Dự phòng rủi ro "ăn" mất hơn nửa lợi nhuận tại nhiều ngân hàng

03/08/2018 11:48
21 ngân hàng đã trích gần 32.000 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro, "ngốn" đến 42% lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.

Thống kê tại 21 ngân hàng cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2018, đã có 15/21 ngân hàng tăng chi phí dự phòng rủi ro so với cùng kỳ năm ngoái. Dự phòng rủi ro tín dụng của 21 ngân hàng này lên đến 31.821 tỷ đồng, "ngốn" 42% lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Trong đó, có 6 ngân hàng phải trích chi phí dự phòng rủi ro tới hơn 50% lợi nhuận, thậm chí có ngân hàng trên 90% .

Dự phòng rủi ro ăn mất hơn nửa lợi nhuận tại nhiều ngân hàng - Ảnh 1.

BIDV là ngân hàng có chi phí dự phòng rủi ro lớn nhất. Mặc dù nợ xấu giảm so với đầu năm, nhưng khối nợ xấu tại BIDV vẫn đang lớn nhất trong hệ thống với hơn 13.800 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2018, BIDV phải trích tới hơn 10.000 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro tín dụng, chiếm đến 67% lợi nhuận (15.044 tỷ đồng).  

Dù lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt tới 15.044 tỷ đồng, dẫn đầu trong các ngân hàng nhưng sau khi trừ đi dự phòng rủi ro, lợi nhuận trước thuế của BIDV chỉ còn hơn 5.000 tỷ, xếp thứ 4 và bị Techcombank tạm "vượt mặt".

Cùng với BIDV còn có VPBank, VietinBank, SCB, VietABank và PGBank trích lập dự phòng hơn nửa lợi nhuận kiếm được trong nửa đầu năm nay. 

Tại VPBank, chi phí dự phòng rủi ro trong 6 tháng đầu năm 2018 là hơn 5.400 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ. Trong đó phần của ngân hàng mẹ là 1.800 tỷ, còn lại đến từ công ty Fe Credit 3.600 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 6/2018, nợ xấu của Ngân hàng hợp nhất là 3,47%, trong đó phần của Ngân hàng là 2,71%. Ngân hàng cũng còn gần 4.000 tỷ đồng nợ xấu tại VAMC và đang hạch toán theo cơ chế hạch toán trích lập dự phòng 20% mỗi năm. 

6 tháng đầu năm, các hoạt động kinh doanh của SCB tăng trưởng cao, ghi nhận lợi nhuận thuần đạt 1.977 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, dự phòng rủi ro cũng tăng vọt 3,6 lần lên 1.852 tỷ đồng, chiếm 94% lợi nhuận thuần. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại ngân hàng này hiện đang được giữ ở mức thấp, chỉ 0,51% nhưng SCB lại đang có khoản phải thu và lãi dự thu lên tới 79.736 tỷ đồng, cao nhất trong hệ thống ngân hàng.

Một số ngân hàng cũng đã tăng trích lập dự phòng thêm nhiều lần so với cùng kỳ như Sacombank (tăng 6 lần), OCB (tăng 4 lần) và VietBank (tăng 14 lần). Tại Sacombank, sau năm 2017 xử lý được hơn 15.000 tỷ đồng nợ xấu, nửa đầu năm 2018 tiếp tục rốt ráo xử lý nợ xấu và trích lập dự phòng. Chỉ trong vòng nửa năm, khoảng 40 Nghị quyết, Quyết định của HĐQT đã được thông qua liên quan tới xử lý nợ xấu. Ngân hàng cho biết đã thu hồi được hơn 3.600 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng, nợ xấu tại ngân hàng này cũng đã giảm từ mức 4,28% cuối năm 2017 xuống còn 3,3% và dự kiến giảm xuống dưới 3% cuối năm nay. Đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, Sacombank cũng tăng chi phí dự phòng rủi ro lên tới 514 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ. Chi phí dự phòng năm ngoái chỉ chiếm 13% lợi nhuận thuần thì năm nay lên tới 34%. 

Ngoài những ngân hàng tăng mạnh trích lập dự phòng, một số khác lại giảm (Techcombank, ACB, Eximbank, LienVietPostBank, BacABank, SHB), nhờ đó kéo lợi nhuận trước thuế lên cao. 6 tháng đầu năm chi phí dự phòng rủi ro của Techcombank chỉ hơn 1.000 tỷ đồng, giảm hơn 1.300 tỷ so với cùng kỳ năm ngoái do ngân hàng đã có được khoản hoàn nhập dự phòng cho khoản phải thu từ các hợp đồng bán nợ lên tới 725 tỷ đồng. Techcombank hiện cũng là 1 trong 3 ngân hàng (còn có Vietcombank và MB) đã hoàn tất việc xóa sạch nợ xấu tại VAMC. Nhờ việc xóa sạch 3.000 tỷ đồng nợ xấu đã bán cho VAMC, ngân hàng sẽ không phải lo trích lập dự phòng 20% mỗi năm cho các khoản nợ đó. 

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
2 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
2 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
3 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
3 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
6 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
9 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
12 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.