Dùng cát biển làm cao tốc Bắc - Nam gỡ "điểm nghẽn" của nền kinh tế (Bài 3)

2 ngày trước
Việc sử dụng cát biển để thay thế cát sông làm dự án cao tốc Bắc – Nam là một "hướng đi", cần các phương án tháo gỡ khó khăn ở góc độ kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế khi lấy cát biển làm nguyên liệu thay thế.

Cát biển có tính chất tương đương với địa chất là phù hợp

Như Dân Việt đã thông tin, "Khai thác cát biển làm đường cao tốc: Việt Nam e ngại, thế giới đã sử dụng" như một số nước trên thế giới gồm Đức, Anh, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc đã sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông.

Trước tình hình thiếu cát sông đắp nền đường, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT phối hợp các Bộ ngành liên quan nghiên cứu các giải pháp vật liệu thay thế, trong đó có việc nghiên cứu sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường tại các khu vực phù hợp.

Sau khi hoàn thiện các thủ tục, Bộ GTVT đã mở rộng sử dụng cát biển đắp nền đường dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Hậu Giang - Cà Mau. Ngày 29/6/2024, Nhà thầu đã tổ chức khai thác và đến ngày 01/7/2024 sẽ thi công thí điểm đắp nền đường.

Dưới góc độ kỹ thuật, TS. Trần Bá Việt, Phó Chủ tịch Hội bê tông Việt Nam cho biết: "Vùng ĐBSCL là vùng có nền đất yếu bởi đây là vùng được bồi tích phù sa. Do đó, nhu cầu về khối lượng cát đắp nền đường là rất lớn. Vì vậy, quá trình thi công cần phải có biện pháp xử lý nền đất yếu, quá trình chờ lún rất lâu".

TS. Trần Bá Việt cho rằng, việc dùng cát biển là hướng đi mới và góp phần giải quyết các vấn đề về vật liệu đắp nền đường. Ngoài ra, chúng ta cần tìm ra một phương án thi công mới như sử dụng cầu cạn để giảm việc khai thác cát, không phải chờ lùn, chi phí đầu tư thấp hơn".

Cũng trao Trao đổi với PV Dân Việt, TS. Nguyễn Hữu Đức, Chuyên gia giao thông đã từng có nhiều năm làm việc tại JICA - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản cho rằng: "Trong bối cảnh nguồn cát sông ngày càng thiếu hụt thì giải pháp dùng cát biển thay thế cho cát sông là phương án "chống" lại được tình trạng thiếu cát như hiện nay".

"Tuy nhiên, cát biển có một nhược điểm rất lớn đó là nồng độ mặn rất cao. Do đó, khi sử dụng cát biển cần phải có giải pháp xử lý nồng độ mặn (muối) không gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh". TS. Nguyễn Hữu Đức khuyến cáo.

Theo TS. Nguyễn Hữu Đức, cát biển cần phải được xử lý triệt để độ mặn để không ảnh hưởng tới cất lượng công trình và môi trường xung quanh. Nhà thầu Việt Nam hoàn toàn có thể xử lý độ mặn của cát biển để thay thế cát sông.

Hiện nay, Bộ GTVT mới chỉ tiến hành dùng cát biển cho nền đắp có độ chặt K–95 tại các khu vực có điều kiện môi trường nhiễm mặn tương tự khu vực thử nghiệm của Dự án thí điểm, TS. Nguyễn Hữu Đức, đây là lớp nền nằm dưới cùng của một tuyến đường cao tốc, vì vậy, việc dùng cát biển có tính chất tương đương với địa chất của vùng đó sẽ không ảnh hưởng nhiều tới dự án.

TS. Nguyễn Hữu Đức cho biết, lớp nền đắp K-95 đã có quy chuẩn TCVN 9436:2012 về xây dựng đường cao tốc, do đó, việc sử dụng cát biển phải đáp ứng các tiêu chuẩn này.

"Quá trình thi công đường cao tốc, phụ thuộc vào từng địa hình, địa chất của từng vùng, đơn vị thi công sẽ phải cào bóc lớp đất, bùn mặt hữu cơ. Sau đó, mới tiến hành đắp nền K-95", TS Nguyễn Hữu Đức giải thích.

TS. Nguyễn Hữu Đức cho biết thêm, độ dày của nền K-95 được đắp theo thiết kế của từng dự án, đảm bảo các tiêu chuẩn bị kỹ thuật. Với địa chất của vùng ĐBSCL, thì việc dùng cát biển cho lớp đắp nền K-95 đã được Bộ TN&MT đánh về cơ bản các chỉ tiêu cát biển vùng biển gần bờ của tỉnh Sóc Trăng đáp ứng các yêu cầu làm vật liệu đắp nền đường theo TCVN 9436:20122.

Dùng cát biển giảm thiệt hại kinh tế

Dưới góc độ kinh tế, trao đổi với PV Dân Việt, TS. Trần Khắc Tâm, ĐBQH khóa 13, Đại biểu HĐND tỉnh Sóc Trăng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng bày tỏ: "Trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cát sông thì phương án dùng cát biển cũng là một phương án rất tốt".

