Đứng top 7 về xuất khẩu hàng sang Mỹ, điều gì đang chờ đón Việt Nam trong năm 2020?

02/01/2020 09:21
Đứng thứ 7 trong danh sách thâm hụt thương mại với Mỹ, gian luận xuất xứ hàng hóa (Phantom trade) là một vấn đề nhức nhối ở Việt Nam hiện nay. Điều này khiến tỷ giá trở thành ẩn số trong năm 2020.

Theo báo cáo chiến lược đầu tư năm 2020 của Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt với tựa đề "Cơ hội lớn thường đến trong những thời điểm khó khăn", ổn định tỷ giá chính là một trong những điểm nhấn đáng chú ý nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2019. Tính tới ngày 15/12, tỷ giá giao dịch trên thị trường ngân hàng và thị trường tự do không thay đổi trong khi tỷ giá trung tâm tăng khoảng 1,8% lũy kế và cân bằng lại với tỷ giá giao dịch trên thị trường.

Nhìn lại đường đi của tỷ giá trung tâm trong năm 2019, đan xen các đợt điều chỉnh tăng là những lần đi ngang khi tỷ giá giao dịch trên thị trường nổi sóng. Đây có lẽ là nghệ thuật điều hành của NHNN trong việc ổn định tâm lý thị trường.

Đứng top 7 về xuất khẩu hàng sang Mỹ, điều gì đang chờ đón Việt Nam trong năm 2020? - Ảnh 1.

Trong năm 2019, tổng lượng cung ngoại hối duy trì ổn định là điểm nhấn chính giúp điều tiết tỷ giá cũng như tăng dự trữ ngoại hối lên trên 73 tỷ USD. Trong khi lượng tiền kiều hối ước đạt 16 tỷ USD, dòng vốn

FDI giải ngân đạt 20 tỷ USD, tăng trưởng 8%/năm. Báo cáo ghi nhận những quan ngại liên quan đến triển vọng vốn FDI khi tổng lượng vốn đầu tư mới và tăng thêm trong năm 2019 giảm 11% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng cho rằng, nguồn cung ứng ngoại tệ từ dòng vốn FDI vẫn sẽ tích cực trong năm 2020. Thay vì quan tâm đến số liệu tăng trưởng tổng vốn đăng ký, bổ sung, báo cáo tập trung hơn tới số lượng dự án đầu tư có thể giải ngân ngay trong năm cũng như đặc điểm của các dự án.

Nhìn lại giai đoạn 2017-2018, dòng vốn FDI đăng ký có sự đóng góp từ các dự án tỷ USD trong lĩnh vực năng lượng và bất động sản. Năm 2017, các dự án nhiệt điện tỷ đô hầu như đều chậm trong tiến độ giải ngân do quá trình huy động vốn và đánh giá tác động môi trường. Ví dụ như dự án Nhiệt điện Vân Phong 1 được Sumitomo đề xuất đầu tư từ 2006, được cấp chứng nhận đầu tư cuối năm 2017, được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường phê duyệt hồ sơ đánh giá tác động môi trường và kỳ vọng sớm có thể khởi công trong nửa cuối năm 2019.

Đứng top 7 về xuất khẩu hàng sang Mỹ, điều gì đang chờ đón Việt Nam trong năm 2020? - Ảnh 2.

Tuy nhiên, trong năm 2019, mặc dù vắng bóng hẳn các dự án tỷ USD nhưng số lượng các dự án có quy mô tầm trung, 100-500 triệu USD, và tập trung vào hoạt động chế biến chế tạo tăng đáng kể. Tại Đồng bằng sông Hồng, số lượng dự án đăng ký mới tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Dương và Hà Nam tăng trưởng đột biến trên 20% so với cùng kỳ và tập trung vào lĩnh vực sản xuất thiết bị điện, điện tử. 

Tại khu vực Đông Nam Bộ, Hồ Chí Minh, Bình Dương và Long An vẫn là tỉnh thu hút dòng vốn FDI đăng ký mới. Bên cạnh đó, sự phân bổ các dự án FDI trong năm 2019 khá rộng khi xuất hiện các dự án tầm trung tại Nghệ An, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang,...

Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu duy trì sự lạc quan vào triển vọng thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Bên cạnh việc đa dạng hóa đối tác thương mại, ký kết thành công các Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới, khu vực tư nhân tại Việt Nam đang chủ động đầu tư nhằm tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Đứng top 7 về xuất khẩu hàng sang Mỹ, điều gì đang chờ đón Việt Nam trong năm 2020? - Ảnh 3.

Dựa trên thế mạnh hiện tại của Việt Nam và phân loại chuỗi giá trị sản xuất, báo cáo cho rằng các dự án đầu tư sẽ đến từ 3 nhóm chính, gồm nhóm hàng thâm dụng lao động (dệt may và đồ gỗ), nhóm hàng chế biến & giao thương trong khu vực (thực phẩm, giấy, nhựa và cao su, sản phẩm kim loại, và vật liệu xây dựng) và sáng tạo toàn cầu (sản xuất máy tính, điện thoại và linh kiện điện tử). Trong đó, nhóm cuối cùng chủ yếu dựa vào chuỗi giá trị tạo thành bởi các doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, LG, Microsoft,...

