Đủ sản lượng xuất khẩu 6,5-6,7 triệu tấn gạo

13/04/2020 21:33
(Dân Việt) Theo báo cáo của Bộ NNPTNT gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về giải pháp đẩy mạnh sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản năm 2020, sản lượng gạo xuất khẩu năm 2020 vẫn đảm bảo đạt 6,5 - 6,7 triệu tấn.

Giảm trung gian

Sau 2 tuần tạm dừng xuất khẩu gạo nhằm đánh giá lại sản lượng, nguồn cung cho thị trường nội địa và xuất khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19 và hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương về phương án, số lượng xuất khẩu gạo tháng 4/2020 như đề xuất của Bộ trưởng Bộ Công Thương theo văn bản ngày 6/4, tức là xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4.

du san luong xuat khau 6,5-6,7 trieu tan gao hinh anh 1

Thu hoạch lúa hữu cơ ở xã Đồng Phú (Chương Mỹ, Hà Nội). Ảnh: P.V

"Việc xuất khẩu gạo nên được thực hiện kịp thời, linh hoạt theo từng đợt chứ không ồ ạt với số lượng cân đối giữa cung - cầu (nội địa) ở mức giá hợp lý nhằm đạt được mục tiêu an ninh lương thực và sự đồng thuận cao của các thành phần xã hội”.

Tiến sĩ Trần Đình Lý

Thủ tướng cũng yêu cầu việc xuất khẩu gạo phải đảm bảo không ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia, tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo trong mọi tình huống, kịp thời báo cáo Thủ tướng những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

Ngay sau quyết định của Thủ tướng, ngày 10/4/2020, Bộ Công Thương cũng có Quyết định số 1106/QĐ-BCT công bố hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng gạo trong tháng 4/2020.

Theo đó, nguyên tắc quản lý hạn ngạch sẽ được thực hiện như sau, thương nhân đăng ký tờ khai hải quan trước sẽ được trừ vào hạn ngạch xuất khẩu trước. Số lượng khai trên tờ khai hải quan đã đăng ký sẽ được trừ lùi vào số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4.

Trường hợp tờ khai hải quan không còn giá trị làm thủ tục hoặc số lượng thực xuất ít hơn số lượng đã khai hải quan, thì số dư sẽ được cộng trở lại số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4/2020.

Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan cho tới khi tổng số lượng đăng ký xuất khẩu của các tờ khai chạm mốc 400.000 tấn (tờ khai hải quan vượt mốc 400.000 tấn sẽ không có giá trị làm thủ tục hải quan). Trường hợp tờ khai hải quan không còn giá trị làm thủ tục hoặc số lượng thực xuất ít hơn số lượng đã khai hải quan, thì số dư sẽ được cộng trở lại số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4. 

Theo TS Trần Đình Lý - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông - lâm TP.Hồ Chí Minh, việc Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo có kiểm soát là bước đi thận trọng và vô cùng cần thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu và dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

"Tình hình dịch bệnh đang khiến cung lương thực (cả lúa gạo, lúa mì) thấp trong khi cầu cao hơn trước ở nhiều quốc gia sẽ đẩy giá lương thực đi lên, đây là một lợi thế với một nước dồi dào lương thực như Việt Nam. Tuy nhiên, ngành chức năng cần đẩy mạnh truyền thông về thị trường nhằm giúp nông hộ tiếp cận với giá thị trường, giảm thiểu khâu trung gian không cần thiết, tránh tình trạng ép giá của thương lái hoặc của doanh nghiệp để cải thiện thu nhập cho nông dân" - ông Lý nói.

Đảm bảo đủ sản lượng

Hiện, vẫn còn ý kiến băn khoăn việc Thủ tướng đồng ý nối lại xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến nhiều nước tăng dự trữ lương thực, hạn chế xuất khẩu có ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực cho thị trường nội địa.

