Đưa vào sử dụng hơn 10 năm, vì sao đập thủy điện lớn nhất thế giới chưa bao giờ hoạt động hết công suất?

22/08/2022 08:00
Nhà máy thủy điện Tam Hiệp có thể tạo ra 197,1 tỷ kWh mỗi năm, vậy tại sao không thể hoạt động hết công suất mỗi ngày?

Theo thông tin công bố của nhà máy điện Tam Hiệp điện lực Trường Giang, 0 giờ 22 phút ngày 30/8/2021, dưới điều kiện bảo đảm an toàn phòng chống lũ lụt, 34 tổ máy của trạm thủy điện Tam Hiệp cùng hoạt động và kết nối mạng lưới điện với tổng lượng điện sản xuất đạt 22,5 triệu kWh, đánh dấu mốc lần đầu tiên vận hành hết công suất trong năm 2021.

 Đưa vào sử dụng hơn 10 năm, vì sao đập thủy điện lớn nhất thế giới chưa bao giờ hoạt động hết công suất? - Ảnh 1.

Chúng ta đều biết Tam Hiệp là đập thủy điện lớn nhất thế giới, là niềm tự hào của Trung Quốc, nhưng tại sao trước đó chưa từng hoạt động hết công suất? Vì không có khả năng làm được hay lo sợ điều gì?

Đập Tam Hiệp có thể sản xuất bao nhiêu lượng điện năng?

Theo Tập đoàn điện lực Tam Hiệp Trung Quốc công bố, đến thời điểm 24 giờ ngày 31/12/2020, trạm thủy điện Tam Hiệp đã tích lũy được sản lượng điện đạt 111,8 tỷ kWh trong cả năm.

Con số này không chỉ trở thành kỷ lục cao nhất về sản lượng điện sản xuất trong lịch sử của đập Tam Hiệp, mà còn phá vỡ kỷ lục thế giới 103,098 tỷ kWh của đập thủy điện Itaipu (một đập thủy điện trên sông Paraná nằm ở biên giới giữa Brazil và Paraguay).

Con số sản lượng điện sản xuất này có ý nghĩa gì?

 Đưa vào sử dụng hơn 10 năm, vì sao đập thủy điện lớn nhất thế giới chưa bao giờ hoạt động hết công suất? - Ảnh 2.
 Đưa vào sử dụng hơn 10 năm, vì sao đập thủy điện lớn nhất thế giới chưa bao giờ hoạt động hết công suất? - Ảnh 3.

Giá trị thị trường điện năng của đập thủy điện thông thường vào khoảng 0,25-0,3 NDT/kWh (hơn 860-1.000 đồng). Do đó, đập thủy điện Tam Hiệp đã thu được nguồn lợi nhuận 27,95-33,54 tỷ NDT (96,3-115,5 nghìn tỷ đồng) trong năm 2020.

Nếu tính theo mức tiêu thụ điện hàng năm của một gia đình 3 người là 1.000 kWh thì lượng điện do đập thủy điện Tam Hiệp tạo ra vào năm 2021 có thể được sử dụng cho 335,4 triệu gia đình trong một năm.

Không chỉ có thế, vì nhu cầu sử dụng điện là cố định nên các cơ sở phát điện thủy lợi phải sản xuất nhiều hơn, nhà máy điện than giảm lượng sản xuất tương ứng. Nhờ đó, Trung Quốc có thể tiết kiệm số lượng rất lớn tài nguyên than đá.

Theo ước lượng, năm 2020, tổng sản lượng điện sản xuất của đập thủy điện Tam Hiệp tương đương với lượng điện được tạo ra bằng cách đốt 34 tỷ tấn than tiêu chuẩn của nhà máy nhiệt điện. Đồng thời, đốt một lượng than khổng lồ như thế sẽ sản sinh ra 94,02 tỷ tấn khí Cacbonic (CO2), 21,2 nghìn tấn Nitơ oxide (N2O), cùng với 22,4 nghìn tấn Lưu huỳnh dioxide (SO2).

 Đưa vào sử dụng hơn 10 năm, vì sao đập thủy điện lớn nhất thế giới chưa bao giờ hoạt động hết công suất? - Ảnh 4.
 Đưa vào sử dụng hơn 10 năm, vì sao đập thủy điện lớn nhất thế giới chưa bao giờ hoạt động hết công suất? - Ảnh 5.

