN Dương Quang Thành trả lời cho những vấn đề này như sau: "Theo Quyết định 63 của Thủ tướng, đến năm 2022, chúng ta có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (năm 2021 thí điểm). Khi đó, tất cả các nhà đầu tư tham gia thị trường đều có người mua là khách hàng mua điện".

Theo ông Thành, hiện nay, Bộ Công thương cũng đang thí điểm mô hình cho phép chủ đầu tư các dự án năng lượng mặt trời có thể bán điện trực tiếp đến khách hàng mua điện. Mô hình này sẽ tạo ra hành lang pháp lý để các chủ đầu tư IPP, điện mặt trời, sau này là điện gió và nhiều loại điện khác có thể bán điện trực tiếp đến các hộ tiêu thụ. Để làm được điều này thì phải có cơ chế, chính sách của Bộ Công thương, Chính phủ…

Giải đáp khúc mắc cho nhà đầu tư về hợp đồng mua bán điện (PPA), Chủ tịch EVN cho biết, Bộ Công thương đã có hướng dẫn trực tiếp với một số chủ đầu tư. Nếu dự án IPP tham gia thị trường điện thì PPA theo Thông tư 56. Còn lại, những gì vượt quá Thông tư 56 thì sẽ thực hiện theo cơ chế chính sách riêng do Bộ Công thương và Chính phủ đưa ra làm cơ sở đàm phán giữa chủ đầu tư và EVN.

Dự án điện tỷ đô đắp chiếu 1 năm vì không vay được vốn: Bên cho vay hỏi Nếu EVN không mua điện tiền đâu trả nợ? - Ảnh 2.

Chủ tịch HĐTV EVN Dương Quang Thành. Ảnh: H.L

Quyết định 8266 về thị trường bán buôn điện cạnh tranh, cũng đã nói rất rõ vấn đề khuyến khích các nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư BOT tham gia chào giá trên thị trường điện cạnh tranh. Tuy nhiên, khi EVN có công văn hỏi, không có nhà đầu tư BOT nào tham gia chào giá. Các nhà đầu tư cần có cơ chế bảo lãnh của Chính phủ.

Trước đây, với số lượng nhỏ nhà đầu tư thì có thể bảo lãnh được. Nhưng với số lượng lớn nhà đầu tư thì việc bảo lãnh về hợp đồng PPA, chuyển đổi ngoại tệ, nhiên liệu… liệu Chính phủ và Bộ Công thương có thể đứng ra bảo lãnh được không? Đó là vấn đề phải xem xét trong thời gian tới.

Ông Thành lấy ví dụ, hơn 100 nhà máy điện mặt trời vừa rồi đều không thuộc EVN, không hề có bảo lãnh của Bộ Công thương nhưng họ vẫn tham gia. Mấu chốt là giá điện. Giá điện 9,35 cent rất hấp dẫn cho nhà đầu tư bên ngoài đầu tư vào.

"Với giá điện này thì thậm chí EVN cũng không cạnh tranh nổi với nhà đầu tư bên ngoài" – Chủ tịch EVN nói. "Tôi cho rằng phải có chính sách giá điện cho phù hợp. Chính sách phải đồng bộ, cả đầu vào và đầu ra, như vậy mới thu hút được các nhà đầu tư kể cả khi Chính phủ không đưa ra hỗ trợ nào dù là hỗ trợ đất đai hay vay vốn".

Rủi ro cao, giá điện cao 

Ông Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Kế hoạch Đầu tư, hiện đang là Cố vấn Phát triển kinh tế đầu tư tỉnh Bạc Liêu cho hay: "Tỉnh Bạc Liêu vinh dự có dự án quan trọng mang tính động lực cho phát triển kinh tế địa phương trong giai đoạn tới là Điện khí Bạc Liêu 3.200MW. Về góc độ của tỉnh, chúng tôi cho rằng nếu như cơ chế chính sách về hợp đồng mẫu PPA chưa được ra sớm hoặc ít nhất quan điểm chủ trương về hợp đồng mua bán điện cho các nhà máy điện không được làm rõ, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Không chỉ riêng dự án này, tất cả các dự án đầu tư điện đều trông chờ vào PPA".

Ông Đông chỉ ra, chúng ta có sự thống nhất cao về con số 120-150 tỷ USD đầu tư cho năng lượng trong thời gian tới. Kể cả nhà đầu tư trong nước cuối cùng cũng phải quay sang thu hút đầu tư quốc tế vì vốn của hệ thống ngân hàng trong nước không thể đổ hết vào ngành năng lượng.

Rõ ràng, chúng ta phải huy động vốn quốc tế. Các tổ chức cho vay quốc tế đưa ra những yêu cầu khách quan, không phải của riêng dự án nào mà là đòi hỏi khách quan của các định chế tài chính thế giới.

"Rủi ro cao, chi phí vốn cao, giá thành công trình cao, cuối cùng là giá điện cao" – ông Đông nhấn mạnh. Ngược lại, nếu Nhà nước hỗ trợ để giảm rủi ro đó, nằm ngoài khả năng nhà đầu tư, thì đó là điều cần xem xét.

Nguyên Thứ trưởng nói về việc đầu tư cho năng lượng tái tạo: "Họ "ào" vào vì hiệu quả quá cao. Tôi được biết, có những dự án chỉ 3-4 năm là hoàn vốn. Tuổi đời dự án tới 20 năm. Như vậy rủi ro giảm hết đi. Có nghĩa là giá cao, xong ngay! Đó có phải điều chúng ta mong muốn không?".

