Dự án FDI đang ngày càng “còi cọc"?

22/04/2018 16:39
Tăng trưởng GDP quý I đạt kết quả rất tích cực nhờ động lực tăng trưởng chính là khu vực FDI, tuy nhiên thu hút FDI trong những tháng đầu năm 2018 lại thấp hơn so với năm 2017. Đã có những băn khoăn đặt ra xung quanh kết quả này, khi mà số lượng dự án thu hút mới không hề nhỏ nhưng số vốn bình quân tính trên một dự án lại đang có chiều hướng đi xuống.

Quy mô dự án giảm dần

Về kết quả thu hút đầu tư nước ngoài trong quý I/2018, theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 3 tháng đầu năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 5,8 tỷ USD, con số này giảm 25% so với cùng kỳ năm 2017. Điều đáng nói, trong 3 tháng qua Việt Nam chưa thu hút được dự án tỷ đô nào. Đứng đầu danh sách dự án lớn được cấp phép trong quý I lại là hai dự án điều chỉnh tăng vốn, trong đó Dự án Nhà máy LG Innitek Hải Phòng điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 501 triệu USD; Dự án Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam tại Hải Phòng điều chỉnh tăng vốn thêm 260 triệu USD. 

Ba dự án còn lại trong danh sách 5 dự án FDI lớn của năm 2018: Dự án Nhà máy điện gió Hanbaram tổng vốn đầu tư 150 triệu USD do Singapore đầu tư tại Ninh Thuận với mục tiêu sản xuất điện từ năng lượng tái tạo là dự án thu hút mới, hai dự án còn lại cũng là dự án điều chỉnh tăng vốn. Đó là Dự án Công ty TNHH Kefico Việt Nam, tại Hải Dương điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 120 triệu USD và Dự án Công ty TNHH Vina Cell Technology tại Bắc Giang điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 100 triệu USD. Xu thế giảm của quý I/2018, khác so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2017, Việt Nam thu hút được 7,71 tỷ USD, tăng 77,6% so với cùng kỳ năm 2016. Đóng góp đáng kể vào thành tích này là Dự án SamSung Display Việt Nam điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỷ USD tại Bắc Ninh.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, 3 tháng đầu năm 2018 cả nước có 618 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 2,12 tỷ USD, bằng 72,7% so với cùng kỳ năm 2017. Liên quan đến con số thu hút FDI và dấu ấn của FDI trong tăng tưởng kinh tế quý I, GS Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu ra một thực tế là kết quả tổng kết GDP do Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch Đầu tư công bố không nhắc đến số vốn đăng ký tính theo từng dự án. Sở dĩ đề cập đến vấn đề này, theo GS Nguyễn Mại, nếu như năm 2014 số vốn bình quân trên một dự án FDI đăng ký là 10,43 triệu USD, thì đến năm 2018 con số này chỉ còn 3,5 triệu USD/dự án. Như vậy, quy mô vốn bình quân đăng ký của một dự án đầu tư nước ngoài càng ngày càng nhỏ đi, và năm 2018 chỉ bằng 30% của năm 2014, trong đó rất nhiều dự án có quy mô 1-2 triệu USD, mà với quy mô vốn này theo GS Nguyễn Mại, DN tư nhân trong nước hoàn toàn có thể làm được.

Đồng tình với nhận định của GS Nguyễn Mại, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN Đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, phải chăng có điều này là do mình chưa tận dụng được những DN, những nhà đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam để nâng cao công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tính lan tỏa. Ông cũng cho rằng, với những dự án nhỏ thì nên để cho DN Việt Nam làm vì thực tế là DN Việt có thể làm tốt, đây là điều cần chú ý trong thời gian tới. Ông Toàn cũng nhấn mạnh, trong 3 tháng đầu năm, điểm đáng chú ý là số dự án thu hút được nhiều hơn nhưng vốn bình quân lại thấp, song hiện nay mới chỉ qua một quý nên cũng chưa đánh giá được gì nhiều. Trong quý I chưa có những dự án lớn vì thế thu hút FDI nhìn chung thấp hơn năm 2017, nhưng chỉ cần một vài dự án “tỷ đô” thì sẽ thúc đẩy thu hút FDI tăng rất nhanh.

