Dự án nhà ở xã hội Thượng Thanh nhiều năm không triển khai do vướng giải phóng mặt bằng

23/07/2020 09:51
Thị trường bất động sản Hà Nội thiếu trầm trọng các dự án nhà ở xã hội do mức giá và vị trí chưa đáp ứng nhu cầu của hàng vạn người dân có thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, đối lập với thực trạng đó lại là tình trạng nhà ở xã hội nhiều năm không triển khai do vướng giải phóng mặt bằng.

  Dự án nhà ở xã hội Thượng Thanh nhiều năm bị bỏ hoang

Đơn cử như Dự án "Khu nhà ở xã hội Thượng Thanh và đấu nối hạ tầng khu vực" thuộc địa bàn phường Thượng Thanh (quận Long Biên, Thành phố Hà Nội) sau hai năm có Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư vẫn bị bỏ hoang, không tiến hành thi công theo đúng tiến độ, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất, làm tổn thất tài sản Nhà nước, dẫn đến tình trạng mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn khu vực…

Cụ thể, vào tháng 05/2018, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2110/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án "Khu nhà ở xã hội Thượng Thanh và đấu nối hạ tầng khu vực".


Theo Quyết định số 2110/QĐ-UBND, UBND Thành phố Hà Nội chấp nhận cho nhà đầu tư Liên danh Công ty Cổ phần Him Lam Thủ đô và Công ty Cổ phần BIC Việt Nam thực hiện Dự án "Khu nhà ở xã hội Thượng Thanh và đấu nối hạ tầng khu vực".

Dự án được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng cao trong khu vực, hình thành một khu nhà ở với đầy đủ chức năng cần thiết, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, kết nối hài hoà với khu vực xung quanh.

Dự án nhà ở xã hội Thượng Thanh nhiều năm không triển khai do vướng giải phóng mặt bằng - Ảnh 1.

Sau nhiều năm dự án vẫn án binh bất động.

Dự án trên có tổng diện tích khoảng 60.355m2 tại địa chỉ phường Thượng Thanh (quận Long Biên, Thành phố Hà Nội). Theo Quy hoạch tỷ lệ 1/500 được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 5577/QĐ-UBND ngày 14/08/2017, Dự án trên gồm có 2.050 căn hộ chung cư, 44 căn nhà ở thấp tầng với tổng số vốn đầu tư khoảng 2.685 tỷ đồng.

Dự án được chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng giai đoạn năm 2014 đến quý IV/2018. Theo dự kiến, thời gian thi công xây dựng, kết thúc hoàn toàn toàn bộ dự án là từ quý III/2018 đến quý II/2021.

Tuy nhiên, mặc dù Quyết định đã được ban hành, nhưng đã hơn 2 năm trôi qua đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn chỉ nằm trên giấy, thực tế tại vị trí của dự án trên vẫn chỉ là một khu đất trống, bỏ hoang.

Dự án nhà ở xã hội Thượng Thanh nhiều năm không triển khai do vướng giải phóng mặt bằng - Ảnh 2.

Theo ghi nhận thực tế, chạy dọc theo ngõ 26 phố Thượng Thanh và ngõ 90 phố Gia Quất, hàng chục nghìn m2 đất được quây tôn kín mít, phía bên trong cây cỏ um tùm. Đặc biệt, có cả một khu đất diện tích rộng lớn được quây kín bằng tường gạch, phía bên trong là một số công trình xây dựng tồi tàn…

Mặc dù có dấu hiệu của người dân ra vào, nhưng khu đất thuộc Dự án "Khu nhà ở xã hội Thượng Thanh và đấu nối hạ tầng khu vực" không được thi công thực hiện.

"Khi nghe tin có dự án nhà ở xã hội và đấu nối giao thông khu vực, người dân chúng tôi rất mừng vì nghĩ rằng các tiện ích sẽ được phát triển theo. Tuy nhiên, chỉ thấy người ta quây tôn lại mà không hiểu lý do gì, mấy năm nay rồi vẫn chưa thấy thi công, thực hiện…", Một người dân sống tại ngõ 90 phố Gia Quất chia sẻ.

Mặt khác, việc dự án để treo, không thực hiện, đã gây lãng phí nguồn tài nguyên đất, gây tổn thất tài sản Nhà nước, làm mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, an ninh khu vực....

Lý do không triển khai được do vướng giải phóng mặt bằng

Ông Bùi Quang Cự - Phó Chủ tịch UBND phường Thượng Thanh cho biết: Nguyên nhân khiến Dự án "Khu nhà ở xã hội Thượng Thanh và đấu nối hạ tầng khu vực" chưa thể thực hiện là do liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng.

