Dư địa cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp

04/09/2022 14:30
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam dù phát triển nhanh, “phổng phao” nhưng vẫn còn nhỏ bé so với các nước khác trên thế giới và vẫn còn nhiều dư địa để tiếp tục phát triển.

Theo chúng tôi tính toán, cấu trúc dẫn vốn cho nền kinh tế trong năm 2021, vốn tín dụng ngân hàng chiếm 47%, vốn huy động từ thị trường cổ phiếu thông qua IPO, qua phát hành tiếp cổ phiếu cho cổ đông hiện tại và thông qua bán cổ phiếu theo nhiều hình thức khác mới chỉ chiếm khoảng 3,2%.

Dư địa cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp - Ảnh 1.

Tuy nhiên, thị trường trái phiếu đã và đang trở thành một kênh dẫn vốn quan trọng khi chiếm khoảng 21,5% tổng lượng vốn cung ứng cho nền kinh tế. Như vậy để thấy, chúng ta vẫn là một nền kinh tế phụ thuộc khá nhiều vào hệ thống ngân hàng.

Vấn đề đặt ra lúc này là, thị trường trái phiếu đang có sự co hẹp và giảm nhiệt rõ ràng. Điều này có thể nhận ra qua quy mô phát thành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) 4 tháng đầu năm theo chủ thể đã giảm đi, đặc biệt vắng bóng doanh nghiệp bất động sản phát hành thêm trái phiếu trong tháng 4 và lượng phát hành chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.

Vậy việc giảm số lượng có là một thông tin tích cực lúc này? Nguồn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp phục hồi phát triển trong thời gian tới sẽ ra sao là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Trong khi đó, hệ thống ngân hàng về bản chất là phục vụ mục đích cho vay ngắn hạn, nhưng hệ thống ngân hàng vừa qua cũng đã phải gồng lên để cho vay trung dài hạn, chiếm khoảng 40-50% tổng dư nợ là quá sức với hệ thống ngân hàng thương mại.

Vì thế, tôi nhấn mạnh rằng, kênh dẫn vốn qua thị trường trái phiếu trung dài hạn hay thị trường cổ phiếu là vô cùng quan trọng. Vấn đề cần điều tiết quản lý như thế nào để phát triển lành mạnh, bền vững hơn.

Dư địa cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp - Ảnh 2.

Diễn đàn Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả, bền vững do Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức.

Về cơ cấu vận hành, ngành bất động sản mặc dù có giảm phát hành, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó là khối ngân hàng và khối xây dựng, còn lại mới đến các khối khác. Riêng khối ngân hàng chủ yếu phát hành trái phiếu để tăng thêm vốn cấp hai cho vốn chủ sở hữu, qua đó đáp ứng chuẩn mực quản lý rủi ro an toàn vốn Basel II theo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu.

Về nhà đầu tư, trong năm 2021, tổ chức tín dụng chiếm khoảng 25%, các công ty chứng khoán chiếm khoảng 26-27% và đến các nhà đầu tư khác.

Về kỳ hạn và lãi suất, có rất nhiều ý kiến cho rằng, lãi suất trái phiếu rất cao, nhưng điều đó là không hoàn toàn đúng, vì đâu đó chỉ ở mức từ 8 - 10%. Tuy nhiên thời hạn không được dài, chủ yếu từ 3-5 năm. Cho nên, 3 năm vừa qua, các doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu, thì năm nay sẽ là năm khó khăn vì các nhà phát hành sẽ phải trả nợ rất nhiều.

Về hình thức tài sản đảm bảo, nhiều quan điểm đề cập đến “trái phiếu ba không”. Thực tế, đúng là có những trường hợp không có tài sản đảm bảo, nhưng chỉ chiếm khoảng 18%, còn lại là có tài sản đảm bảo nhưng ở dưới hình thức khác như cổ phiếu, tài sản hình thành trong tương lai, hoặc có thể là một phần những tài sản khác.

Về pháp lý, trong những năm qua, Việt Nam đã có Luật chứng khoán, Luật doanh nghiệp là hai luật có vai trò quan trọng, chi phối việc phát hành trái phiếu. Cùng với đó là các Nghị định 163/2018, Nghị định 81 và sau cùng là nghị định 153/2020, tới đây là Nghị định 153 sửa đổi.