Không xúc tiến đầu tư kiểu đại trà

Trước lo ngại dự án nhỏ có thể không đảm bảo về công nghệ, môi trường, ông Nguyễn Văn Toàn cho rằng vấn đề này phải nghiên cứu cụ thể trên từng dự án, vì có những dự án của Nhật Bản đầu tư trồng rau tại Đà Lạt có quy mô rất nhỏ nhưng công nghệ tốt. Lý giải một phần nguyên nhân có nhiều dự án FDI nhỏ vào Việt Nam, lấy dẫn chứng từ các nhà đầu tư Hàn Quốc, ông Nguyễn Văn Toàn cho biết, Samsung hiện là nhà đầu tư lớn nhất, nhưng nếu chia trung bình vốn đầu tư trên từng dự án thì cũng tương đối thấp, vì DN Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam trên phổ rộng, trải trên nhiều lĩnh vực và theo “mô hình đàn sếu” gồm DN lớn dẫn theo các DN nhỏ.

Bên cạnh những băn khoăn liên quan đến vốn đăng ký thấp thì thu hút FDI quý I cũng có tín hiệu tích cực. Theo ông Nguyễn Văn Toàn, một tín hiệu tích cực từ khu vực FDI chính là giải ngân vốn FDI tăng. Uớc tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 3,88 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2017. Điều này cho thấy môi trường đầu tư đã được cải thiện tốt hơn và nguồn vốn FDI đẩy vào sản xuất kinh doanh càng nhiều sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng.

Để cải thiện thu hút FDI, GS Nguyễn Mại cho rằng, chúng ta phải thay đổi tư duy trong thu hút đầu tư nước ngoài. “Đề nghị cần thay đổi cơ bản về định hướng đầu tư nước ngoài, không thể tiếp tục đầu tư theo kiểu “ông vào, tôi xem xét ông có gì và chấp nhận” mà phải thu hút đầu tư theo kiểu “chủ động tìm đến nhà đầu tư đối với những dự án mà Việt Nam chưa làm được, cần FDI vào làm”, nghĩa là phải “xúc tiến đầu tư có mục tiêu chứ không phải xúc tiến đầu tư theo kiểu đại trà”. 

Bên cạnh đó, cần thay đổi chính  sách thu hút đầu tư, không phải chỉ là ưu đãi về thuế là chủ yếu như hiện nay mà chỉ cho ưu đãi về thuế khi DN đã hoàn thành tiềm năng về đầu tư, nghĩa là gắn với hiệu quả đầu tư. “Chúng ta cần nâng cao chất lượng đầu tư FDI, gắn kết FDI và DN tư nhân để tham gia nhiều hơn, hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, nếu làm được thì tăng trưởng rất nhanh. Mô hình điển hình là Samsung hiện có 225 nhà cung ứng trong đó có 25 nhà cung ứng cấp 1 và đến 2020 phấn đấu có 54 nhà cung ứng cấp 1. Chúng ta cũng phải yêu cầu các nhà đầu tư khác theo mô hình này”, GS Nguyễn Mại nói.

Đánh giá về thu hút FDI trong thời gian tới, nhiều ý kiến cho rằng, Hiệp định CPTPP đã ký và khả năng sẽ đem lại nhiều tín hiệu tốt giúp thu hút được luồng vốn đầu tư có chất lượng hơn. Trong 11 quốc gia tham gia CPTPP có 3 nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Singapore, Malaysia. Hiện nay Thái Lan cũng đang “đánh tiếng” muốn gia nhập tổ chức này và Mỹ cũng có khả năng quay lại nhưng nếu quay lại họ cũng sẽ có những điều kiện của họ vì Mỹ chiếm tới 60% GDP trong toàn khối. Nếu Mỹ quay lại thì Việt Nam rất có lợi vì thị trường XK dệt may vào Mỹ của Việt Nam rất lớn, đặc biệt là khi các dòng thuế giảm theo cam kết. Các chuyên gia cũng khuyến cáo năm 2018 cũng như thời gian tới Việt Nam cần có sự chọn lọc tốt hơn trong thu hút FDI khi đã có CPTPP.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
15 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
4 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
5 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.910.633 VNĐ / thùng

75.17 USD / bbl

1.27 %

+ 0.94

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.797.017 VNĐ / thùng

70.70 USD / bbl

1.33 %

+ 0.93

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.154.982 VNĐ / m3

3.13 USD / mmbtu

6.29 %

- 0.21

Than đá

COAL

3.596.576 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
9 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
10 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu hoàn toàn, Bộ Công Thương nói gì?
1 ngày trước
Nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa
Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
1 ngày trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.