TS. Trần Khắc Tâm cho rằng, giao thông có vai trò là "mạch máu của tổ chức", đảm bảo lưu thông phát triển kinh tế - xã hội. Khi các công trình giao thông trọng điểm hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung cũng như các tỉnh vùng ĐBSCL.

Về vấn đề sử dụng cát biển làm cao tốc, TS. Trần Khắc Tâm nhấn mạnh: "Đây là việc làm chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam. Hiệu quả sử dụng cát biển chưa thể khẳng định là đáp ứng hoàn toàn 100% để thay thế hoàn toàn cát sông".

Tuy nhiên, TS. Trần Khắc Tâm vẫn bày tỏ ủng hộ phương án dùng cát biển thực hiện dự án giao thông trọng điểm và mong muốn quá trình khai thác cát biển, các đơn vị khai thác có "biện pháp, giải pháp mới, đón đầu và hiệu quả" để có thể quản lý, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác cát biển.

Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là một trong ba đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với mục tiêu đặt ra "Đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc, TS. Trần Khắc Tâm nhấn mạnh: "Dự án cao tốc Bắc – Nam có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, dự án chậm ngày nào, chúng ta thiệt hại kinh tế ngày đó".

"Dự án cao tốc Bắc - Nam thiếu cát dẫn tới nhiều hệ luỵ như: Giá cả vật liệu tăng cao dẫn tới đội vốn dự án; hoạt động logistics bị ngừng trệ; phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL sẽ không bắt kịp với đà phát triển của đất nước", TS. Trần Khắc Tâm nêu rõ.

Theo TS. Trần Khắc Tâm, việc sử dụng cát biển sẽ tận dụng được nguồn tài nguyên tại chỗ. Qua đó, giảm được các chi phí vận chuyển cát, ngăn chặn tình trạng ép giá vật liệu, giải được "bài toán" kinh tế khi cát sông ngày càng khan hiếm, giảm được tình trạng sạt lở bờ sông.

Tin mới

Sau 3 tháng ghé thăm, CEO Apple Tim Cook sắp đưa Vision Pro về Việt Nam?
2 giờ trước
Vision Pro của Apple có giá khởi điểm 3.499 USD, ngang ngửa một chiếc Honda SH tại Việt Nam.
"Tôi chưa bao giờ chứng kiến chuyện này": Một món đồ bán gấp 2 lần vì điều chưa từng có trong lịch sử
3 giờ trước
"Trong 45 năm làm việc trong ngành máy lạnh, tôi chưa bao giờ chứng kiến điều gì như thế này", giám đốc một công ty cho biết.
Vỡ hệ thống ống nước sách tại đảo Trí Nguyên, khi nào sửa chữa xong?
3 giờ trước
Những ngày qua, Công ty cổ phần cấp thoát nước Khánh Hòa đã thực hiện hỗ trợ nước miễn phí cho hàng ngàn hộ dân khu vực trên đảo Trí Nguyên, TP.Nha Trang (Khánh Hòa).
'Chỉ 6 năm nữa, cứ 3 xe bán ra thì có 1 xe Trung Quốc'
3 giờ trước
Giới chuyên gia dự đoán 33% thị phần xe toàn cầu từ 2030 sẽ thuộc về xe Trung Quốc.
Phía sau sức hút vĩnh cửu của vàng
3 giờ trước
Trải qua vô số thăng trầm và biến thiên của lịch sử, vàng vẫn có những lợi thế như là một công cụ phòng ngừa lạm phát đáng tin cậy, hiếm và hữu hạn cũng như có mối tương quan tương đối thấp với các tài sản khác.

Tin cùng chuyên mục

Cục Hàng không yêu cầu tăng cường kiểm soát giá vé máy bay
5 giờ trước
Để kiểm soát chặt chẽ giá vé máy bay, Cục Hàng không yêu cầu các hãng niêm yết giá, công khai thông tin về giá vé theo quy định.
Khai thác cát biển làm cao tốc: Bộ GTVT khẳng định đủ tiêu chuẩn kỹ thuật (Bài cuối)
5 giờ trước
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, về mặt cơ lý, kỹ thuật thì cát biển hoàn toàn đáp ứng được để sử dụng làm đường cao tốc. Việc sử dụng cát biển không làm ảnh hưởng đến nguồn nước, cây trồng xung quanh.
Tại sao cần hàng trăm tiêu chuẩn để xuất xưởng 1 viên chocolate Fancy Foods?
6 giờ trước
Sản phẩm chocolate bọc hạt mang thương hiệu Queenam của Fancy Foods không chỉ có chất lượng thượng hạng mà còn được đánh giá như một bản thiết kế hoàn hảo đến khó tin, và đạt được rất nhiều chỉ số khắt khe để đến với tay người tiêu dùng.
VinFast chính thức mang đến Indonesia mẫu xe điện cỡ nhỏ tay lái nghịch, giá quy đổi 483 triệu đồng
7 giờ trước
Sau VF e34, đây là mẫu xe ô tô điện thứ hai hãng đưa đến quốc gia vạn đảo.