Đừng bất ngờ: 'Công xưởng của thế giới' sắp ngược dòng biến châu Âu thành công xưởng, sản xuất mặt hàng quan trọng không kém dầu mỏ, khí đốt

1 ngày trước
Châu Âu thậm chí chấp nhận mở các nhà máy sản xuất mà không có yêu cầu về chuyển giao công nghệ hoặc bằng sáng chế.
Đừng bất ngờ: 'Công xưởng của thế giới' sắp ngược dòng biến châu Âu thành công xưởng, sản xuất mặt hàng quan trọng không kém dầu mỏ, khí đốt - Ảnh 1

Theo một nghiên cứu mới, châu Âu có nguy cơ trở thành "nhà máy lắp ráp" cho các nhà sản xuất pin Trung Quốc, trừ khi châu lục này đưa ra các quy định đảm bảo chuyển giao công nghệ và kỹ năng để đổi lấy hỗ trợ từ các chính phủ.

Transport & Environment, một nhóm vận động vì môi trường đã cảnh báo rằng mối quan hệ đối tác hiện tại giữa các nhà sản xuất pin Trung Quốc và các công ty ô tô châu Âu quá tập trung vào việc đảm bảo nguồn cung pin ngắn hạn mà không có bất kỳ khuôn khổ pháp lý nào về chuyển giao công nghệ, dẫn đến rủi ro địa chính trị và an ninh trong tương lai.

"Chúng ta có thể dành thêm 10-15 năm nữa để thử và thất bại với những công ty như Northvolt", Julia Poliscanova – giám đốc cao cấp tại T&E cho biết. "Hoặc chúng ta có thể hưởng lợi từ chuyên gia công nghệ và sử dụng nó để bắt kịp họ, giống các người Trung Quốc đã làm trong 20 năm qua".

Cảnh báo được đưa ra khi châu Âu đang cố gắng xây dựng lại chiến lược để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc bằng cách xây dựng chuỗi cung ứng địa phương cho các công nghệ xanh. Tham vọng của họ bị ảnh hưởng nặng nề sau sự sụp đổ gần đây của Northvolt, niềm hy vọng lớn nhất về pin của cả châu lục.

Northvolt từng là hãng pin xe điện lớn nhất châu Âu - niềm tự hào công nghệ xanh của người Thụy Điển, cũng là đối thủ khả dĩ nhất của châu Âu để cạnh tranh với các hãng pin châu Á. Hãng này nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào cuối năm 2024. 

Để lấp khoảng trống, nhiều nhà sản xuất ô tô châu Âu đang hợp tác với các hãng sản xuất pin Trung Quốc để đảm bảo nguồn cung cấp pin cho các chiến dịch phát triển xe điện mạnh mẽ sắp tới.

Tháng 12/2024, Stellantis cho biết sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất pin lithium trị giá 4,1 tỷ USD tại Tây Ban Nha cùng CATL của Trung Quốc, nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới. Theo chính phủ Tây Ban Nha, dự án nhận gần 300 triệu euro viện trợ nhưng không có điều kiện nào về công nghệ hoặc chuyển giao kỹ năng.

Stellantis không bình luận về thỏa thuận với CATL.

Đừng bất ngờ: 'Công xưởng của thế giới' sắp ngược dòng biến châu Âu thành công xưởng, sản xuất mặt hàng quan trọng không kém dầu mỏ, khí đốt - Ảnh 2

Volkswagen cũng đang hợp tác với Gotion High-tech của Trung Quốc cho nhà máy pin tại Salzgitter. Nhà sản xuất ô tô Đức đã trở thành cổ đông lớn nhất của Gotion khi công ty con tại Trung Quốc đầu tư 1,1 tỷ euro vào năm 2020 nhưng có vẻ có rất ít quyền sở hữu trí tuệ hoặc chuyển giao công nghệ, theo T&E. VW không có thêm bình luận.

"Nếu không có thêm các yêu cầu từ châu Âu, chúng ta sẽ chẳng học được gì. Chúng ta chỉ có các nhà máy lắp ráp", Poliscanova nói thêm.

Hơn 90% pin xe điện và pin lưu trữ hiện được sản xuất bởi các công ty Trung Quốc và Hàn Quốc, 40% nhà máy pin gigafactory (cỡ lớn) được xác nhận cũng đến từ các công ty này.

