“Dùng dằng” cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ

07/04/2020 13:08
Sau nhiều lần thảo luận, vẫn chưa thể “chốt” việc cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ như đề xuất của Chính phủ hay không cấm theo quan điểm của nhiều đại biểu Quốc hội.

Đầu tuần này, thay vì tập trung tại nhà Quốc hội để thảo luận 5 dự án luật, trong đó có Luật Đầu tư (sửa đổi), các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ gửi ý kiến bằng văn bản đến cơ quan chủ trì thẩm tra để tiếp tục hoàn thiện dự luật, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 tới đây.

Thảo luận lần đầu tại kỳ họp cuối năm 2019, sau đó được cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra tiếp tục hoàn thiện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, song xếp kinh doanh dịch vụ đòi nợ vào danh mục cấm hay chỉ là kinh doanh có điều kiện vẫn chưa thể thống nhất.

Tại dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, thảo luận tại nghị trường nhiều ý kiến đề nghị không nên cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ”, vì đây là vấn đề thị trường; cần quy định điều kiện kinh doanh, chế tài quản lý chặt chẽ hơn, tăng cường hệ thống tòa án, các tổ chức hòa giải các cấp, tránh vấn đề xã hội phát sinh.

Một số ý kiến khác tán thành với tờ trình của Chính phủ, cần cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vì thời gian qua có nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc kinh doanh dịch vụ này để biến tướng thành các băng nhóm cưỡng đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen gây mất an ninh trật tự an toàn xã hội, gây áp lực lên con nợ dẫn tới nhiều hệ lụy.

Vì thế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn để hai phương án.

Phương án 1: Tiếp thu ý kiến đa số đại biểu Quốc hội không quy định cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” tại điểm h khoản 1 Điều 6 dự thảo luật mà quy định tại Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như luật hiện hành và đề nghị bổ sung quy định về điều kiện chặt chẽ đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ, bảo đảm quản lý nhà nước chặt chẽ đối với loại hình kinh doanh này.

Lý do chọn phương án này là, việc thuê một đơn vị trung gian đứng ra thu hồi nợ xuất phát từ nhu cầu thực tế của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ sử dụng các công cụ, biện pháp đạt kết quả, phù hợp với các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thời gian qua do chưa có quy định rõ ràng, chặt chẽ về các yêu cầu, điều kiện phải tuân thủ đối với hoạt động này nên đã nảy sinh một số trường hợp biến tướng, lạm dụng, có dấu hiệu vi phạm trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm đến sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. Vì vậy, đề nghị không nên cấm đối với hoạt động kinh doanh này, thay vào đó, cần bổ sung quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ, trình tự, thủ tục tiến hành bảo đảm quản lý nhà nước chặt chẽ đối với loại hình kinh doanh này.

Ngoài ra, quy định cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” còn phải xử lý đối với các doanh nghiệp đã được kinh doanh loại hình này, các hợp đồng dịch vụ đã được ký kết sẽ xử lý như thế nào?

Phương án 2: Giữ nguyên như dự thảo luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, theo đó cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Vì, một là, quan hệ giữa bên cho vay và bên vay là quan hệ dân sự. Nhà nước đã có đầy đủ hệ thống pháp luật, cơ quan quản lý và thiết chế để bảo đảm thi hành và bảo vệ quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ dân sự theo nguyên tắc Nhà nước pháp quyền hiện đại; các quan hệ xã hội phải được điều chỉnh bằng pháp luật.

Hai là, thời gian qua, mặc dù đã có quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ nhưng nhiều doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng để biến tướng thành các băng nhóm xã hội, tội phạm nhằm cưỡng đoạt tài sản, gây áp lực đối với con nợ, cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen, gây mất trật tự, an toàn xã hội, dẫn tới nhiều hệ quả xấu đối với xã hội.

Ba là, đóng góp của ngành, nghề này không tương xứng với tác động tiêu cực đối với xã hội cũng như nguồn lực Nhà nước phải bỏ ra để khắc phục và trấn áp, xử lý hậu quả tội phạm.

Sau khi tập hợp góp ý của các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách và xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội, nếu quan điểm còn khác nhau thì nhiều khả năng việc cấm hay không cấm dịch vụ đòi nợ sẽ được tách riêng xin ý kiến đại biểu Quốc hội, trước khi thông qua toàn bộ dự thảo luật.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
4 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
4 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
3 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
2 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
2 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
15 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
1 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
2 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.