Du lịch Hong Kong, Nhật Bản ảm đạm vì căng thẳng chính trị, Đà Nẵng vượt Bangkok và đảo Guam hưởng lợi lớn nhất từ khách Hàn

16/09/2019 11:00
Khách Trung Quốc đến Việt Nam giảm nhưng tính chung Đông Nam Á vẫn tăng 10% trong nửa đầu năm 2019.

Bất ổn chính trị trong giai đoạn này đang thay đổi bản đồ du lịch châu Á. Du khách Hàn Quốc và Trung Quốc tránh các điểm đến phổ biến trước đây như Nhật Bản và Hong Kong, họ tìm đến Đông Nam Á. 

Căng thẳng thương mại ngày càng tăng giữa Tokyo và Seoul, các cuộc biểu tình ở Hồng Kông và các chiến dịch thu hút du lịch tích cực của các nước Đông Nam Á, mỗi yếu tố đóng góp một phần vào sự khởi sắc của du lịch Đông Nam Á trong thời gian gần đây. 

Kháchi Hàn Quốc đã đến Đông Nam Á trong nửa đầu năm 2019 đã tăng 20% so với cùng kỳ, với nhiều chuyến đi được lên kế hoạch cho các kỳ nghỉ sắp tới vào giữa tháng 9. 

"Khách Hàn sang Malaysia đã tăng vọt trong tháng 6" - Uzaidi Udanis, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nội địa Malaysia cho biết, "Điều này có được nhờ việc mời các nghệ sĩ, những người có ảnh hưởng, có sức hút mạnh mẽ trong thế hệ trẻ đến Malaysia".

Du lịch Hong Kong, Nhật Bản ảm đạm vì căng thẳng chính trị, Đà Nẵng vượt Bangkok và đảo Guam hưởng lợi lớn nhất từ khách Hàn - Ảnh 1.

Sự gần gũi với Hàn Quốc cả về văn hóa lẫn khoảng cách địa lý là một yếu tố khiến cho Việt Nam thu hút hơn cả. Một chuyến bay từ Seoul đến Đà Nẵng chỉ mất khoảng bốn tiếng rưỡi, thuận tiện hơn so với Phuket hoặc Bali. Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch mở một lãnh sự quán ở Đà Nẵng vào cuối năm nay để phục vụ khách du lịch ở đó.

Trong khi đó, Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) đã bắt đầu giảm giá tới 30% cho khách du lịch Đông Á tại các trung tâm mua sắm và cửa hàng miễn thuế. Giảm giá kéo dài đến cuối tháng 10. 

"Khách du lịch Đông Á luôn được biết đến là người thích mua sắm", Phó Thống đốc TAT Chattan Kunjara Na Ayudhya bày tỏ hy vọng rằng chiến dịch sẽ nâng doanh thu du lịch. 

Du lịch Hong Kong, Nhật Bản ảm đạm vì căng thẳng chính trị, Đà Nẵng vượt Bangkok và đảo Guam hưởng lợi lớn nhất từ khách Hàn - Ảnh 2.

Công ty thương mại điện tử Wemakeprice cho biết, điểm đến du lịch phổ biến nhất cho các ngày lễ Chuseok sắp tới của Hàn Quốc là Đà Nẵng, sau đó là Bangkok và đảo Guam. 

Các điểm đến của Nhật Bản như Tokyo và Okinawa đã tụt hạng. Nhật Bản đã thu hút ít du khách Hàn Quốc hơn 4% trong 7 tháng đầu năm, với mức giảm 8% chỉ riêng trong tháng 7. Nhiều người Hàn Quốc đang tẩy chay tất cả mọi hàng hóa dịch vụ của Nhật Bản, kể cả du lịch. Tất cả 8 hãng hàng không Hàn Quốc đã cắt giảm các chuyến bay đến và đi từ Nhật Bản trong bối cảnh nhu cầu bị đánh dấu. 

Hơn 60 chuyến bay đã bị đình chỉ hoặc hủy bỏ, phương tiện truyền thông địa phương báo cáo. Thay vào đó, các hãng đang tăng cường các tuyến Đông Nam Á. Korean Air Lines sẽ bổ sung 7 chuyến bay mỗi tuần giữa Sân bay Quốc tế Clark của Seoul và Manila vào tháng 10 cũng như tăng các chuyến bay đến Đà Nẵng và Bali. 

Asiana Airlines và Air Seoul có kế hoạch tăng gấp đôi các chuyến bay đến Đà Nẵng trong những tháng tới. Tại Trung Quốc, các cuộc biểu tình ở Hong Kong dường như đã có tác động lớn. 

Khách du lịch Trung Quốc đến Đông Nam Á đã tăng 10% trong nửa đầu năm 2019, trong khi khách Trung đến Hong Kong đã giảm 31% trong 8 thán đàu năm. 

Hàn Quốc chiếm khoảng 5% lượng du khách đến Đông Nam Á, theo bộ phận thống kê của khối. Điều này đặt nước này ở vị trí thứ ba trong số các nguồn khách du lịch ngoài ASEAN, sau Trung Quốc và Liên minh châu Âu. Trung Quốc đã chi 277 tỷ USD cho du lịch quốc tế vào năm 2018, đứng đầu bảng xếp hạng toàn cầu, theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc. Hàn Quốc là nhà chi tiêu lớn thứ hai châu Á với 32 tỷ USD, đứng ở vị trí thứ 9 toàn cầu.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
10 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
9 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
8 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
8 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
7 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Ông nông dân thu lãi 1 tỷ đồng nhờ "bẻ lái" nuôi con "vừa ngon vừa đẹp"
8 giờ trước
Nuôi loài vật thịt thơm, ngon, màu sắc đẹp, lớn nhanh, nông dân Đỗ Văn Được (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) thu lãi gần 1 tỷ đồng/năm.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
9 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Tin buồn dành cho người dùng iPhone, iPad cũ
9 giờ trước
Apple vừa thông báo về việc ngừng hỗ trợ sao lưu iCloud cho các thiết bị iPhone và iPad chạy iOS 8 trở về trước.
Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
14 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.