Dự án nhà ở cho công nhân ở TP. Thủ Đức 25 năm chưa xong giải phóng mặt bằng

24/07/2024 10:00
Dự án nhà ở cho cán bộ - công nhân viên và người lao động ở TP. Thủ Đức, TP.HCM "đắp chiếu" suốt 25 năm chưa thể giải phóng mặt bằng hoàn toàn vì vướng nhiều trở ngại. Chủ đầu tư đã gửi đơn kêu cứu khắp nơi, nhưng đến nay dự án vẫn bế tắc.

Đất dự án nhà ở cho công nhân ở TP. Thủ Đức bị lấn chiếm vô tội vạ

Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định giao đất (3ha) cho Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Trường Thịnh (thuộc Liên đoàn lao động TP.HCM)  làm chủ đầu tư dự án khu nhà ở cán bộ, công nhân viên và người lao động, tại phường Bình An, quận 2, TP.HCM (nay là TP. Thủ Đức, TP.HCM) (gọi tắt là dự án nhà ở cho công nhân ở TP. Thủ Đức).

Năm 2002, Công ty Trường Thịnh và Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh nhà Tân Việt An ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, cùng góp vốn thực hiện dự án nhà ở cho công nhân ở TP. Thủ Đức. Từ năm 2003, Công ty Trường Thịnh và Công ty Tân Việt An đã tiến hành đền bù đất đai, hoa màu và vật kiến trúc với các hộ dân có đất nằm trong vùng quy hoạch dự án.

Chủ đầu tư đã chi phí hàng chục tỷ đồng để bồi thường đất đai cho hơn 50 hộ dân. Việc bồi thường dựa trên phương án giải phóng mặt bằng đã được UBND TP.HCM phê duyệt vào năm 2004. Thế nhưng, ghi nhận của PV Dân Việt cho thấy sau hơn 20 năm, hiện trạng khu đất dự án nhà ở cho công nhân ở TP. Thủ Đức vẫn trong tình trạng… loang lỗ "da beo", chưa thể giải phóng mặt bằng xong.

Ông Nguyễn Đoàn Hồng Sơn, Trưởng ban quản lý dự án, đại diện Công ty Trường Thịnh, cho biết: "Một số hộ dân đã nhận tiền đền bù và đã giao đất cho dự án. Tuy nhiên sau vài năm, họ lại trở về, lấn chiếm đất dự án và tự tiện xây cất nhà trái phép tại dự án. 

Điều này, khiến cho dự án nhà ở cho công nhân ở TP. Thủ Đức trong tình trạng tranh chấp, không thể nào tiếp tục triển khai xây dựng hạ tầng như: đường sá, hệ thống cấp - thoát nước…".

Ghi nhận hiện trạng dự án thời điểm hiện nay cho thấy có rất nhiều diện tích đất, thuộc khu vực quy hoạch dự án đã và đang bị nhiều hộ dân lấn chiếm như: Hộ ông V.V.N chiếm khoảng 800m2 (năm 2016). Năm 2018, ông N. thuê người vô xây dựng công trình 137m2. Tiếp tục, những người này cho các đối tượng khác vào thuê và lấn chiếm thêm gần 2.000m2 đất thuộc dự án.

Ngoài ra, còn xuất hiện hàng loạt hộ dân khác như: các hộ dân thuộc gia đình ông N.V.H lấn chiếm 300m2; hộ ông H.T.T lấn chiếm 2.000m2… "Toàn bộ các trường hợp lấn chiếm đất, xây dựng trái phép tại dự án; chúng tôi đã báo cáo kịp thời tới chính quyền địa phương. Chính quyền cũng lập biên bản, ra quyết định xử phạt hành chính, cưỡng chế… Tuy nhiên, các quyết định trên chỉ trên giấy, mà chưa có động thái nào cưỡng chế trên thực địa" - ông Sơn nói.

Hiện tại, chủ đầu tư mới giải phóng, quản lý một phần diện tích đất dự án và thực hiện đầu tư một đoạn ngắn đường nội bộ, hạ tầng điện - nước, thoát nước…

Sa lầy trong vụ tranh chấp hợp đồng hợp tác

Trong lúc hiện trường dự án nhà ở cho công nhân ở TP. Thủ Đức đang bị các hộ dân lấn chiếm, chưa có cách giải quyết, lại rơi vào tình trạng tranh chấp hợp đồng giữa Công ty Tân Việt An và Công ty cổ phần Đức Mạnh.

Cụ thể: Sau khi ký hợp đồng hợp tác góp vốn thực hiện dự án với Công ty Tân Việt An vào năm 2002; Công ty Trường Thịnh đồng ý cho Công ty Tân Việt An tìm đối tác liên doanh xây dựng các tòa nhà chung cư cao tầng tại một phần khu đất dự án (4.924m2), thuộc lô C1,C2 và C3.

Năm 2010, Công ty Tân Việt An và Công ty cổ phần Đức Mạnh ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư. Theo đó, hai bên thỏa thuận giá trị khu đất để xây chung cư là 206,8 tỷ đồng. Tân Việt An góp 20% (41,3 tỷ đồng) và Đức Mạnh góp 165,4 tỷ đồng. Tính đến ngày 6/7/2011, Công ty Đức Mạnh đã thanh toán 115 tỷ đồng cho Công ty Tân Việt An.

Tuy nhiên, viện lý do Tân Việt An vi phạm "cam kết về thời hạn và tiến độ thực hiện nghĩa vụ", chưa hoàn thành công tác bồi thường, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để giao mặt bằng cho Công ty Đức Mạnh xây dựng chung cư… Năm 2014, Công ty Đức Mạnh đã khởi kiện Công ty Tân Việt An, yêu cầu chấm dứt hợp đồng hợp tác.

