Đức và 'cuộc chia tay' đau đớn với Nga: Không 'nỡ' ra đòn mạnh tay, 'cơn nghiện' năng lượng không thể chấm dứt trong vài tuần

06/04/2022 19:47
Hiện tại, những vấn đề trên đang trở nên căng thẳng hơn khi các nhà lãnh đạo châu Âu tranh luận về việc họ có nên đưa năng lượng vào các lĩnh vực bị trừng phạt hay không. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng nhu cầu của họ đối với các loại hàng hóa thiết yếu từ Nga tiếp tục leo thang.

Năm ngoái, Nga đã cung cấp hơn 1 nửa lượng khí đốt tự nhiên và khoảng 1/3 lượng dầu mà Đức sử dụng để sưởi ấm cho các hộ gia đình, nhà máy điện và nhiên liệu cho ô tô, xe buýt và xe tải. Trong khi đó, gần 1 nửa lượng than nhập khẩu của Đức – là nhiên liệu quan trọng đối với ngành sản xuất thép của nước này, cũng đến từ Nga. Có thể thấy, khí đốt, dầu mỏ và than đá của Nga là một phần không thể tách rời trong cuộc sống hàng ngày của người dân Đức.

Đường ống dẫn khí đốt tự nhiên đầu tiên nối từ Tây Đức với Siberia được hoàn thành vào đầu những năm 1980. Đây được coi là một "sản phẩm" từ thời Chiến tranh Lạnh và hiện vẫn còn được sử dụng ở phía đông nước Đức, vốn liên kết trực tiếp với Nga và cũng là lý do khiến dầu từ các nhà cung cấp khác khó đến được khu vực này của Đức.

Hiện tại, những vấn đề trên đang trở nên căng thẳng hơn khi các nhà lãnh đạo châu Âu tranh luận về việc họ có nên đưa năng lượng vào các lĩnh vực bị trừng phạt hay không. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng nhu cầu của họ đối với các loại hàng hóa thiết yếu từ Nga tiếp tục leo thang.

Từ những công ty hóa chất và thép hàng đầu cho đến nhà sản xuất bánh kẹo, các lãnh đạo doanh nghiệp đã cảnh báo rằng nếu không có nguồn cung khí đốt, dầu và than ổn định, hoạt động của họ sẽ bị đình trệ.

Khí đốt tự nhiên giúp Đức sưởi ấm các ngôi nhà và tạo ra điện

Gần 1 nửa các ngôi nhà ở Đức sử dụng khí đốt tự nhiên để vận hành các thiết bị sưởi ấm. Loại khí này còn được dùng để tạo ra điện trong ngành công nghiệp nặng. Các liên đoàn lao động lớn sử dụng khí đốt tự nhiên để sản xuất hóa chất, khai thác mỏ và dược phẩm đã cảnh báo rằng việc giảm lượng nhập khẩu khí đốt có thể dẫn đến hậu quả nhiều người sẽ mất việc.

Một nhóm các nhà kinh tế tại Học viện Khoa học Quốc gia Leopoldina cho biết trong một báo cáo hồi tháng trước rằng, nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt trong một thời gian ngắn thì Đức vẫn "xoay xở" được khi tăng cường tận dụng các nguồn năng lượng khác.

Robert Habeck – Bộ trưởng Bộ Năng lượng của Đức, đang nỗ lực thực tìm cách đạt được mục tiêu đó. Ông đã thực hiện các chuyến thăm đến Qatar và Washington để củng cố quan hệ song phương trong vấn đề năng lượng. Ông cho biết, Đức đã giảm 15% sự phụ thuộc vào khí đốt Nga và đưa mức này xuống 40% trong 3 tháng đầu năm.

Đức và cuộc chia tay đau đớn với Nga: Không nỡ ra đòn mạnh tay, cơn nghiện năng lượng không thể chấm dứt trong vài tuần - Ảnh 1.

Ông Robert Habeck.

Tuy nhiên, các lãnh đạo của ngành này vẫn chưa áp lệnh trừng phạt với khí đốt tự nhiên của Nga. Martin Brudermüller – CEO của nhà sản xuất hóa chất BASF, cảnh báo rằng việc Nga "khóa van" sẽ gây ra những thiệt hại không thể bù đắp. Ông cho rằng, quá trình ngừng sử dụng khí đốt tự nhiên của Nga để chuyển sang các nhà cung cấp khác sẽ mất từ 4-5 năm chứ không chỉ vài tuần.

Brudermüller phát biểu tại cuộc phỏng vấn vào tuần trước: "Chẳng nhẽ chúng ta muốn hủy hoại toàn bộ nền kinh tế một cách mù quáng hay sao? Tàn phá những gì chúng ta đã gây dựng trong nhiều thập kỷ? Tôi cho rằng việc ‘thử’ làm như vậy sẽ là vô trách nhiệm."

Các nhà sản xuất socola, đồ ăn nhẹ và đồ ngọt của Đức cũng cảnh báo rằng tình trạng thiếu khí đốt sẽ khiến khả năng sản xuất của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiệp hội Sản xuất bánh kẹo Đức (BDSI), cho biết: "Khí đốt là nguồn năng lượng quan trọng trong hầu hết cả ngành sản xuất bánh kẹo của Đức. Các công ty trong ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho người Đức, đặc biệt là trong thời điểm thiếu lương thực các trường hợp khẩn cấp khác."

