Dừng phiên toà xét xử các cựu lãnh đạo MHB, MHBS, trả hồ sơ cho cơ quan điều tra

04/07/2018 11:37
Ông Huỳnh Nam Dũng nói rằng khi là chủ tịch MHB bị cáo cũng là chủ tịch MHBS, việc mua bái trái phiếu là do bà Lữ Thị Thanh Bình - nguyên TGĐ MHBS và ông Nguyễn Phước Hoà. HĐXX cho rằng còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng nên trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra.

Tiếp tục phiên xét xử vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) sáng ngày 4/7, sau khi xét hỏi bị cáo Nguyễn Phước Hòa, Tổng giám đốc MHB, các bị cáo còn lại được gọi lên hỏi về chủ trương phát hành trái phiếu 400 tỷ đồng.

Bùi Hồng Minh (nguyên Trưởng Ban Quản lý nguồn vốn MHB) khai rằng về chủ trương dung 400 tỷ, bây giờ bị cáo mới được nghe. Thời điểm 2010 tất cả các hoạt động ngân hàng không nằm ở Sở giao dịch.

Gọi Huỳnh Nam Dũng - nguyên chủ tịch MHB, bị cáo khai: chủ trương 400 tỷ đồng hoàn toàn không liên quan đến bị cáo. Khi MHBS có chủ trương bán trái phiếu là do HĐQT có nghị quyết. "Lúc đó tôi cũng là Chủ tịch HĐQT MHBS, việc mua bán do bà Bình (MHBS) và Nguyễn Phước Hòa (MHB). HĐQT MHB không có bất cứ văn bản nào cũng như tôi hoàn toàn không có chủ trương phát hành trái phiếu 400 tỷ đồng cho ACB" - ông Dũng nói.

Theo báo cáo MHBS, năm 2007 công ty có lãi, 2008 lỗ, 2009 lãi, 2010 trở đi lỗ. Vốn điều lệ MHBS thì MHB năm 60% (102 tỷ đồng). Việc quản lý công ty MHBS là công ty con. Theo điều lệ hoạt động chịu điều hành trực tiếp từ Giám đốc, ra quyết định và có giá trị cao nhất. Vai trò chủ tịch HĐQT của bị cáo chỉ họp, việc này có ghi rõ trong quy chế điều hành của MHBS.

Gọi Lữ Thị Thanh Bình, nguyên Tổng Giám đốc MHBS, bị cáo khai theo báo cáo tài chính từng năm: 2007 lãi thật, do tự doanh; 2008 thị trường sôi động nên lỗ; 2009 lỗ thực nên ông Dũng chỉ đạo 2010 phát hành trái phiếu chính phủ và chỉ đạo MHBS bằng mọi cách tạo nguồn lãi của 2009 lâ tỷ đồng (lãi ảo) để cơ quan quản lý đánh giá đủ năng lực. Vì thế mượn Cty trung gian Đại Phong Nguyên làm động tác lãi ảo. Bị cáo chỉ đạo ông Liêm, còn tất cả việc chỉ đạo của bị cáo đều được sự chỉ đạo của ông Dũng. Trong suốt thời gian thành lập MHBS đến khi sát nhập, ông Dũng chưa bao giờ họp HĐQT của công ty.

Năm 2010 phát hành trái phiếu bán cho ACB 400 tỷ đồng, ông Nam Dũng chỉ đạo liên hệ Nguyễn Hữu Dũng. Từ chỉ đạo này bị cáo chỉ đạo Trương Thanh Liêm liên hệ. Việc ai đàm phán, ai soạn thảo hợp đồng với ACB bị cáo không biết, bị cáo chỉ ký hợp đồng. Lúc mua lại trái phiếu từ ACB, thủ tục thực hiện là anh Liêm, còn nghiệp vụ do phòng kế toán MHBS làm. Chủ trương việc mua lại do ông Nam Dũng chỉ đạo, lúc đó xảy ra vụ án Huyền Như, ông Dũng sợ việc MHB bảo lãnh 400 tỷ đồng nên bằng mọi giá phải mua lại 400 tỷ đồng đã bán trái phiếu cho ACB.

Còn tiền gửi chi nhánh MHB, lấy lãi đem trả lại nợ của MHB, một phần chi cho chi phí kinh doanh.

