Theo trang Khaosod (Thái Lan), ngành dừa trị giá tỷ USD của Thái Lan đang đối mặt biến động khi Việt Nam gia nhập cuộc đua tranh giành thị trường Trung Quốc.
Theo ông Narongsak Chuensucho, Giám đốc điều hành của NC Coconut và là Chủ tịch Hội đồng Công nghiệp tỉnh Ratchaburi, dừa tươi và nước dừa hiện cực kỳ phổ biến trên toàn thế giới.
Trung Quốc hiện là thị trường chính, tiếp nhận hơn 60% sản lượng dừa của Thái Lan, trong đó đồ uống chế biến đóng chai mang về 20 tỷ baht (550 triệu USD) mỗi năm.
Gần đây, có thông tin về việc Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dừa cể cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc, tương tự sầu riêng. Báo chí Thái Lan cho rằng nếu dừa Thái Lan không giữ được chất lượng, họ có thể đánh mất thị trường vào tay Việt Nam như cách sầu riêng Việt Nam đang tiến như vũ bão vào thị trường tỷ dân.
Cho đến nay, Thái Lan vẫn đang dẫn đầu thị trường về dừa nhưng Việt Nam hiện đang đẩy mạnh xuất khẩu . Thời tiết nóng và khô đã dẫn đến giá dừa tăng kỷ lục. Giá sản xuất đạt 1,1 USD mỗi quả trong khi giá tiêu dùng là 1,9-2,5 USD/quả còn giá quốc tế là khoảng 5,5 USD/quả.
“Gần đây, một số người trồng dừa chế biến và xuất khẩu từ ngoài vùng Ratchaburi (thủ phủ dừa của Thái Lan) không đáp ứng được tiêu chuẩn, ảnh hưởng đến chất lượng độ ngọt và hương vị, có thể ảnh hưởng đến niềm tin và sự phổ biến của dừa Thái Lan trên thị trường quốc tế”, ông Narongsak Chuensuchon nói.
Dừa tươi đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao vì không thể dùng tác động bên ngoài làm thay đổi hương vị. Nếu các các nhà máy chế biến sử dụng loại dừa có độ ngọt thấp để xuất khẩu có thể gây ảnh hưởng xấu đến sản phẩm.
Báo chí Thái Lan đang kiến nghị các cơ quan quản lý giảm sát chặt chẽ vấn đề này để đảm bảo chất lượng và tăng trưởng liên tục của sản phẩm dừa Thái Lan. Tuy nhiên, khi màu mưa đến gần, sản lượng dự kiến sẽ tăng vào tháng 7, tháng 8 và giá sẽ giảm xuống khoảng 0,7 USD/quả.
Ratchaburi là tỉnh đầu tiên được dãn nhãn GI (Geographical Indication – chỉ dẫn địa lý) cho quả dừa vào năm 2018. Những quả dừa xuất khẩu phải được trồng ở 7 huyện được chỉ định theo phương pháp sản xuất cụ thể gồm Damnoen Saduak, Wat Phleng, Mueang Ratchaburi, Ban Pong, Bang Phae, Pak Tho và Phothram.
Những người tham gia sản xuất phải đăng ký là thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất dừa Ratchaburi và có tài liệu truy xuất nguồn gốc. Tiêu chuẩn chỉ dẫn địa lý quy định độ ngọt là 6,508 Brix trong khi tiêu chuẩn chung đối với dừa Thái Lan là 7-8 Brix.
Với Việt Nam, tháng trước, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có cuộc làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc. 2 bên nhất trí sớm hoàn tất thủ tục để ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vẫn đối với quả dừa tươi xuất khẩu sang Trung Quốc.
Hiện mỗi năm Trung Quốc sử dụng khoảng 2,6 tỷ trái dừa tươi và 1,5 tỷ trái dừa phục vụ chế biến trong khi sản lượng của nước này chỉ đáp ứng được 10%.
Việt Nam, trong khi đó có lợi thế là nước đứng thứ 7 thế giới về sản xuất dừa và gần Trung Quốc. Nếu khai mở được thị trường này, xuất khẩu dừa được cho bó bước đột phá lớn. Diện tích trồng dừa của Việt Nam hiện khoảng 180.000 ha, tập trung số lượng lớn ở các tỉnh duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 2023, xuất khẩu dừa của Việt Nam đã chạm mốc 1 tỷ USD, được nhận định là cây kinh tế chủ lực.