Dự án điện tỷ đô đắp chiếu 1 năm vì không vay được vốn: Bên cho vay hỏi Nếu EVN không mua điện tiền đâu trả nợ? - Ảnh 3.

Nguyên Thứ trưởng Kế Hoạch Đầu tư Đặng Huy Đông. Ảnh: H.L

Ông Đông lập luận: một thị trường có điều tiết thì rủi ro được đánh giá là thấp. Rủi ro thấp thì chi phí vốn thấp, từ đó giá thành điện thấp. Còn nếu lý tưởng hóa thị trường, thì giá sẽ tự động đẩy lên. Câu chuyện năng lượng tái tạo vừa rồi đã thể hiện rất rõ điều đó.

"Vai trò của nhà nước là giữ được giá điện thấp cho xã hội, bằng các chính sách, nếu phải làm, thì phải làm" – nguyên Thứ trưởng khẳng định – "Tôi lấy ví dụ thị trường tự do như ở Úc, chỉ có hơn 30 triệu dân, than dồi dào, có cả dầu, cả khí, nhưng giá điện cực cao. Đó là cái giá phải trả của thả nổi!".

Ông Đặng Huy Đông mong muốn Việt Nam cần phải cân nhắc rất nghiêm túc việc "Thả nổi đến mức nào?". Ông đồng ý rằng, những cam kết quá nặng nề về BOT có thể giảm thiểu, nhưng nếu Chính phủ không có cam kết để giảm thiểu rủi ro thì sợ rằng dòng tiền thế giới sẽ không vào, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng.

Một bấp cập nữa là hiện tại chúng ta đang giới hạn lựa chọn các nhà đầu tư có tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) không quá 12%. Ông Đông cho rằng, giá cuối cùng mới là quan trọng. IRR phụ thuộc vào công nghệ. Giới hạn như vậy thì công nghệ đắt hơn, không khuyến khích được đổi mới sáng tạo, đổi mới, dùng nhiều lao động và nhiên liệu hơn thì giá thành cao hơn, IRR vẫn 12%.

"Hết sức cẩn thận với những chính sách tưởng rằng rất hay" – ông Đông cảnh báo – "Nhà đầu tư có IRR 12% giá có thể lên đến 9 Cent, ông IRR 15% có khi giá chỉ 8 Cent. Vậy phải chọn 8 Cent là giá cuối cùng chứ?".

Tin mới

Giá cà phê tiếp đà lên đỉnh 27 năm
2 giờ trước
Giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng tăng mạnh phản ánh những lo ngại sâu sắc về nguồn cung trong tương lai.
3 triệu người đặt mua "siêu phẩm" điện thoại mới của Huawei: Không Android, chip vô danh - Vẫn cháy hàng
43 phút trước
Mate 70 là mẫu điện thoại sở hữu con chip bí mật, không chạy hệ điều hành Android nhưng vẫn được hàng triệu người quan tâm.
Black Friday ở TP.HCM: Hạ giá tới 80% nhưng khách hàng vẫn dè dặt xuống tiền
20 phút trước
Những ngày trước dịp Black Friday, nhiều cửa hàng tại TP.HCM đã rầm rộ quảng cáo khuyến mại sớm với những chương trình ưu đãi giảm giá từ 50% - 80% nhưng lượng khách mua không nhiều.
Thị trường ngày 28/11: Dầu biến động, vàng tăng, cà phê cao nhất nửa thế kỷ
26 phút trước
Chốt phiên giao dịch ngày 27/11/2024, giá dầu Brent tăng trong khi WTI giảm sau khi tồn kho xăng tăng bất ngờ tại Mỹ. Giá vàng bật tăng sau dữ liệu lạm phát Mỹ, đồng đô la yếu.
Honda Wave 125i 2025 ra mắt: Thêm màu mới đẹp như SH, 'ăn' 1,4L/100km
27 phút trước
Mẫu xe máy số Honda Wave 125i đời năm 2025 vừa được ra mắt, bổ sung thêm màu sắc mới.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.852.963 VNĐ / thùng

72.91 USD / bbl

0.12 %

+ 0.08

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.749.431 VNĐ / thùng

68.84 USD / bbl

0.17 %

+ 0.12

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.201.149 VNĐ / m3

3.20 USD / mmbtu

0.23 %

- 0.01

Than đá

COAL

3.575.609 VNĐ / tấn

140.70 USD / mt

0.21 %

- 0.30

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Không phải Trung Quốc, đây chính là 'thủ phạm’ khiến dầu thô của Nga 'ế ẩm' nặng, xuất khẩu giảm 500.000 thùng mỗi ngày
42 phút trước
Xuất khẩu dầu Nga hiện sụt giảm nghiêm trọng bởi các lô hàng tới vị cứu tinh quan trọng này.
Thị trường xe điện Việt Nam tăng trưởng nóng - có thể đạt quy mô 5-7 tỉ USD sau 5 năm
5 giờ trước
Thị trường xe điện Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Ông Trump theo đuổi mục tiêu "3-3-3" ưu tiên khoan nhiều dầu, OPEC+ "toát mồ hôi" sợ đánh mất thị phần vào tay Mỹ?
6 giờ trước
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump.
Giá xăng dầu hôm nay 27/11: Dầu thô thế giới tiếp tục đỏ sàn sau cú trượt dốc không phanh
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 27/11: Thị trường dầu thô thế giới tiếp tục chứng kiến đà suy giảm của giá các loại dầu thô chiến lược. Sau cú lao dốc không phanh ngày 26/11, giá dầu thô các loại giảm nhẹ phiên thứ 2 liên tiếp.