Theo ông Nguyễn Hải Ninh - Tổng giám đốc Công ty Tân Việt An: "Về phía Công ty Đức Mạnh, cam kết thanh toán đợt 3 đủ số tiền 35 tỷ đồng để chúng tôi chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng. Nhưng Đức Mạnh mới thanh toán 15 tỷ đồng đã ngưng, dù chúng tôi liên tục yêu cầu thanh toán nốt 20 tỷ đồng còn lại. Điều này cũng làm cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng bị kéo dài, chậm ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…".

Đề cập tới vụ việc này, ông Hoàng Anh Tấn, đại diện Công ty Trường Thịnh, cho rằng: "Công ty Trường Thịnh không tranh chấp với 2 doanh nghiệp trên. Nhưng Trường Thịnh là chủ đầu tư dự án được Chính phủ giao đất để triển khai dự án. Việc tranh chấp giữa Tân Việt An với Đức Mạnh, dù Đức Mạnh không liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của Trường Thịnh. Tuy nhiên, từ tranh chấp trên, cơ quan chức năng đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã ảnh hưởng rất nhiều tới việc triển khai dự án".

Ông Nguyễn Ngọc Trường Sơn - Tổng giám đốc Công ty TNHH Kim Sinh - nói: "Đây là dự án nhà ở có thời gian kéo dài "khủng" ở TP. Thủ Đức. Trong lúc hàng ngàn hộ cán bộ - công nhân viên đang bức xúc, vì thiếu dự án nhà ở xã hội, thì ngay sát trung tâm thành phố, một dự án lại bị kéo dài vô thời hạn... Hàng ngày đi ngang qua khu đất, chúng tôi không khỏi tiếc nuối, vì càng kéo dài dự án thì càng lãng phí đất đai, càng thua thiệt cho chủ đầu tư".

Thật vậy, dự án khu nhà ở cán bộ - công nhân viên phường An Bình, TP. Thủ Đức, do Công ty Trường Thịnh làm chủ đầu tư đã kéo dài hơn 25 năm, vắt qua 2 thế kỷ. Việc dự án kéo dài gây bức xúc cho người dân và thiệt hại rất nhiều cho chủ đầu tư.

Hơn lúc nào, các bên liên quan trong dự án này mong mỏi cơ quan chức năng, chính quyền phường An Khánh và TP.Thủ Đức, kiên quyết xử lý các trường hợp lấn chiếm đất dự án, xây dựng trái phép… Từ đó, dự án mới sớm được triển khai, chấm dứt 25 năm bị đình trệ, kéo dài.

Tin mới

Xe ga tiết kiệm xăng nhất Việt Nam bất ngờ có phiên bản đặc biệt: Trang bị phanh ABS, phuộc Ohlins, giá hấp dẫn
4 giờ trước
Mẫu xe tay ga này chỉ được tung ra thị trường với số lượng giới hạn 5.000 chiếc.
"Vàng trắng" tăng giá, nông dân phấn khởi
4 giờ trước
Người dân trồng cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang vui mừng vì giá cao su tăng cao. Đây là động lực để các hộ trồng cao su duy trì diện tích cây trồng, chú trọng đầu tư, chăm sóc vườn cây.
App nhắn tin ngập tràn, người Việt vẫn ‘đỏ mắt’ tìm ứng dụng ưng ý phục vụ công việc
4 giờ trước
Ngày càng nhiều các ứng dụng nhắn tin xuất hiện tại thị trường Việt Nam, tuy nhiên người dùng vẫn đang loay hoay lựa chọn app nhắn tin phù hợp nhất để phục vụ công việc.
Sản xuất gấp 1,2 lần nhưng vì sao nước này vẫn chi 625 triệu USD nhập gạo Việt Nam?
5 giờ trước
Đây là nước láng giềng của Việt Nam.
Đại lý tiếp tục xả kho MG HS 2023: Giá khởi điểm 530 triệu, rẻ ngang SUV hạng A dù xe cạnh tranh với CX-5
7 giờ trước
Tuy có giá bán hấp dẫn nhưng số lượng MG HS VIN 2023 chỉ còn lại rất ít.

Tin cùng chuyên mục

App chat của người Việt: Cuộc đua đau đầu với các ông lớn nước ngoài, liệu có chút tia sáng nào?
8 giờ trước
Ứng dụng Lotus Chat hứa hẹn đã thực sự “chín muồi”, sẵn sàng cho màn trở lại hoành tráng vào ngày 18/10 tới.
Lotus Chat - "Ứng dụng hiểu người Việt, dành cho người Việt" có gì đáng chờ đợi?
9 giờ trước
Một ứng dụng nhắn tin do người Việt Nam sản xuất, gắn nhãn "made by Vietnam" trên thị trường có thể mang đến nhiều công cụ hữu ích, phục vụ tối ưu cho người Việt sắp sửa được ra mắt.
Thêm xe điện Trung Quốc vào Việt Nam với 'công thức cũ', chuyên gia nói luôn lý do VinFast vẫn sẽ thống trị thị trường Việt trong tương lai gần
10 giờ trước
Giá cao, không có hạ tầng sạc - xe điện Trung Quốc sẽ phải giải quyết 2 bài toán này trước khi nghĩ đến chuyện gia tăng thị phần tại Việt Nam.
SUV cỡ lớn ngày càng chăm chút cho thị trường Việt: Toàn tên tuổi hot, xe Việt full công nghệ, giá lại mềm hơn hẳn
10 giờ trước
Sở hữu không gian rộng rãi, trang bị hiện đại, khả năng chinh phục mọi địa hình, tính an toàn hàng đầu... các dòng SUV cỡ lớn đang là lựa chọn hàng đầu cho các gia đình.