Thời điểm đó tất cả các báo cáo của Đoàn thanh tra MHB bị cáo không nhận được. Đoàn thanh tra theo bị cáo biết là do Chủ tịch HĐQT MHB chỉ đạo. Lúc đó bị cáo sang MHB báo cáo lỗ thì ông Dũng cho lập Đoàn thanh tra tài chính. Đoàn thanh tra làm việc có kết luận, làm với từng phòng nghiệp vụ của MHBS. Kết luận của kiểm tra không giao cho MHBS, đến khi Cơ quan CSĐT vào tìm không có báo cáo này.

Lúc đó ông Dũng chỉ đạo MHBS trực tiếp chịu sự chỉ đạo của MHB, khoảng cuối 2010 đầu 2011 thanh tra.

* Gọi Nguyễn Phước Hòa, bị cáo khai: về đoàn thanh tra của MHB do thành lập, lúc đó 2010 dư luận MHB có nhiều ý kiến MHBS thua lỗ, có nhiều đơn tố cáo gửi NHNN. Trước tình hình đó Chủ tịch HĐQT MHB 2 lần triệu tập toàn bộ cán bộ MHB để kiểm tra MHBS. Lần 1 vào năm 2010 do chị Thủy là trưởng đoàn; sau khi có báo cáo đoàn gửi cho ông Dũng và chỉ có ông Dũng biết, báo cáo mang tính chất cảnh báo hoạt động của MHBS, thời điểm đó đã xác định lỗ khoảng 300 tỷ đồng. Bị cáo chỉ được mời để tham gia, được nghe báo cáo và được đọc, sau đó ông Dũng yêu cầu trả lại báo cáo đó nhưng bị cáo sợ nên .. giữ lại.

Lần kiểm tra thứ 2 có thêm chị Nguyễn Thị Hồng tham gia đoàn và nằm tại MHBS để kiểm tra hoạt động trong thời igan dài, nhưng hiệu quả thanh tra chỉ mang tính chất cảnh báo chứ không giải quyết hậu quả hoạt động của MHBS vì 2 đơn vị hoàn toàn độc lập. Việc thanh tra là theo trưng tập của ông Dũng. Kết quả kiểm tra lần 2 giống như lần 1. Chỉ sao lần 1 khoảng 2 tháng, kết quả kiểm tra bị cáo chỉ được nghe chứ không có tài liệu.

Việc chuyển tiền, Nguyễn Phước Hòa khai chỉ nhớ ngay từ ngày đầu thành lập, vốn MHBS chỉ có 60 tỷ, tăng lần 1 là 130 tỷ, tăng lần 2 là 170 tỷ. Ông Dũng chỉ đạo gửi tiền cho MHBS, một số an hem có gửi rồi rút. Vốn chỉ có 170 tỷ thì làm gì có tới 400 tỷ để phát hành trái phiếu.

Chủ tịch HĐQT họp HĐ ALCO để quyết định gửi sang ACB 400 tỷ đồng với hình thức là phát hành trái phiếu "Cho sở giao dịch đầu tư vốn sang ACB 400 tỷ, lãi suất 11%/năm, thời hạn 3 năm. MHB giao cho Sở giao dịch kiểm soát 400 tỷ chuyển cho MHBS".

* Gọi Trần Mỹ Linh: bị cáo khai làm tại MHB từ 2000 lên từ chi nhánh Cà Mau. Khi được điều sang MHBS làm nhóm trưởng. Khi sang MHBS làm Kế toán trưởng với hình thức biệt phái (1/2011), có nhiệm vụ theo dõi hạch toán, tài chính, lúc đó bị cáo chưa hình dung được Kế toán trưởng là gì vì chưa bao giờ làm Kế toán, phải làm theo sự chỉ đạo. Khi sang MHBS, Chủ tịch HĐQT chỉ đạo MHBS không được tự doanh, không được dùng vốn của khách để mua bán chứng khoán, báo cáo hàng tuần bằng Email cho Chủ tịch HĐQT…

Lúc đó ông Đặng Văn Hòa (Phó TGĐ MHBS) có chỉ đạo báo cáo ngày. Bị cáo có Cc cho ông Nguyễn Phước Hòa, sau anh Dũng cho rằng không gửi cho ai khác thì bị cáo gửi báo cáo riêng Mail cho từng người. Lúc đó bị cáo đã phát hiện lỗ lũy kế 55 tỷ. Ví dụ chuyển tiền cho ACB phải để có kỳ hạn, khi Sở giao dịch chuyển tiền qua, bà Bình…

Việc bán 400 tỷ, nhưng mua 410 tỷ thế nào? Số 10 tỷ là tiền lãi mà MHBS phải trả cho ACB. Số 10 tỷ là của MHB. Ví dụ 200 tỷ chuyển MHBS chuyển ACB thì có 190 tỷ gốc, 10 tỷ lãi. Hợp đồng bán bị cáo không biết, còn HĐ mua lại thì biết. Biệt phái đến ngày khởi tố vụ án.

