Đưa ông chủ thành người giàu nhất thế giới từ bán túi LV, kim cương DeBeers, đồng hồ Hublot… đế chế hàng hiệu LVMH làm ăn ra sao?

10/06/2021 08:57
Trong vòng 15 năm (từ 2006 đến 2021), doanh thu và lợi nhuận sau thuế của LVMH tăng hơn 3 lần, cho thấy sự vươn lên vô cùng mạnh mẽ của họ. Cũng trong năm nay, công ty được định giá tới 329 tỷ USD và trở thành doanh nghiệp có giá trị lớn nhất tại châu Âu.

Trong năm 2021, mặc dù dịch Covid vẫn còn hoành hành, song những người giàu vẫn tiếp tục giàu lên; ngôi vị người giàu nhất thế giới cũng nhiều lần đổi chủ. Từ Jeff Bezos – ông chủ của Amazon đến người đứng đầu Tesla Elon Musk và hiện tại là Bernard Arnault – ông trùm của đế chế LVMH, Với 187,5 tỷ USD, người đứng đầu của doanh nghiệp thời trang số một thế giới đã không có đối thủ trên bảng xếp hạng của Forbes.

Việc khéo léo chèo lái tập đoàn LVMH vượt qua mùa khó khăn đã đem lại quả ngọt cho nhà tài phiệt tới từ Pháp, và trong bối cảnh dịch bệnh đang phần nào được khống chế tại hai thị trường lớn là Mỹ và châu Âu, dự kiến khối tài sản của Bernard Arnault sẽ còn tiếp tục phình to hơn trong những tháng tới.

Nhắc đến LVMH (với tên đầy đủ là LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton SE) là nhắc đến tập đoàn có tuổi đời 34 năm với trụ sở đặt tại Paris, Pháp, chủ sở hữu của nhiều thương hiệu xa xỉ mà chỉ nhắc nhắc đến tên thôi đã khiến hàng triệu con tim xao xuyến. Đó là Loius Vuitton, Christian Dior, Hublot hay TAG Heuer.... những thương hiệu thời trang, nước hoa và đồng hồ thuộc loại đắt đỏ nhất.

Tổng cộng, LVMH sở hữu 75 thương hiệu xa xỉ với 5,003 cửa hàng và 150,000 nhân viên trên toàn thế giới. Tính đến hết năm 2020, doanh thu của họ đạt 44.7 tỷ euro (tương đương 54.7 tỷ USD) với lợi nhuận sau thuế đạt 4.7 tỷ euro (5.7 tỷ USD), đứng thứ 64 trong bảng xếp hạng Forbes 2000 -2021.

Trong vòng 15 năm (từ 2006 đến 2021), doanh thu và lợi nhuận sau thuế của LVMH tăng hơn 3 lần, cho thấy sự vươn lên vô cùng mạnh mẽ của họ. Cũng trong năm nay, công ty được định giá tới 329 tỷ USD và trở thành doanh nghiệp có giá trị lớn nhất tại châu Âu.

Đưa ông chủ thành người giàu nhất thế giới từ bán túi LV, kim cương DeBeers, đồng hồ Hublot… đế chế hàng hiệu LVMH làm ăn ra sao? - Ảnh 1.

Một số thương hiệu thuộc sở hữu của LVMH (Ảnh: The Strategy Story)


Trong các mảng kinh doanh của công ty, mảng thời trang đem lại gần một nửa doanh thu cho hãng. Đây là điều dễ hiểu khi Louis Vuitton và Christian Dior – hai thương hiệu nổi tiếng nhất của LVMH về mảng này luôn đứng số một trong những sự lựa chọn của tầng lớp thượng lưu. Mảng rượu, đồng hồ và nước hoa có sự đóng góp đồng đều trong doanh thu của công ty, với những thương hiệu không kém phần nổi bật là Hennessy, Hublot, Acqua di Parma... Đặc biệt, Hublot là một trong những nhà tài trợ lớn tại Euro 2021 sắp được tổ chức tới đây; điều này càng cho thấy sự lớn mạnh của LVMH khi một thương hiệu của họ xuất hiện tại sự kiện bóng đá hàng đầu châu Âu.

Đưa ông chủ thành người giàu nhất thế giới từ bán túi LV, kim cương DeBeers, đồng hồ Hublot… đế chế hàng hiệu LVMH làm ăn ra sao? - Ảnh 2.


