“Đục nước béo cò”: Thị trường năng lượng hỗn loạn đang là cơ hội cho các công ty này kiếm bội tiền

05/11/2021 15:56
Giá than tăng cao đang giúp một nhóm nhỏ các công ty gặt hái được phần thưởng lớn.

Thắng lớn từ khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Thungela Resources, nhà sản xuất than nhiệt xuất khẩu hàng đầu Nam Phi, có một khởi đầu đầy có khăn vào tháng 6, sau khi chia tách khỏi công ty khai thác than Anglo American. Giá cổ phiếu của Thungela Resources giảm tới 25% trong lần đầu tiên giao dịch.

Nhưng kể từ đó, giá than tăng cao đã giúp công ty có trụ sở tại Johannesburg này phát triển mạnh. Cổ phiếu của công ty đã tăng hơn 300% trước khi quay đầu trong tháng qua và hiện đạt giá trị thị trường là 581 triệu USD.

Thungela nằm trong nhóm nhỏ các công ty khai thác đang nổi lên như những người thắng lớn từ cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đã đẩy giá than nhiệt lên mức kỷ lục. Những công ty khác bao gồm Glencore, nhà xuất khẩu than nhiệt lớn nhất thế giới, Peabody Energy, Whitehaven Coal và Exxaro Resources.

Châu Á vẫn có nhu cầu đối với nhiên liệu hóa thạch ô nhiễm và các ngân hàng từ chối cấp vốn cho các mỏ than mới. Chính vì điều này, các công ty khai thác dự kiến ​​sẽ còn sinh lợi nhuận lớn cho các cổ đông trong năm nay và thậm chí còn kiếm nhiều tiền trong những năm tới.

Giá than đã tăng vọt từ mức 80 USD/tấn hồi đầu năm, lên mức 250 USD trước khi giảm còn khoảng 154 USD.

Sự gián đoạn nguồn cung ở hai nước sản xuất chính là Nam Phi và Indonesia, nhu cầu điện tăng ở Trung Quốc và các công ty dịch vụ ở đông bắc Á cùng với việc chuyển đối sử dụng từ khí đốt sang than của châu Âu là nguyên nhân tạo nên sự gia tăng bất thường này.

Nhu cầu về than vẫn còn mạnh mẽ. Đây là một nguồn cung năng lượng cơ bản đáng tin cậy cho các lưới điện, đặc biệt là ở châu Á, nơi còn rất nhiều người sống thiếu thốn năng lượng.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính có 140GW các nhà máy than mới trên toàn cầu đang được xây dựng. Trước hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 ở Glasgow, các nhà lãnh đạo G20 không còn muốn chấm dứt việc tiêu thụ than ở nước mình.

Đối với các nhà đầu tư có thể sở hữu các nhà sản xuất than, năm tới hứa hẹn sẽ có lợi nhuận gấp bội.

Các nhà phân tích tại JPMorgan ước tính bộ phận than của tập đoàn Glencore có thể lãi kỷ lục 8,3 tỷ USD trước lãi vay, thuế và khấu hao vào năm 2022, khi sản lượng tăng lên hơn 120 triệu tấn. Toàn bộ tác động của đợt tăng giá trong năm 2021 sẽ ảnh hưởng đến thu nhập. Điều này có thể mở đường cho các cổ đông có được lợi nhuận tiền mặt lớn.

Glencore cũng chuẩn bị thu lợi nhuận lớn với thỏa thuận trị giá 588 triệu USD để mua lại các đối tác của mình là Anglo American và BHP tại Cerrejón, một mỏ than của Colombia.

Do cách xếp đặt giao dịch, Glencore sẽ nhận được tất cả số tiền tạo ra từ mỏ vào năm 2021, cho đến khi giao dịch kết thúc trong năm nay hoặc năm 2022. Tony Robson của Global Mining Research cho biết: "Theo các số liệu của tôi, Cerrejón sẽ tạo ra 1,2 tỷ USD cho đến tháng 6 năm 2022, hoặc 650 triệu USD cho đến ngày 31/12 năm nay."

