Dư luận tiếp tục phản ứng mạnh với chính sách thuế nhôm, thép của Mỹ

09/03/2018 21:58
Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế cao đối với các sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu tiếp tục đối mặt với sự phản đối của các nước và các doanh nghiệp trên thế giới.
Ngày 9/3, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bày tỏ quan ngại trước quyết định của Tổng thống Trump, đồng thời kêu gọi tiến hành các cuộc thảo luận về vấn đề này. Người đứng đầu nền kinh tế lớn nhất châu Âu khẳng định Đức ủng hộ Liên minh châu Âu (EU) "tìm kiếm đối thoại với Mỹ", cũng như với các nước có thể chịu tác động trước động thái trên của Mỹ.

Trước đó cùng ngày, Bộ trưởng Kinh tế Đức Brigitte Zypries đã lên tiếng chỉ trích việc Tổng thống Trump ký sắc lệnh áp mức thuế mới đối với mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu, coi đây là quyết định đơn thuần mang tính “bảo hộ” và xúc phạm các đồng minh như EU và Đức, đồng thời hạn chế thương mại tự do. Quan chức này khẳng định Đức sẽ luôn sát cánh với các công ty và người lao động của nước này, đồng thời hợp tác chặt chẽ với EU để đưa ra câu trả lời rõ ràng.

Một nhà máy sản xuất thép của Trung Quốc ở Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, miền bắc Trung Quốc ngày 21/4/2016. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khi đó, phát biểu tại một cuộc họp báo ở Brussels, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jyrki Katainen cho biết liên minh này sẵn sàng tiến hành các biện pháp đáp trả quyết định trên của Tổng thống Trump, song vẫn ưu tiên đối thoại với chính quyền Tổng thống Trump để giải quyết sự bất đồng này. Ông Katainen cũng nói rằng Brussels mong muốn Mỹ làm rõ hơn về cách thức mà các mức thuế mới sẽ được triển khai, trong bối cảnh EU kêu gọi được miễn trừ khỏi các biện pháp đánh thuế mới.

Cũng trong ngày 9/3, các doanh nghiệp tiếp tục lên tiếng trước quyết định của Mỹ áp thuế cao đối với mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu. 4 hiệp hội công nghiệp lớn của Đức đã cảnh báo về “sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ” với quyết định của Tổng thống Trump, đồng thời hối thúc Chính phủ Đức và EU giữ cam kết đảm bảo thương mại tự do.

Tập đoàn thép Voestalpine của Áo cho biết sẽ cân nhắc lại các khoản đầu tư tại Mỹ trước việc Chính phủ Mỹ áp đặt mức thuế mới đối với mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu. Trong tuyên bố của mình, Giám đốc điều hành Voestalpine Wolfgang Eder tuyên bố dù mức thuế mới không ảnh hưởng nhiều tới các sản phẩm của tập đoàn, song những hành động hiện nay của chính quyền Washington đã khiến Voestalpine thận trọng xem xét lại tất cả các kế hoạch đầu tư trong tương lai tại Bắc Mỹ.

Trong những năm gần đây, Voestalpine đã đầu tư 1,4 tỷ USD tại thị trường Mỹ, tạo ra 3.000 việc làm. 49 chi nhánh của tập đoàn này tại Mỹ đã thu về khoảng 1,5 tỷ USD doanh thu năm ngoái. Theo Voestalpine, hầu hết các mặt hàng của tập đoàn tại Mỹ sẽ không chịu tác động của các mức thuế mới và ước tính chỉ 3% tổng doanh thu của hãng bị ảnh hưởng trước việc Mỹ tăng thuế đối với thép và nhôm.

Trong khi đó, tập đoàn sản xuất nhôm Norsk Hydro ASA của Na Uy cũng dự đoán quyết định của Mỹ về tăng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động của công ty. Người phát ngôn Oeyvind Breivik nêu rõ: "Việc ban hành các hàng rào thương mại đơn phương như hạn ngạch và thuế sẽ tác động tiêu cực đến Hydro và có thể bóp méo thương mại thông thường".

