Dùng nước tinh khiết nấu ăn thay nước nhiễm bẩn, chuyên gia đưa khuyến cáo

17/10/2019 08:34
Liên quan đến vấn đề nước ở nhiều quận tại Hà Nội bị nhiễm độc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, về lâu dài việc dùng nước tinh khiết để nấu ăn, sinh hoạt hàng ngày sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu một số chất khoáng trong tự nhiên.

Sử dụng nước tinh khiết lâu ngày có thể dẫn đến thiếu chất

Những ngày qua, người dân ở nhiều quận tại Hà Nội liên tục phản ánh về việc nguồn nước có mùi lạ . Sau quá trình điều tra đã phát hiện tại khu vực đầu nguồn bãi khe núi tại xã Phú Minh, Kỳ Sơn, Hòa Bình có dấu hiệu đổ dầu nhớt thải trộm. Chất thải dầu đã chảy ra suối, vào hồ Đầm Bài - nơi chứa nước để cấp nước cho nhà máy nước sông Đà.

Dùng nước tinh khiết nấu ăn thay nước nhiễm bẩn, chuyên gia đưa khuyến cáo - Ảnh 1.

Chất thải tại được ghi nhận ở đầu nguồn nước Sông Đà. Ảnh: TT.


Lo lắng nguồn nước sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhiều gia đình phải mua nước tinh khiết ở ngoài để dùng cho mục đích sinh hoạt. Các trường học cũng phải chuyển sang dùng nước tinh khiết đóng bình hàng loạt để nấu ăn cho học sinh.

Trao đổi với Lao Động, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh cho biết: “Việc sử dụng nước tinh khiết vào sinh hoạt , đun nấu ăn không có vấn đề gì. Vì nước tinh khiết có thể dùng và uống trực tiếp.

Nhưng nếu dùng lâu dài thì cơ thể sẽ thiếu một số chất khoáng bình thường ở trong nước tự nhiên".

Dùng nước tinh khiết nấu ăn thay nước nhiễm bẩn, chuyên gia đưa khuyến cáo - Ảnh 2.

Người dân đi xin nước trước hiện tượng nước có mùi. Ảnh: TT.


Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, nước nếu được lọc hết các chất để trở thành nước tinh khiết thì sẽ giống như nước cất dùng trong thí nghiệm. Cơ thể cần đến 50% muối khoáng và vi chất từ nước nhưng nếu lọc hết thì vô tình sẽ làm cho cơ thể thiếu chất, dễ gây bệnh.

Tuy nhiên, hiện tại một số đơn vị sản xuất nước tinh khiết mới chỉ sử dụng thiết bị tiệt trùng như tia cực tím để lọc vi khuẩn chứ chưa hoàn toàn tách khoáng. Do vậy, đó không được gọi là nước tinh khiết hoàn toàn mà chỉ là nước tiệt trùng.

Cần công bố toàn bộ những nhóm chất có trong nước nhiễm độc

Chiều 15.10, Hà Nội đã chính thức công bố kết quả chất lượng nước sau sự cố đổ trộm dầu đầu nguồn nước Sông Đà.

Kết quả cho thấy, các mẫu xét nghiệm đều có hàm lượng Styren cao hơn giới hạn cho phép (20 mg/l) từ 1,3 đến 3,65 lần.

Dùng nước tinh khiết nấu ăn thay nước nhiễm bẩn, chuyên gia đưa khuyến cáo - Ảnh 3.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh. Ảnh: ĐDH.


Lo sợ Styren gây độc và sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhiều người tỏ ra vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, nói về điều này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh nói: “Hàm lượng 20µg/l là một hàm lượng vô cùng nhỏ, tương đương 20/1 triệu. Dù có tăng lên gấp 4 lần là 80µg/l thì cũng không có khả năng gây mùi như vậy.

Trong khi đó, có những khác cũng rất độc như các chất có gốc dầu benzen với hàm lượng cực cao, gấp 15-100 lần so với Styren lại không được đề cập tới".

Ông cho rằng, bảng phân tích nước được công bố chỉ có vài chỉ tiêu, chưa có phân tích chi tiết. Đồng thời khẳng định, chất gây mùi không phải do Styren mà là do nhiều chất khác, trong đó có thể là do những chất bị biến chất trong quá trình làm dầu.

"Styren là chất độc thật nhưng không thể có nhiều Styren đến mức gây độc. Styren luôn tồn tại trong nước nhưng rất ít, với nồng độ như vậy thì kể cả gấp 4 lần cũng không thể gây được mùi.

Hơn nữa, việc phân tích Styren là một quá trình vô cùng phức tạp và đòi hỏi máy móc hiện đại. Tôi nghĩ cần có công văn đề nghị công bố toàn bộ những nhóm chất có trong nước nhiễm độc chứ không phải một, hai chất như hiện tại công bố", Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh.

Dùng nước tinh khiết nấu ăn thay nước nhiễm bẩn, chuyên gia đưa khuyến cáo - Ảnh 4.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy thịnh cho rằng nồng độ Styren không đủ để gây mùi. Ảnh: ST.


Ngoài ra, ông cho rằng nguyên nhân thực sự đến từ các chất có trong dầu thải. Và vấn đề cấp bách hiện nay là cần làm rõ đó là dầu gì, độc như thế nào... Bởi dù dầu không tan trong nước nhưng không có nghĩa là nó sẽ nổi hoàn toàn trên mặt nước để vớt sạch.

"Trong dầu vẫn có những chất hòa tan được trong nước, và đó có thể là những chất gây độc", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh nói thêm.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
6 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
3 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

82.988.665 VNĐ / lượng

2,708.10 USD / toz

1.46 %

+ 39.00

Bạc

SILVER

958.441 VNĐ / lượng

31.28 USD / toz

1.73 %

+ 0.53

Đồng

COPPER

228.794.969 VNĐ / tấn

408.30 UScents / lb

1.02 %

- 4.20

Bạch kim

PLATINUM

29.694.626 VNĐ / lượng

969.00 USD / toz

0.15 %

- 1.50

Nickel

NICKEL

403.019.880 VNĐ / tấn

15,856.00 USD / mt

0.95 %

+ 149.00

Chì

LEAD

51.495.855 VNĐ / tấn

2,026.00 USD / mt

1.05 %

+ 21.00

Nhôm

ALUMINUM

66.975.113 VNĐ / tấn

2,635.00 USD / mt

0.04 %

+ 1.00

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Mẫu iPhone siêu mỏng có thể phá kỷ lục của Apple suốt 10 năm qua
18 giờ trước
Liệu siêu phẩm này có thực sự soán ngôi iPhone 6, trở thành chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay?
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
19 giờ trước
Lượng sắt thép nhập khẩu của nước ta tăng mạnh cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Là một nước sản xuất thép đứng thứ 12 thế giới, điều này có đáng lo?
Thị trường ngày 22/11: Giá dầu và vàng tăng, cà phê cao nhất 13 năm
20 giờ trước
Giá dầu và vàng tiếp tục tăng trong phiên thứ Năm. Đáng chú ý, cà phê Arabica đạt mức cao kỷ lục mới chưa từng có trong 13 năm qua.
Cảnh báo gian lận thuế nhập khẩu thép
1 ngày trước
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi các cục hải quan tỉnh, thành phố, cảnh báo về tình trạng doanh nghiệp khai báo sai tên hàng, chủng loại, mã số để gian lận thuế.