Cuối tuần trước, Lithuania thông báo rằng họ ngừng nhập khẩu khí đốt từ Nga bắt đầu từ tháng 4. Tuy nhiên, 2,8 triệu dân nước này chỉ tiêu thụ 11% năng lượng, trong khi Đức có tỷ lệ tới 27%.

Ngoài việc cung cấp một lượng lớn khí đốt, Nga còn sở hữu và vận hành hàng nghìn dặm đường ống và một số bể chứa quan trọng ở Đức thông qua các công ty con của Gazprom. Trong số đó phải kể đến Astora – công ty sở hữu bể chứa khí đốt tự nhiên dưới lòng đất lớn nhất Tây Âu.

Hôm thứ Hai, ông Habeck thông báo rằng Đức đang tạm thời kiểm soát chi nhánh Gazprom Germania thuộc Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga cho đến ngày 30/9. Động thái này được coi là một bước quan trọng trong việc chiếm lợi thế kiểm soát nguồn cung khí đốt từ Nga.

Dầu chảy vào Đức qua những đường ống từ thời Chiến tranh Lạnh

Đức và cuộc chia tay đau đớn với Nga: Không nỡ ra đòn mạnh tay, cơn nghiện năng lượng không thể chấm dứt trong vài tuần - Ảnh 2.

Một mỏ khai thác than ở Nga.

Hơn 1/3 tổng số dầu được tinh chế ở Đức đến từ Nga, phần lớn trong số đó chảy trực tiếp đến cơ sở ở khu vực miền đông của nước này. Do đó, việc thay thế dầu của Nga không chỉ là thay thế một lượng lớn dầu thô (Đức đã mua 27 tỷ tấn từ Nga năm 2021), mà còn là tìm cách vận chuyển dầu đến các nhà máy lọc ở phía đông. Trong khi đó, Đức không có đường ống nào chảy qua khu vực trước đây phân chia Đông và Tây Đức.

Đức đã nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung dầu, khi giảm tỷ trọng dầu của Nga từ 35% xuống 25% trong 3 tháng đầu năm nay. Bắt đầu từ giữa tháng 4, nhà máy lọc dầu Leuna ở đông Đức sẽ chỉ chế biến lượng dầu của Nga bằng 1 nửa so với những năm trước. Thay vào đó, dầu thô từ các nước khác được vận chuyển bằng xe tải và đường sắt từ miền tây nước này. Song, nhà máy lọc dầu PCK ở thị trấn khác phía đông Đức – Schwedt, lại chưa thực sự sẵn sàng để loại bỏ hoàn toàn các hợp đồng tương lai gắn với dầu của Nga.

Dù đã giảm 1 nửa sự phụ thuộc nhưng Đức vẫn cần Nga

Than được đánh giá là dễ thay thế nhất trong 3 nguồn năng lượng. Tuy nhiên, Đức vẫn cần Nga trong việc cung cấp khoảng 1 nửa lượng than nhập khẩu, sau khi đóng cửa mỏ than cuối cùng vào cuối năm 2018.

Bộ Kinh tế nước này cho biết, trong 6 tuần qua, Đức có thể chuyển đổi hệ thống vận chuyển và ký kết các thỏa thuận khác để giảm sự phụ thuộc vào Nga. Hiện tại, 25% nhu cầu than của Đức đều đang được Nga đáp ứng và quốc gia này có kế hoạch ngừng hoàn toàn nhập khẩu than vào cuối mùa hè.

Dẫu vậy, cho đến thời điểm đó, ông Habeck vẫn cho biết Đức cần một nguồn cung cấp năng lượng ổn định để duy trì vai trò là đầu tàu kinh tế của EU. Đây sẽ là yếu tố cấp bách khi châu Âu cho biết sẽ cung cấp năng lượng và nguồn cung cho Ukraine.

Tham khảo NYT

https://cafef.vn/duc-va-cuoc-chia-tay-dau-don-voi-nga-khong-no-ra-don-manh-tay-con-nghien-nang-luong-khong-the-cham-dut-trong-vai-tuan-20220406164847894.chn

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
6 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
7 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
7 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Đột ngột bật tăng phiên cuối tuần
8 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Giá dầu thô thế giới đột ngột bật tăng trong phiên cuối tuần. Giá dầu WTI và Brent tăng từ 1,3 USD đến 1,4 USD/thùng so với ngày hôm qua 21/11.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
8 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.
Giải bài toán tài chính cho khách hàng mua biệt thự “mùa cuối năm”
2 ngày trước
Trong bối cảnh thị trường đang ở giai đoạn “thăm dò”, nhiều người mua bất động sản ưu tiên các yếu tố chắc chắn như: pháp lý rõ ràng, chính sách hỗ trợ tài chính tốt…, loạt ưu đãi hấp dẫn từ Eurowindow Twin Parks kích cầu và gia tăng sức hút ở dòng sản phẩm biệt thự song lập đối với khách mua ở thực và giới đầu tư.