Dự án ban đầu được phê duyệt với số vốn là 2.078 tỷ đồng nhưng đã “đội” lên tới 9.720 tỷ đồng, tăng 7.642 tỷ đồng.
Đáng nói, dự án không thuộc nhóm dự án được áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 Luật Đấu thầu và Điều 41 Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 của Chính phủ.
Dự án Nạo vét sông Đáy từ cầu Gián Khẩu đến cửa đáy để thoát lũ cho sông Hoàng Long do Tập đoàn Xuân Thành thực hiện bằng vốn ngân sách đội vốn từ 2.078 tỷ đồng lên 9.720 tỷ đồng.
Dự án Nạo vét sông Đáy từ cầu Gián Khẩu đến cửa đáy để thoát lũ cho sông Hoàng Long được phê duyệt năm 2010 với số vốn từ ngân sách nhà nước là 2.078 tỷ đồng.
Dự án do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư. Thời gian triển khai từ năm 2010 đến năm 2015.
Dự án này được UBND tỉnh Ninh Bình chỉ định thầu cho Tập đoàn Xuân Thành Ninh Bình thực hiện.
Tuy nhiên, kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về công tác quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn vay, vốn tài trợ của nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 – 2011 cho thấy dự án còn nhiều sai sót.
Theo kết luận, dự án Nạo vét sông Đáy từ cầu Gián Khẩu đến cửa đáy để thoát lũ cho sông Hoàng Long được chỉ định không qua đấu thầu dù không thuộc nhóm dự án được áp dụng hình thức chỉ định thầu.
Dự án đội vốn “khủng” này được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt khi chưa có báo cáo kết quả thẩm định.
Kết luận Thanh tra cũng cho thấy, dự án Nạo vét sông Đáy từ cầu Gián Khẩu đến cửa đáy để thoát lũ cho sông Hoàng Long phê duyệt kết quả chỉ định thầu mà không có kế hoạch đấu thầu được duyệt.
Tương tự, việc phê duyệt kết quả chỉ định thầu chưa có kế hoạch đấu thầu được cấp thẩm quyền phê duyệt tại dự án còn xảy ra đối với gói thầu tư vấn, gói thầu bảo hiểm công trình.
Kết quả là, chỉ sau 2 năm thực hiện, dự án Nạo vét sông Đáy từ cầu Gián Khẩu đến cửa đáy để thoát lũ cho sông Hoàng Long đã đội vốn từ hơn 2.000 tỷ đồng lên 9.720 tỷ đồng. Với tổng chiều dài 77 km, tính trung bình, để nạo vét 1km sông Đáy, ngân sách nhà nước tốn khoảng 126 tỷ đồng.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, con số này là rất lớn nếu so với chủ trương xã hội hoá cho các doanh nghiệp nạo vét tận thu cát sỏi mà Cục Đường thuỷ nội địa, Bộ giao thông vận tải đang thực hiện tại nhiều địa phương.
Vết đen" trong quản lý đầu tư xây dựng tại Ninh Bình
Thanh tra 10 dự án có tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng và 4 dự án về xây dựng, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, các cơ quan chức năng của Ninh Bình đã bỏ qua nhiều qui định pháp luật.
Cụ thể, 8/10 dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn vay và vốn tài trợ nước ngoài không có báo cáo kết quả thẩm định.
Các dự án nâng cấp đê hữu sông Hoàng Long và sông Đáy đoạn từ Bái Đính đi Kim Sơn, dự án xây dựng nâng cấp đường tỉnh ĐT 477B và cầu Trường Yên giai đoạn I là dự án nhóm B, sau điều chỉnh lên nhóm A nhưng không xin ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở và thẩm định của bộ, ngành chuyên môn theo qui định.
Việc lập, thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình tại 3 dự án còn tính chi phí quản lý bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. Điều này trái với qui định của Bộ Xây dựng.
Công tác nghiệm thu, thanh toán đối với gói thầu xây lắp thuộc dự án nâng cấp cải tạo quốc lộ 10 đoạn Ninh Phúc - cầu Điền Hộ cũng không đúng qui định của Bộ Tài chính.
Dự án được điều chỉnh bổ sung trên 686 tỷ đồng, Sở Giao thông Vận tải Ninh Bình cho nhà thầu xây lắp tạm ứng 109 tỷ đồng nhưng không có bổ sung bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Đáng nói hầu hết dự án đều bị đội vốn từ vài trăm tỷ đồng đến cả ngàn tỷ đồng.
Đây cũng là thời điểm Tập đoàn Xuân Thành đã trúng thầu nhiều dự án tại tỉnh Ninh Bình với số tiền lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
“,