Cũng có thể nói, vì có sự tồn tại của đập thủy điện Tam Hiệp, Trung Quốc đã tiết kiệm tài nguyên than đá, còn giảm thiểu lượng khí độc hại thải ra ngoài môi trường. Ở một góc độ nào đó, việc xây dựng đập Tam Hiệp là nước đi "nhất cử lưỡng tiện".

Tuy nhiên, thành tích sản xuất điện năng của đập Tam Hiệp năm 2020 mặc dù đạt kỷ lục nhưng vẫn chưa phải con số xuất sắc nhất nếu so với quy mô đập nước lớn nhất thế giới. Vì sao lại như vậy?

Nguyên nhân khiến đập thủy điện Tam Hiệp không thể hoạt động hết công suất

Là nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới, đập Tam Hiệp có tổng cộng 32 tổ máy phát điện 700.000 kWh và hai tổ máy phát điện 50.000 kWh với công suất lắp đặt lên đến 22,5 triệu kWh.

Nếu tất cả các tổ máy cùng ở trạng thái hoạt động, nhà máy thủy điện Tam Hiệp có thể tạo ra 6.250 kWh mỗi giây và 540 triệu kWh trong một ngày. Cuối cùng, sản lượng điện tích lũy trong một năm có thể lên tới 197,1 tỷ kWh, tương đương với lượng điện tiêu thụ hàng năm của 5,4 triệu hộ gia đình.

 Đưa vào sử dụng hơn 10 năm, vì sao đập thủy điện lớn nhất thế giới chưa bao giờ hoạt động hết công suất? - Ảnh 6.

Song, nhà máy thủy điện Tam Hiệp có thể tạo ra 197,1 tỷ kWh mỗi năm, vậy tại sao không thể hoạt động hết công suất mỗi ngày?

Điều này có liên quan đến mục đích chính của Trung Quốc khi xây dựng đập Tam Hiệp là để kiểm soát lũ lụt chứ không phải phát điện.

Ngoài ra, đập Tam Hiệp còn đảm đương những nhiệm vụ khác như vận chuyển hàng hóa, tưới tiêu, điều chỉnh lượng nước trên sông... Những nhiệm vụ này sẽ chiếm dụng nguồn nước ban đầu được sử dụng để phát điện. Do đó các tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện Tam Hiệp sẽ không phát huy hết công suất trong các trường hợp bình thường.

 Đưa vào sử dụng hơn 10 năm, vì sao đập thủy điện lớn nhất thế giới chưa bao giờ hoạt động hết công suất? - Ảnh 7.

111,8 tỷ kWh điện của nhà máy thủy điện Tam Hiệp vào năm 2020 là sản lượng điện tối đa có thể tạo ra dưới tiền đề cân bằng nhiệm vụ kiểm soát lũ lụt, vận chuyển hàng hóa và sử dụng tài nguyên nước.

Ngoài ra, để đạt được công suất hoạt động tối đa, mực nước của Tam Hiệp phải đạt đến một độ cao nhất định.

 Đưa vào sử dụng hơn 10 năm, vì sao đập thủy điện lớn nhất thế giới chưa bao giờ hoạt động hết công suất? - Ảnh 8.

Trong mùa lũ của sông Trường Giang năm 2021, do lượng mưa liên tục ở khu vực thượng lưu, vào lúc 0 giờ ngày 30/8, mực nước phía trước đập Tam Hiệp dâng lên đến 154,45 mét, đáp ứng yêu cầu hoạt động hết công suất của 34 tổ máy.

Do đó, với sự hỗ trợ và hợp tác mạnh mẽ của Ủy ban Thủy lợi sông Trường Giang, Tập đoàn lưới điện Trung Quốc, Tập đoàn lưới điện miền Nam Trung Quốc và các đơn vị khác, nhà máy điện Tam Hiệp điện lực Trường Giang thực hiện lần đầu tiên hoạt động hết công suất, trong điều kiện đảm bảo an toàn cho cư dân dọc hai bên bờ sông và cơ sở hạ tầng xung quanh.

Nguồn: Sohu

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
15 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
15 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
16 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
16 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
17 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
1 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
2 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.