Trước đó, bất chấp sự phản đối của nhiều doanh nghiệp và nghị sĩ, ngày 8/3, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh công bố áp mức thuế suất mới, 25% đối với mặt hàng thép và 10% đối với mặt hàng nhôm nhập khẩu.

Một số tổ chức thương mại trong nước đã lên tiếng phản đối cho rằng mức thuế mới sẽ đẩy chi phí sản xuất của các doanh nghiệp lên cao và có thể châm ngòi cho cuộc chiến thương mại trên diện rộng.

Trong khi đó, người phát ngôn của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Dan Pruzin cho biết các thành viên của tổ chức này vẫn còn thời gian để thảo luận về các mức thuế mới của Mỹ trong khuôn khổ WTO. Theo người phát ngôn, một thành viên nếu muốn áp đặt biện pháp bảo hộ hay chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp phải thông báo với tổ chức này.

Tin mới

Từng bị coi là "đồ chơi 4 bánh", xe điện mini giờ bán cháy hàng: Cứu tinh của cả một thành phố Trung Quốc
3 giờ trước
Đường hẹp và chỗ đậu xe khan hiếm ở thành phố này là cơn đau đầu thường trực, nhưng xe điện nhỏ gọn có thể len lỏi vào những khoảng trống một cách tài tình.
Đưa "chợ online" vào khuôn khổ
3 giờ trước
Sẽ có nhiều thay đổi về chính sách quản lý các sàn thương mại điện tử, nền tảng bán hàng xuyên biên giới theo hướng cân bằng lợi ích giữa các bên
Hãng xây nhà máy 50.000 xe/năm ở Huế có sedan 'ăn xăng' 0.73L/100km, ngang cỡ Camry mà giá bằng một nửa
3 giờ trước
Mẫu sedan mới ra mắt được coi là làn gió mới trên thị trường xe thông minh.
Nhà đầu tư nên làm gì khi giá vàng liên tục lập đỉnh lịch sử?
4 giờ trước
Giá vàng trải qua 1 tuần đáng nhớ khi liên tục lập những đỉnh lịch sử mới, liệu nhà đầu tư nên 'xuống tay' hay tiếp tục chờ đợi thị trường bớt nóng?
Giá xăng dầu hôm nay 24/2: Hồi phục nhẹ từ đáy
5 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 24/2: Giá dầu thô trên thị trường thế giới sau phiên lao dốc mạnh nhích tăng nhẹ sau phiên lao dốc trong phiên giao dịch đầu tuần, song sức tăng vẫn rất chậm.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc trình làng camera gián điệp mạnh nhất thế giới, có khả năng nhận dạng khuôn mặt từ không gian bằng công nghệ hình ảnh lượng tử
12 giờ trước
Trung Quốc vừa công bố một bước đột phá công nghệ có thể định hình lại tương lai của giám sát toàn cầu: một hệ thống camera gián điệp tối tân, được cho là mạnh nhất thế giới, với khả năng nhận dạng khuôn mặt từ không gian.
Giá xe máy đồng loạt dò đáy cuối tháng 2: Honda Vision từ 30 triệu đồng, SH, Air Blade, LEAD, Janus... dưới mức đề xuất tối đa gần 23 triệu đồng
1 ngày trước
Nhiều mẫu xe máy hot tại thị trường Việt đang được áp dụng loạt ưu đãi hấp dẫn nhằm nâng cao doanh số.
Omoda & Jaecoo tiếp tục mở rộng hệ thống nhà phân phối tại Hà Nội
1 ngày trước
Nhà phân phối mới nhất của O&J được đặt ở Long Biên, chính thức hoạt động từ ngày 22/2.
Xe siêu tiết kiệm xăng của Honda giảm giá chạm đáy
1 ngày trước
Đây chính là một trong những mẫu xe máy tiết kiệm xăng nhất của Honda.