Giải pháp cho thị trường

Để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển lành mạnh, bền vững, cần tập trung vào các giải pháp trọng tâm sau:

Thứ nhất, về cách tiếp cận vừa kiến tạo phát triển cho thị trường, vừa kiểm soát được rủi ro, trước mắt, cần giải quyết dứt điểm các vụ “lùm xùm” vừa qua để củng cố niềm tin nhà đầu tư cũng như tránh tạo tiền lệ xấu.

Thứ hai, cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp như: Sửa đổi Nghị định 153/NĐ-CP (2020) về phát hành TPDN riêng lẻ, Nghị định 156 (2020) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán;...

Thứ ba, cần có quy định về định hạng tín nhiệm nhằm giúp nhà đầu tư dễ dàng xác định chất lượng doanh nghiệp, mức độ rủi ro của trái phiếu phát hành.

Thứ tư, có giải pháp tăng chất lượng TPDN được phát hành thông qua xem xét quy định cụ thể hơn về quy mô, tần suất, điều kiện phát hành; hoạt động phát hành ra công chúng cần được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi hơn (đơn giản hóa quy trình, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ …).

Thứ năm, hoàn thiện hạ tầng của thị trường TPDN như thiết lập thị trường thứ cấp tập trung đối với TPDN, qui định áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế; nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu…

Thứ sáu, phát triển nền tảng nhà đầu tư chứng khoán đa dạng, chuyên nghiệp; khuyến khích phát triển các nhà đầu tư tổ chức như quỹ đầu tư, quỹ mở, quỹ hưu trí…; khuyến khích hình thức ủy thác đầu tư; cải thiện chất lượng nhà đầu tư cá nhân thông qua tăng cường giáo dục tài chính cho người dân và những nhà đầu tư mới; yêu cầu minh bạch thông tin cho nhà đầu tư, đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhà đầu tư cá nhân...

Thứ bảy, hoàn thiện cơ chế và nâng cao chất lượng quản lý và giám sát thị trường, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, chứ không chỉ là hành chính.

Tin mới

"Cái giá phải trả" khi tò mò ăn thử món burger mì tôm độc lạ: 50k có phải quá đắt?
6 phút trước
Sự kết hợp gây tò mò giữa mì gói và burger đang khiến dân mạng rần rần, nhưng liệu hương vị sẽ thế nào?
Ford Everest bản đặc biệt chính thức ra mắt thị trường Việt Nam, giá gần 1,2 tỷ đồng có gì đặc biệt?
24 phút trước
Phiên bản đặc biệt Ford Everest Sport gây ấn tượng mạnh mẽ với gói trang bị ngoại thất màu đen thể thao cùng logo EVEREST trên nắp capo.
VinFast công bố thông tin quan trọng cho khách hàng mua xe máy điện: Chốt dừng thuê pin từ 1/6, cơ hội cuối mua lại pin với chiết khấu 86%
51 phút trước
Khách hàng đang sử dụng xe máy điện VinFast sẽ được mua lại pin với mức ưu đãi đến 86% so với giá niêm yết tùy tuổi đời và loại pin.
Thuế quan khiến giá tăng phi mã, một mặt hàng quan trọng của Mỹ chuẩn bị biến mất trên bàn ăn Trung Quốc, thương nhân chia sẻ: Rất khó để chúng tôi tiếp tục sử dụng
21 phút trước
Loại nguyên liệu từng là ngôi sao của Mỹ sẽ sớm không còn xuất hiện trên bàn ăn tại Trung Quốc do mức giá quá đắt đỏ.
Hợp tác chiến lược cùng Samsung, Thế Giới Di Động mở bán nhiều sản phẩm đặc quyền, giá hấp dẫn
2 giờ trước
Việc ký kết hợp tác chiến lược lần này không chỉ khẳng định cam kết đồng hành phát triển bền vững giữa hai thương hiệu mà còn mang đến những lợi ích vượt trội cho người dùng.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.