Về vấn đề này, trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, với diễn biến mùa vụ hiện nay, chúng ta hoàn toàn chủ động đủ sản lượng lương thực cho tiêu dùng trong nước và dư 6,5 - 6,7 triệu tấn phục vụ xuất khẩu. 

Dự kiến, đến 30/6/2020 cả nước sẽ thu hoạch xong vụ đông xuân với diện tích gieo trồng 3,014 triệu ha, năng suất bình quân 66,9 tạ/ha; sản lượng ước đạt 20,2 triệu tấn thóc. Trong đó, riêng vùng ĐBSCL, diện tích đã đạt 1,538 triệu ha, năng suất bình quân 70 tạ/ha; sản lượng 10,8 triệu tấn.

“Trong điều kiện rất khó khăn, hạn mặn lịch sử nhưng khu vực ĐBSCL vẫn được mùa do chủ động nhận định sớm cùng tập trung các giải pháp tổng hợp. Đến nay, căn bản diện tích lúa đông xuân các vùng miền đều khá tốt, sẽ đạt kế hoạch với sản lượng khoảng 20,2 triệu tấn thóc trong 6 tháng đầu năm, chiếm 46% sản lượng thóc cả năm. Với kết quả đó sẽ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước 6 tháng và công tác xuất khẩu” - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định.

Theo Bộ NNPTNT, từ tháng 7 đến hết năm 2020 sẽ sản xuất 3 vụ, gồm: Hè thu, thu đông và vụ mùa với tổng diện tích gieo cấy dự kiến 4,350 triệu ha, năng suất bình quân 53,6 tạ/ha; sản lượng ước đạt 23,3 triệu tấn thóc.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ NNPTNT đã và đang phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp, trong đó tập trung theo dõi chặt chẽ thời tiết, sâu bệnh để có các biện pháp kỹ thuật kịp thời, đảm bảo được kế hoạch sản xuất lúa năm 2020.

“Bộ NNPTNT sẽ bám sát thực tế để có biện pháp chỉ đạo tập trung, nhằm đạt năng suất, sản lượng cao nhất, đặc biệt là vụ thu đông ở ĐBSCL. Đến cuối quý II và đầu quý III, trên cơ sở tín hiệu thị trường và điều kiện sản xuất sẽ tăng diện tích giao cấy để tăng sản lượng, khai thác lợi thế thị trường” - ông Tiến nhấn mạnh.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
9 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
8 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
8 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
7 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

39.741.344 VNĐ / tấn

181.60 JPY / kg

2.10 %

- 3.90

Đường

SUGAR

10.651.344 VNĐ / tấn

18.85 UScents / lb

1.36 %

- 0.26

Cacao

COCOA

232.264.504 VNĐ / tấn

9,062.00 USD / mt

2.46 %

- 229.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.965.024 VNĐ / tấn

380.43 UScents / lb

1.53 %

- 5.90

Gạo

RICE

15.248 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

1.13 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.290.493 VNĐ / tấn

986.50 UScents / bu

2.47 %

- 25.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.090.219 VNĐ / tấn

286.35 USD / ust

0.57 %

- 1.65

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng, người Mỹ sắp phải trả thêm tiền cho một thức uống quen thuộc - Là sản phẩm Việt Nam được ưu đãi thuế nhập khẩu 0%
6 giờ trước
Mỹ đang là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới và tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới.
Lý do Thái Lan vội thúc Trung Quốc việc kiểm tra sầu riêng
5 giờ trước
Bộ Thương mại Thái Lan đã yêu cầu các quan chức hải quan Trung Quốc kéo dài giờ hoạt động và tăng cường nguồn lực để kiểm tra sầu riêng tại các trạm kiểm soát để kịp thời đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu sầu riêng vào quốc gia tỷ dân này.
Ghi nhận điều chưa từng có, một sản phẩm của Việt Nam thu về số tiền kỷ lục trong 1 tháng
7 giờ trước
Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
12 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.