Đại nghỉ việc, thuật ngữ xuất hiện trong thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch Covid-19 khi người lao động đồng loạt từ chối làm việc, vẫn đang diễn ra rất sôi nổi ngay cả khi đại dịch đã qua đi. Tuy nhiên, khi các dấu hiệu của một cuộc suy thoái đang ngày càng rõ rệt, có những lý do mà bạn cần xem xét kỹ trước khi quyết định thôi việc.
Chỉ riêng tại Mỹ, 4 triệu người lao động đã nghỉ việc chỉ trong tháng 4, chỉ kém 1 chút so với kỷ lục 4,5 triệu người nghỉ việc vào tháng 3. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang ấp ủ kế hoạch kỷ việc trong những tháng tới để tìm mức lương cao hơn, thời gian làm việc linh hoạt hơn và những cơ hội họ nghĩ là tốt hơn.
Theo một cuộc khảo sát gần đây của Deloitte, cứ 2/5 thế hệ Z và 1/4 thế hệ Thế hệ Millennials nói rằng họ sẽ bỏ việc vào năm tới.
Tuy nhiên, thị trường việc làm đang có những biến đổi nhanh chóng. Khi lạm phát tăng cao, các ngân hàng trung ương đã phải thực hiện các biện pháo điều chỉnh lãi suất, qua đó hạ nhiệt nền kinh tế. Điều đó, ở chiều ngược lại, làm tăng khả năng suy thoái kinh tế với những tác động sâu rộng tới người lao động.
"Trong hầu hết các trường hợp, mọi người nên cân nhắc một chút trước khi quyết định nghỉ việc. Đó là quyết định lớn và thường không dễ đánh giá được thiệt hơn. Nguy cơ suy thoái khiến những tính toán trở nên càng khó khăn hơn nữa", Anthony Klotz, giáo sư Đại học A&M Texas – người đặt ra cụm từ "Đại nghỉ việc" (The Great Resignation), chia sẻ với CNBC.
Trong nhiều tháng nay, các nhà kinh tế đã cảnh báo về viễn cảnh suy thoái vào cuối năm 2022. Tuy điều tội tệ đó chưa hoặc chưa chắc đã xảy ra nhưng các chuyên gia trong lĩnh vực việc làm khuyên mọi người nên thận trọng chuyển việc trong tình cảnh hiện tại. Một trong những rủi ro có thể ập tới chính là nguy cơ thất nghiệp.
"Sẽ cố một số nhà tuyển dụng tuân theo quy tắc "vào trước, ra sau". Nó có nghĩa là những người cuối cùng được thuê cũng sẽ là những người đầu tiên bị sa thải nếu cần thiết", Amanda Augustine, chuyên gia nghề nghiệp của TopResume, nói.
Sa thải và cắt giảm việc làm là động thái điển hình trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Những thay đổi buộc các công ty phải thu hẹp quy mô và giảm chi phí. Ví dụ, một ước tính cho thấy 22 triệu việc làm trên toàn cầu đã bị mất trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009.
Trong trường hợp như vậy, người sử dụng lao động có thể sử dụng cái gọi là chính sách vào sau, ra trước để ưu tiên cho những người lao động có thời gian làm việc lâu hơn, hiểu biết nhiều hơn về hoạt động của doanh nghiệp.
"Động thái này, vừa giúp doanh nghiệp đề cao lòng trung thành của nhân viên, vừa giảm thời gian cần thiết vốn được dùng để đào tạo nhân sự mới, giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh không bị duy trì hoặc gián đoạn", Adam Sa samples, lãnh đạo của công ty việc làm Atrium, cho biết.
Tuy nhiên, những người sở hữu những kỹ năng đặc biệt, vốn không có nhiều trên thị trường, cũng sẽ ít bị tác động hơn khi các doanh nghiệp áp dụng phương pháp tiếp cận này.
Chính bởi những lý do đó, người lao động nên cân nhắc cẩn thận giữa rủi ro và lợi ích khi đưa ra quyết định nghỉ việc trong thời điểm nhạy cảm hiện nay. Họ cũng cần chắc chắn rằng mình có thể chứng minh giá trị trong một vai trò mới.
Đối với một số người, lợi ích của chuyển việc lớn hơn hẳn so với rủi ro hoặc đơn giản chỉ là họ không thể chấp nhận được công việc hiện tại nữa. Trong trường hợp này, các chuyên gia khuyên vẫn nên tiếp tục công việc hiện tại và có chiến lược cho vai trò tiếp theo mà bạn đảm nhận. Ví dụ, nếu bạn muốn chuyển ngành, hãy thực hiện các nghiên cứu của riêng mình về ngành nào sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do suy thoái dựa vào dữ liệu lịch sử. Vùng với đó, cũng cần tìm hiểu xem ngành nào bùng nổ mạnh nhất trong chính giai đoạn này.
Ví dụ, khách sạn, bán lẻ, bất động sản, đi lại và du lịch có xu hướng bị ảnh hưởng trong thời kỳ suy thoái do người dùng cắt giảm những chi tiêu không cần thiết. Trong khi đó, các lĩnh vực thiết yếu như chăm sóc sức khỏe, tiện ích, thực phẩm và giao thông vận tải thường có khả năng chống chọi tốt hơn với các cú sốc của nền kinh tế.
Ngoài ra, nếu bạn đang đàm phán với một nhà tuyển dụng tiềm năng, bạn nên chú trong nhiều hơn đến các phúc lợi hơn là lương. Điều đó không có nghĩa là đánh giá thấp vai trò, đóng góp của bạn mà nó có ý nghĩa đa dạng hóa khoản lương, thưởng bạn nhận được thông qua những đặc quyền khác, chẳng hạn như thời gian nghỉ có lương, làm việc linh hoạt hay các chương trình đào tạo. Nó cũng không khiến bạn rơi vào tầm ngắm khi mới vào mà lương lại cao.
"Thay vì nhắm tới mức lương cao nhất có thể, hãy tập trung vào việc thương lượng các quyền lợi khác mà có thể giúp cân bằng tổng thể giữa công việc và cuộc sống. Bằng cách này, bạn vẫn nhận được giá trị bổ sung mà không khiến bản thân phải mất việc làm, điều mà đôi khi cũng làm chính những người tuyển dụng bạn cảm thấy áy náy.