Công ty môi giới Liberum tính toán rằng Thungela sẽ tạo ra hơn 400 triệu USD dòng tiền tự do vào năm tới, chiếm gần 3/4 giá trị thị trường của công ty. "Với những gì đã xảy ra với các mạng lưới năng lượng trên toàn thế giới trong ba tháng qua, thì giá cổ phiếu Thungela vẫn rẻ đến khó tin", chuyên gia phân tích Ben Davis của Liberum cho biết.

“Đục nước béo cò”: Thị trường năng lượng hỗn loạn đang là cơ hội cho các công ty này kiếm bội tiền - Ảnh 1.

Mặc dù giá cổ phiếu của các nhà sản xuất than đã tăng mạnh, nhưng vẫn chưa đủ để thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận. Do đó, họ vẫn bị đánh giá thấp và các nhà phân tích cho rằng khó mà nắm bắt được việc đánh giá lại.

Nhà phân tích Christopher LaFemina của Jefferies cho biết: "Nhiều quỹ không thể mua những cổ phiếu này do lo ngại về môi trường, xã hội và công tác quản trị. Một số sẽ không mua do rủi ro than nhiệt đang trong sự suy giảm cơ cấu dài hạn".

Các hoạt động dự kiến trong tương lai

Trước mắt, câu hỏi lớn đối với các nhà sản xuất than và các nhà đầu tư của họ là thời kỳ bùng nổ kéo dài bao lâu và họ nên làm gì với khoản lợi nhuận khổng lồ mà họ đang kiếm được. Một số nhà giao dịch cho rằng giá đã đạt đỉnh. Giá than có khả năng giảm mạnh mặc dù có thể tiếp tục tăng trong suốt mùa đông ở bắc bán cầu và mùa nóng ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, các lãnh đạo ngành lại tỏ ra lạc quan hơn, mặc dù Trung Quốc đã ra lệnh cho các công ty khai thác nước này nỗ lực hết sức để nâng sản lượng than và chấm dứt tình trạng cắt điện luân phiên. ​Giá than nhiệt giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hóa Trịnh Châu giảm mạnh sau động thái này.

Nombasa Tsengwa, tân giám đốc điều hành của nhà sản xuất than Nam Phi Exxaro, kỳ vọng giá sẽ ổn định trong khoảng thời gian còn lại của năm 2021 và cho đến năm 2022. Bà nói với Financial Times: "Nhu cầu than nhiệt mạnh từ Bắc bán cầu, giá khí đốt tăng cùng với sự phục hồi chậm chạp của cả nguồn cung đường biển và nội địa Trung Quốc sẽ hỗ trợ giá vận tải biển".

Tsengwa cho biết Exxaro cũng đang tìm cách phát triển các mặt hàng "thuận lợi với tương lai giảm khí thải carbon". Trong khi đó, giám đốc điều hành của Peabody, Jim Grech, cho biết công ty khai thác tại Mỹ sẽ sử dụng khoản lợi nhuận vượt mục tiêu ban đầu để trả nợ, mở rộng và khử carbon đối với những tài sản hiện có của mình, cũng như xem xét các hoạt động mua lại và sáp nhập.

Glencore cũng đã nói rõ chiến lược của mình. Công ty có trụ sở tại Thụy Sĩ này có kế hoạch đóng cửa mang kinh doanh than và tất cả các mỏ khai thác trong vòng 30 năm tới. Trong thời gian đó, họ sẽ sử dụng một khoản tiền thu được từ than đá để mở rộng hoạt động sản xuất quan trọng của công ty là kim loại cho pin, bao gồm đồng, coban và niken. Phần còn lại công ty sẽ "lại quả" cho các cổ đông.

Tân giám đốc điều hành Gary Nagle nói với các nhà đầu tư vào tháng 8: "Chúng tôi sẽ tiếp tục giảm sản lượng theo cam kết về khí hậu".

Tại Thungela, Ndlovu cho biết công ty sẽ sử dụng lợi nhuận bội thu để trao cho các cổ đông, những người đã đến và giúp duy trì 7 mỏ than ở Nam Phi, để họ có thể xoay xở các khoản nợ cuối cùng của mình.

Tham khảo Financial Times


Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
6 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
5 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
5 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
4 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
9 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.