Phân Văn Điển tốt cho cây dứa
Theo tính toán khoa học, để có được năng suất 80 tấn quả/ha đã lấy đi từ đất: 646 kg N, 367 kg P2O5, 1.570 kg K2O, 190 kg CaO, 225 kg MgO, 4.026 kg SiO2, 2,24 kg Fe, 1,8 kg Zn, 0,5 kg Bo.
Như vậy các chất trung, vi lượng có vai trò với cây dứa không kém gì các chất đa lượng NPK, nhất là canxi (vôi), magiê, lưu huỳnh, silic cùng các chất vi lượng kẽm, bo, coban, mangan…
Nông dân nhiều nơi ưa dùng phân bón Văn Điển cho cây dứa. Ảnh: I.T
Phân lân nung chảy Văn Điển được sản xuất bằng cách nấu chảy hỗn hợp quặng phosphat với serpentin và sa thạch ở nhiệt độ 1.400-1.450 độ C, sau khi làm lạnh đột ngột thu được sản phẩm ở dạng thủy tinh. Sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và đầy đủ các chất vi lượng như chất sắt: 4%, chất Mangan: 0,4%; chất đồng: 0,02%; chất molipden: 0,001%; chất Coban: 0,002; chất Bo: 0,008%; chất kẽm: 0,00014%...
Phân lân nung chảy Văn Điển kết hợp với chất đạm, kali…. sản xuất ra các dạng phân Đa yếu tố NPK thích hợp với các loại cây trồng trên nhiều chân đất.
Cách bón phân cho cây dứa
Trên đồng đất Thanh Hóa, đặc biệt các nông trường như Thạch Quảng, Thống Nhất… khuyến cáo chủ yếu sử dụng phân lân nung chảy và các loại phân ĐYT NPK 10:7:3 NPK 12:8:12 và NPK 12:7:20 cho cây trồng. Bên cạnh việc đảm bảo chất hữu cơ như cây phân xanh, lá bẹ dứa tùy theo độ phì nhiêu của đất mà chăm bón bằng phân bón NPK Văn Điển với loại và lượng như sau:
Bón lót: Khi làm đất, bón 1.000 - 1.300 kg lân Văn Điển và 15- 20 tấn phân chuồng hoai mục hoặc phân rác hữu cơ. Trước khi trồng 3- 4 ngày kẻ rạch rồi bón 400-600kg phân NPK 12:8:12, hoặc 13:2:10, lấp đất rồi trồng cây.
Bón thúc: Bón phân cho cây dứa nên bón nông, bón trực tiếp xung quanh gốc vì bộ rễ của cây dứa ăn nông và hẹp. Có thể bón phân theo rãnh hoặc gốc và bón làm nhiều đợt:
Đợt 1: Sau trồng 2,5-3 tháng, giúp cây non hồi xanh nhanh, chuẩn bị bước vào giai đoạn sinh trưởng mạnh. Bón 800-1000kg ĐYT NPK 12:7:20 và 200-250kg ure. Lúc này cây còn nhỏ, cày rạch hai bên hàng dứa, bón phân vào các đường rạch, xong lấp đất lại kết hợp với làm cỏ và vun hàng cho dứa.
Đợt 2: Sau trồng khoảng 5- 6 tháng, cây dứa bắt đầu sinh trưởng mạnh cả về thân, lá, rễ. Bón thúc giai đoạn này làm tăng tốc độ ra lá cũng như làm xoè rộng tán. Bón phân ĐYT NPK 12:7: 20 lượng khoảng 1200- 1500kg/ha.
Đợt 3: Sau trồng khoảng 9- 10 tháng (trước khi xử lý ra hoa 1,5- 2 tháng), dứa cần dinh dưỡng để phân hóa hoa tự, tạo tiền đề cho cây ra hoa kết quả tốt, quả phát triển nhanh. Tùy mức độ sinh trưởng của cây dứa mà bón phân ĐYT NPK 12:7:20 khoảng 450 - 500 kg/ha. Lúc này cây dứa đã to, tốt nên chỉ cần dùng chiếc muôi múc canh, xúc phân đổ vào nách lá gốc trước khi trời mưa, hoặc tưới.
Dứa trồng 1 lần có thể thu hoạch vài ba vụ. Để giảm công chăm sóc, làm cỏ và hạn chế hiện tượng rửa trôi phân bón, có thể trồng dứa theo phương pháp che phủ ni lon. Cách làm được khuyến cáo như sau:
Trước khi làm đất, bón 15-20 tấn phân hữu cơ ủ mục và 1.000- 1.300kg phân lân nung chảy Văn Điển. Tùy độ rộng của tấm màng phủ mà lên luống trồng 2 hoặc 3 hàng dứa. Lên luống sơ bộ, kẻ rạch rồi bón phân ĐYT NPK 12:7:20, lượng khoảng trên 2.000kg/ha. Lấp đất, vét rãnh và làm hoàn chỉnh luống rồi trải nylon, chèn chặt nylon 2 bên mép luống. Dùng dầm đục lỗ và trồng dứa. Khi trồng, dùng tay lùa xuống dưới nylon để lèn chặt đất vào xung quanh gốc cây dứa.
Dứa được che nylon chỉ cần bón thúc 1 lần vào khoảng 9- 10 tháng sau trồng tức trước khi xử lý ra hoa 1,5- 2 tháng.