LVMH có độ phủ song rộng lớn trên toàn cầu, khi có cửa hàng tại rất nhiều nơi trên thế giới; trong đó, khu vực châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, là thị trường đem lại nguồn thu lớn nhất cho công ty trong nhiều năm trở lại đây. Nếu tính cả nước Nhật, thị trường châu Á đem lại khoảng trên 40% doanh thu năm 2020 cho LVMH, với gần 2000 cửa hàng trên toàn khu vực. Mỹ cũng là một thị trường mũi nhọn của hãng, khi nhiều người nổi tiếng tại đất nước này sẵn sàng chi ra hàng triệu USD chỉ để sở hữu những món đồ bản giới hạn (limited) của những hãng thời trang thuộc sở hữu của tập đoàn này.

Đưa ông chủ thành người giàu nhất thế giới từ bán túi LV, kim cương DeBeers, đồng hồ Hublot… đế chế hàng hiệu LVMH làm ăn ra sao? - Ảnh 3.

Cơ cấu doanh thu theo từng khu vực của LVMH năm 2020 (Ảnh: LVMH)

Cổ đông lớn nhất của LVMH là Christian Dior – nắm giữ hơn 41% cổ phần tại tập đoàn này. Chủ sở hữu của Dior – người nắm giữ tới 95% cổ phần công ty này, đồng thời cũng là chủ tịch và CEO của LVMH chính là tỷ phú Bernard Arnault. Trong bối cảnh công ty không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi dịch trong năm 2020 và có được sự hồi phục mạnh mẽ trong năm 2021 nhờ vào việc dịch Covid đang có dấu hiệu được đẩy lùi bởi vaccine, giá cổ phiếu của LVMH tăng trưởng mạnh mẽ từ đầu năm tới nay. Kết thúc quý 1/ 2021, LVMH đạt doanh thu 14 tỷ euro (17 tỷ USD), tăng tới 32% so với cùng kỳ năm 2020. Cổ phiếu của công ty cũng đạt mức giá 641.6 USD vào ngày 26/5 vừa qua, tức tăng tới hơn 25% so với đầu năm.

Đưa ông chủ thành người giàu nhất thế giới từ bán túi LV, kim cương DeBeers, đồng hồ Hublot… đế chế hàng hiệu LVMH làm ăn ra sao? - Ảnh 4.

Là một trong những cổ đông hàng đầu của LVMH, không khó hiểu khi tài sản Bernard Arnault gia tăng một cách khủng khiếp từ đầu năm đến nay. Tính tới những ngày cuối tháng 5, tổng tài sản của ông này đã đạt 187,5 tỷ USD, vượt qua cả nhà tài phiệt Jeff Bezos của Amazon để trở thành người đứng đầu bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes. Năm 2020, tài sản của ông này chỉ vào khoảng 75 tỷ USD, nhưng đã tăng gần gấp 3 lần trong năm nay nhờ vào sự bứt phá của cổ phiếu LVMH.

Đưa ông chủ thành người giàu nhất thế giới từ bán túi LV, kim cương DeBeers, đồng hồ Hublot… đế chế hàng hiệu LVMH làm ăn ra sao? - Ảnh 5.

Tài sản của ông Bernard tăng phi mã kể từ đầu năm tới nay (Ảnh: Forbes)


Giống như nhiều doanh nghiệp khác, LVMH cũng chịu ảnh hưởng tới các mảng kinh doanh vì dịch Covid, tuy nhiên tập đoàn giá trị nhất tại châu Âu nhanh chóng lấy lại vị thế của mình chỉ trong quý đầu tiên của năm 2021 và chưa hề có dấu hiệu dừng lại ở đó. Khi mà các nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, nhu cầu sử dụng các món hàng xa xỉ từ nhiều thương hiệu của LVMH cũng theo đó mà tăng. Do vậy, không khó hiểu khi chủ tịch của họ trở thành người giàu nhất hành tinh với tài sản tăng với tốc độ phi mã. Khi mà tập đoàn này vẫn tiếp tục tăng trưởng và chưa có dấu hiệu dừng lại, ngôi vị của ngài Bernard Arnault dự kiến sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian tới.

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
2 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
2 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
3 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
4 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
4 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.