Do bị cáo không có nghiệp vụ về chứng khoán cũng như tài chính nên mỗi năm báo cáo tài chính là ông Phạm Đăng Khoa, nhưng tháng 10/2011 ông này nghỉ. Cuối 2011, MHBS còn nợ AB khoảng 200 tỷ, nhưng không biết ai chỉ đạo sau đó có hợp đồng mua bán trái phiếu với Ngân hàng Đại Á (200 tỷ đồng). Khi tiền về MHBS, Sở Giao dịch chỉ đạo rút tiền. Đến 2012 vẫn còn nợ 410 tỷ, 5/1/2012 Sở giao dịch tiếp tục chuyển tiền ghi có trong tài khoản của MHBS, bị cáo làm thủ tục chuyển.

Thực nợ 2011 giữa MHBS với MHB là 200 tỷ. 2012 mua thêm 210 tỷ. Ai chuyển bị cáo không biết. Đến 2013, số 410 tỷ thu được từ bán trái phiếu… 3 cty trung gian hưởng chênh lệch từ việc mua bán chứng khoán do MHBS. Tất cả việc mua bán đều báo cáo ông Huỳnh Nam Dũng, Nguyễn Phước Hòa nhưng rất ít khi nhận được phản hồi. Khi báo cáo trực tiếp tại MHB thì nhận được chỉ đạo trực tiếp, tất cả các báo cáo đều gửi cho Dũng, Hòa.

* Gọi Trương Thanh Liêm: bị cáo Liêm khai có nghe bị cáo Bình khai lãi ảo 2009. Để có lãi đó, lãnh đạo chỉ đạo bán một số cổ phiếu trong danh mục công ty con (5 mã chứng khoán) cho ông Hùng (Công ty Đại Phong Nguyên), việc bán cho ông Hùng là bán cho cá nhân và thỏa thuận bán phải có lãi, có chuyển tiền thật. Năm sau mua lại. Ông Hùng là đại lý nhận lệnh của MHBS.

Bị cáo Lữ Thị Thanh Bình – Chủ tịch HDĐT kiêm TGĐ MHBS- trả lời chủ tọa: đối với việc mở 3 tài khoản cá nhân, bị cáo cho rằng thời gian mở nằm trong hoạt động của CTCK. Theo bị cáo là có thực hiện, nhưng xem xét hành động có sai hay không và sai phạm về hành vi trách nhiệm hình sự hay hành chính thì bị cáo không rõ, chỉ mong HĐXX xem xét cho bị cáo.

Một số ý kiến bổ sung của bị cáo Võ Kim Phụng, nguyên Trưởng Phòng Nghiên cứu Pkhân tích Công ty MHBS, thứ nhất là giá trị mua bán, bị cáo Phụng khẳng định chưa bao giờ giá trị danh mục quản lý lên 30 tỷ. Bị cáo được ban GĐ phân công chỉ đạo tài khoản ông Khoa từ 5/2009-12/2009, và không giao dịch trên 2 tài khoản còn lại. Tình hình kinh doanh 2009 có lợi nhuận, thì công ty có quyết định thưởng 2 tháng lương cán bộ công nhân viên, riêng bị cáo Phụng thì tổng thưởng nhận là 14 triệu đồng. Bị cáo Phụng cho rằng, việc thưởng hết sức bình thường nên đã nhận, sau này mới biết nguồn tiền thưởng là từ 1/3 tài khoản tự doanh, do đó bị cáo Phụng khai đã trả lại 14 triệu tiền thưởng mình nhận được.

Liên quan đến quy định NĐT chỉ được mở 1 tài khoản chứng khoán và chỉ tại 1 CTCK tại thời điểm đó, bị cáo Phụng nhận định quy định này vô hình trung tăng thêm rủi ro thời gian xảy ra sai phạm. Hiện nay thì luật chứng khoán đã thoáng hơn, tức NĐT được mở nhiều tài khoản tại nhiều CTCK khác nhau, do đó bị cáo Phụng mong HĐXX xem xét tính hình sự của sai phạm, tức "mức độ án hình sự có quá cao không, hay chỉ là hành chính thôi, mong HĐXX xem xét", bị cáo Phụng kết thúc phần phản cáo của mình.

HĐXX cho rằng vụ án còn nhiều điều chưa rõ, do đó Toà quyết định trả lại hồ sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
56 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
8 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
21 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
19 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.