Dự án nhà ở xã hội Thượng Thanh nhiều năm không triển khai do vướng giải phóng mặt bằng - Ảnh 3.

Ông Bùi Quang Cự - Phó Chủ tịch UBND phường Thượng Thanh cho biết, dự án nhà ở xã hội Thượng Thanh chậm tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng.

"Dự án này do Công ty BIC và Him Lam Thủ đô là liên danh chủ đầu tư. Khoảng cuối năm 2016 là bắt đầu triển khai giải phóng mặt bằng cho dự án. Hiện nay, 43 hộ đất nông nghiệp đã xong rồi, khu vực cho bà Ngô Thị Bưởi thuê thầu cũng đã xong. Bây giờ chỉ vướng chỗ của bà Lương Thị Thùy Liên còn khoảng 13.500m2 là đất cho thuê thầu của phường từ năm 2014 - 2019 đã hết hạn hợp đồng.

Trong quá trình giải phóng mặt bằng, phường nhiều lần mời bà Liên lên đàm phán thanh lý hợp đồng, nhưng công tác phối hợp phía bà Liên không được tốt, nhiều lần không phối hợp, nên phường phải đơn phương thanh lý hợp đồng. Tháng 05/2020 vừa qua, UBND quận đã ban hành Quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhưng lại dừng lại", ông Bùi Quang Cự thông tin.

Trước đó, tại thời điểm năm 2012, UBND phường Thượng Thanh có Tờ trình số 78/TTr-UBND do Chủ tịch Đinh Xuân Hùng ký gửi UBND quận Long Biên về việc ký hợp đồng quản lý khu Đầm Nấm. Sau đó, ngày 25/07/2014 UBND phượng Thượng Thanh đã ký hợp đồng giao thầu thực hiện quản lý, khai thác khu dự án Đầm Nấm 1 với bà Lương Thị Thùy Liên. Chính vì vậy, đến nay vướng mắc này vẫn chưa được giải quyết, bà Liên không hợp tác khi hết hạn hợp đồng, nên UBND phường phải đơn phương thanh lý hợp đồng.

Như vậy, theo thông tin của ông Bùi Quang Cự - Phó Chủ tịch UBND phường Thượng Thanh, nguyên nhân khiến Dự án "Khu nhà ở xã hội Thượng Thanh và đấu nối hạ tầng khu vực" không được thực hiện đúng tiến độ là do hộ bà Lương Thị Thùy Liên không chịu hợp tác, trao trả mặt bằng.

Vấn đề đặt ra là, liệu hợp đồng cho thuê đất giữa UBND phường Thượng Thanh và bà Lương thị Thùy Liên có được thực hiện đúng quy định pháp luật hay chưa? Tại sao chính quyền phường Thượng Thanh phải đơn phương chấm dứt hợp đồng với cá nhân bà Liên, mà công tác giải phóng mặt bằng vẫn không thể giải quyết xong?

Tại sao Quyết định cưỡng chế thu hồi đất của UBND quận Long Biên đã được ban hành, nhưng công tác cưỡng chế thu hồi vẫn chưa được thực hiện? Các cấp lãnh đạo chính quyền quận Long Biên, Thành phố Hà Nội cần có biện pháp xử lý triệt để hơn nữa để dự án có mặt bằng sạch mới thi công xây dựng đúng tiến độ.

Tin mới

Sẽ tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào
4 giờ trước
Bộ Công Thương sẽ tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ
Giá vàng giảm mạnh, nhà đầu tư nên bán hay mua?
3 giờ trước
Sau chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về việc tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường vàng, giá vàng trong nước giảm mạnh.
Một loại phụ phẩm nông nghiệp sắp được xuất sang Trung Quốc, Việt Nam sản xuất tới 5 triệu tấn mỗi năm
2 giờ trước
Trong khi xuất khẩu gạo lên tới hàng triệu tấn mỗi năm thì phụ phẩm từ gạo – cám gạo mới bắt đầu được đẩy mạnh.
Điện thoại Samsung 5G giá rẻ nhất Việt Nam: Vừa lên kệ 1 tháng, thiết kế thời thượng, sức mạnh đáng giá
25 phút trước
Với việc cho ra mắt hàng loạt các dòng điện thoại 5G với mức giá cực rẻ, Samsung tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường smartphone.
Chuyên gia nêu nguyên nhân giá sầu riêng lao dốc
30 phút trước
Giá sầu riêng liên tục giảm sâu khiến người trồng lo lắng, nhất là vụ thu hoạch đang đến gần.

Tin cùng chuyên mục

Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
16 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
1 ngày trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
1 ngày trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
1 ngày trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.