Đức có thể rơi vào suy thoái do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

08/08/2019 12:34
Đức phụ thuộc lớn vào xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc và Mỹ, hai nền kinh tế đang ở hai đầu đối trọng của cuộc chiến thương mại ...

Mối quan ngại rằng kinh tế Đức có thể bị đẩy vào suy thoái do chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng khi số liệu công bố ngày 7/8 cho thấy sản lượng công nghiệp của nước này sụt mạnh trong tháng 6, CNN cho biết.

Sản lượng công nghiệp của nền kinh tế lớn nhất châu Âu giảm hơn 5% so với năm trước, dấu hiệu cho thấy tăng trưởng quý 2 của nước này có thể cũng giảm.

"Chúng tôi đánh giá báo cáo sản xuất công nghiệp hôm nay của Đức rất kém khả quan", các nhà kinh tế tại Dutch bank ING, cho biết. "Chúng ta nên chuẩn bị cho sự thụt lùi của kinh tế Đức".

Đức phụ thuộc lớn vào xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc và Mỹ, hai nền kinh tế đang ở hai đầu đối trọng của cuộc chiến thương mại. Doanh số ôtô toàn cầu suy giảm cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới các nhà sản xuất ôtô của Đức. Bên cạnh đó, mối quan ngại về những bất ổn khi Anh rời châu Âu (còn gọi là Brexit) cũng ngày càng gia tăng.

"Thương mại toàn cầu suy yếu, ngành công nghiệp ôtô toàn cầu trì trệ, Brexit, những vấn đề kinh tế của Trung Quốc đang tạo một 'cơn bão' hoàn hảo cho kinh tế Đức", Kit Juckes, nhà chiến lược tại Societe Generale, nhận định.

Tuy nhiên, Đức không phải là nạn nhân duy nhất của 'cơn bão' đó. Tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm nay và năm sau do ảnh hưởng của những xung đột thương mại. IMF cảnh báo rằng nếu căng thẳng Mỹ - Trung tiếp tục leo thang vào năm 2020, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm 0,5 điểm phần trăm.

Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang đua nhau hành động để tránh khỏi 'cơn bão' này. Tuần trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã giảm lãi suất lần đầu tiên trong 11 năm, còn Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng phát tín hiệu về việc sẽ nới lỏng thêm chính sách tiền tệ.

Ngày 7/8, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ tuyên bố hạ lãi suất lần thứ tư liên tiếp, trùng với động thái hạ lãi suất của ngân hàng trung ương Thái Lan và hạ lãi suất nhiều hơn dự báo của Ngân hàng Dự trữ New Zealand.

Các nhà phân tích nhận định rằng, những sự kiện gần đây liên tục khiến các nhà đầu tư phải đau đầu và có thể buộc các ngân hàng trung ương có những động thái mạnh mẽ hơn nữa. 

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đẩy chiến tranh thương mại lên một bước nữa khi tuyên bố Mỹ sẽ đánh thêm thuế lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào tháng 9. Tiếp đó, Mỹ gọi Trung Quốc là "quốc gia thao túng tỷ giá" sau khi Bắc Kinh hạ giá đồng Nhân dân tệ xuống mức thấp nhất 11 năm. Những sự kiện này khiến mối quan ngại về một cuộc chiến tiền tệ ngày càng tăng.

Theo các nhà phân tích tại Capital Economics, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể sẽ còn leo thang nữa bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ không đồng ý với những yêu cầu từ phía Mỹ và thay đổi chính sách công nghiệp của mình.

"Chúng tôi dự báo thuế quan sẽ còn còn tăng thêm nữa, lên tới 25% lên toàn bộ hàng hoá Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ", các nhà phân tích của Capital Economics nhận định trong một báo cáo.

Tại Đức, với tăng trưởng kinh tế quý đầu năm là 0,4% và tình hình có thể sẽ tồi tệ hơn trước khi có dấu hiệu khởi sắc. Theo Capital Economics, các khảo sát doanh nghiệp cho thấy tình hình sản xuất tại Đức còn tệ hơn nữa trong tháng 7.

Khảo sát doanh nghiệp mới nhất của viện nghiên cứu kinh tế Ifo tại Đại học Munich cũng cho thấy những dự báo về sản xuất của Đức đang ở mức thấp nhất kể từ cuối năm 2012 trong khi châu Âu vẫn đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ.

"Ngày càng nhiều công ty nói rằng họ có ý định cắt giảm sản xuất trong quý tới", Ifo cho biết ngày 7/8. Commerzbank, ngân hàng lớn thứ hai của Đức, cũng cho biết đã chuẩn bị quỹ dự phòng gấp đôi trong quý hai để ứng phó với những khoản vay không thu hồi được. Ngân hàng này cũng cảnh báo sẽ gặp khó khăn hơn để đạt mục tiêu lợi nhuận năm 2019 bởi "tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi đáng kể" và "tình hình địa chính trị ngày càng bất ổn".

Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
6 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
6 giờ trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
7 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
8 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
8 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Tin cùng chuyên mục

Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
1 ngày trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.
Chiếc iPhone này đang bán chạy nhất thế giới, không phải iPhone 16!
1 ngày trước
Theo Counterpoint Research, trong quý 3/2024, mẫu iPhone này đang có doanh số bán ra cao nhất thế giới.
Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán hàng: Có dễ thực hiện?
1 ngày trước
Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi lần này nêu rõ trách nhiệm cho các sàn TMĐT phải kê khai thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT.
6 tháng, Ngân hàng Nhà nước bán ra hơn 13 tấn vàng: Vì sao người Việt vẫn "mê" vàng đến thế?
1 ngày trước
Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng ra thị trường hơn 13 tấn vàng trong vòng 6 tháng để "hạ nhiệt" giá vàng.