Khác với châu Âu, Mỹ chọn hợp tác với nhà sản xuất pin Hàn Quốc. Ford lập một liên doanh với SK (Hàn Quốc), mặc dù có quan hệ đối tác với CATL. General Motors hợp tác với Samsung SDI.

Trong trường hợp hợp tác với các nhà sản xuất Trung Quốc như BYD, Washington đã đặt rra các yêu cầu về chuyển giao kỹ năng và kiểm soát các mối quan hệ hợp tác.

Brussels hiện cũng muốn các công ty Trung Quốc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp châu Âu để đổ lại hỗ trợ từ EU. Họ đang xem xét lại các quy định của mình nhưng các yêu cầu có vẻ nhỏ hơn rất nhiều so với yêu cầu đang được thực thi ở Trung Quốc hay Mỹ.

Trung Quốc hiện đi trước rất xa các đối thủ trong lĩnh vực sản xuất pin. Northvolt và các công ty châu Âu cho đến nay chỉ tập trung vào sản xuất pin NMC, loại pin đắt tiền nhưng chất lượng cao hơn. Một số cũng đã cân nhắc phát triển loại pin giá rẻ dựa trên công nghệ LFP, tương tự pin do CATL phát triển. Tuy nhiên, chưa ai ở châu Âu chắc chắn các dự án này có khả thi hay không.

Nguồn: FT


Tin mới

Mua máy hút ẩm đối phó ngày nồm, xem ngay điều này để tránh "tiền mất tật mang"
8 giờ trước
Chi tiết này quan trọng nhưng không phải ai cũng biết.
SUV điện Honda có thể đi từ Hà Nội đến Quảng trị không cần dừng sạc: Ngang cỡ Hyundai Santa Fe, giá dự kiến từ 700 triệu đồng
8 giờ trước
Mẫu SUV điện mới - Honda S7 sẽ sớm ra mắt tại thị trường Trung Quốc.
Điện thoại 'lọt lòng bàn tay' đã hết thời?
8 giờ trước
Chiếc điện thoại có thể nằm gọn trong lòng bàn tay giờ không còn phù hợp vào năm 2025, với hàng loạt những yếu điểm cố hữu kéo dài trong nhiều năm.
Choáng với cảnh xe máy ngụp lặn đưa người vượt suối: Vì sao chìm nghỉm trong nước vẫn đi được?
8 giờ trước
Vì sao xe thường đi qua chỗ ngập đã chết máy, xe này thì đi như tàu ngầm?
Sau cherry, sầu riêng giải cứu, lại đến trứng gà giá rẻ ngập tràn chợ mạng, giá chưa đến 2.000 đồng/quả
9 giờ trước
Nhiều loại hàng hóa liên tục giảm giá sâu kể từ đầu năm đến nay, trong đó phải kể đến trứng gà khi liên tục được rao bán với giá rẻ bất ngờ.

Tin cùng chuyên mục

Mặt hàng được săn tìm mùa nồm ẩm
10 giờ trước
Thị trường máy hút ẩm tại Hà Nội đang trở nên sôi động ở các hệ thống siêu thị điện máy, sàn thương mại điện tử và diễn đàn trên mạng xã hội, bởi thời tiết nồm ẩm kéo dài.
Thêm một thương hiệu điều hòa 40 năm tuổi gia nhập thị trường Việt
14 giờ trước
AUX Group, thương hiệu điều hòa có doanh thu hàng năm vượt 12 tỷ USD, đưa vào Việt Nam dòng máy điều hòa C-series với các tiêu chí như hiệu suất cao, độ bền tốt dịch vụ hậu mãi chất lượng.
Rộ bảng giá tiền tỷ của loạt xe GWM vừa về Việt Nam: MPV như Alphard hơn 2,6 tỷ, SUV cỡ Land Cruiser hơn 2,1 tỷ đồng
14 giờ trước
Nếu bảng giá này là đúng, những mẫu xe GWM mới về Việt Nam sẽ khó tiếp cận được với số đông.
Hình ảnh chính thức mẫu sedan điện đầu tiên của Kia
1 ngày trước
Kia EV4 bản thương mại sở hữu thiết kế bắt mắt, được mô tả là không giống bất kỳ mẫu xe điện nào trong dải sản phẩm hiện có của hãng.