Tuy nhiên, báo cáo cho rằng tỷ giá trong năm 2020 vẫn là một ẩn số khi rủi ro Mỹ áp thuế lên hàng hóa Việt Nam đang tăng lên. Việt Nam hiện đứng thứ 5 trong danh sách thâm hụt thương mại của Mỹ, chỉ sau Nhật Bản, Đức, Mexico và Trung Quốc, với kim ngạch xuất khẩu sang thịtrường Mỹ tăng gần 30% so với cùng kỳ trong năm 2019. Trong khi báo cáo chưa ghi nhận làn sóng dịch chuyển sản xuất ồ ạt sang Việt Nam, điều kiện sản xuất hiện tại của Việt Nam khó có thể so sánh với các nước kể trên và kết quả thâm hụt thương mại trên 43 tỷ USD thật khó tưởng tượng.

Đứng top 7 về xuất khẩu hàng sang Mỹ, điều gì đang chờ đón Việt Nam trong năm 2020? - Ảnh 4.

Gian lận xuất xứ hàng hóa (Phantom trade), hàm ý các doanh nghiệp chuyển hàng hóa sang nước thứ ba trước khi xuất khẩu sang điểm đến cuối cùng để tránh rào cản thuế thương mại, đang diễn ra tại Việt Nam. Trong khi thặng dư thương mại với Mỹ tăng 33% so với cùng kỳ thì thâm hụt thương mại với Trung Quốc tăng trên 40% so với cùng kỳ.

Trong nghiên cứu "Anti-dumping Duty Circumvention through Trade Re-routing: Evidence from Chinese Exporters" của Liu and Shi 2016, tác giả đã đưa ra nhiều dẫn chứng về mối quan hệ nhân quả giữa việc Mỹ tăng thuế lên hàng hóa Trung Quốc và dòng hàng hóa dịch chuyển sang các nước thứ 3. Trong đó có 2 kết luận đáng chú ý, bao gồm:

1) Mỹ tăng thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc dẫn tới sự tình trạng hàng hóa từ Trung Quốc qua quốc gia thứ ba trước khi dược xuất khẩu sang Mỹ.

2) Các quốc gia có vị trí địa lý gần Mỹ và Trung Quốc hoặc cộng đồng dân số Trung Quốc lớn thường dễ trở thành điểm trung chuyển hàng hóa Trung Quốc nhằm tránh thuế.

Do vậy, hơn lúc nào hết, vai trò kiểm soát của Chính phủ vô cùng quan trọng vào thời điểm này.

Tin mới

Giá xăng dầu hôm nay 14/11: Xăng dầu trong nước giảm nhẹ nhàng trước đà lao dốc của thế giới
8 giờ trước
Liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính vừa có quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, theo đó từ 15 giờ ngày hôm nay 14/11, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm từ 247 đồng đến 385 đồng/lít.
“Ông trùm” xuất khẩu cà phê lý giải về diễn biến lạ của giá cà phê
12 giờ trước
(NLĐO) – Giá cà phê tăng trở lại giữa lúc nông dân Việt Nam đang thu hoạch rộ khiến ai nấy đều vui mừng nhưng cũng thấy khó hiểu
Sếp FPT Retail bật mí kinh nghiệm ứng dụng AI trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
13 giờ trước
Chiều ngày 13-11, trong khuôn khổ sự kiện FPT Techday 2024 diễn ra tại TP.HCM, bà Nguyễn Đỗ Quyên - Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Điều hành FPT Retail đã giới thiệu bài tham luận với chủ đề “Công nghệ đồng hành chăm sóc sức khỏe”.
'Thành phố iPhone' ở Trung Quốc giờ đã là 'thành phố xe điện'
13 giờ trước
Nơi từng là thủ phủ sản xuất iPhone của Trung Quốc cũng như toàn cầu đang có những bước dịch chuyển.
Hãng ô tô Nhật Bản ra mắt sedan mới: Ngang cỡ i10, Global NCAP chấm 5 sao, giá quy đổi 200 triệu đồng
15 giờ trước
Xe nhỏ giá rẻ nhưng không có nghĩa là kém an toàn!

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.833.848 VNĐ / thùng

72.34 USD / bbl

0.09 %

+ 0.06

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.738.229 VNĐ / thùng

68.57 USD / bbl

0.20 %

+ 0.14

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

1.957.252 VNĐ / m3

2.85 USD / mmbtu

-4.47 %

- -0.13

Than đá

COAL

3.586.983 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

-0.53 %

- -0.75

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Mẫu điện thoại Trung Quốc lọt "top 10 bán chạy nhất thế giới": Giá dưới 3 triệu đồng
16 giờ trước
Mẫu điện thoại giá rẻ này đã xuất sắc lọt top 10 smartphone bán chạy liên tiếp trong quý 2 và quý 3 năm 2024 nhờ giá phải chăng và thông số kỹ thuật ấn tượng.
Giá xăng dầu hôm nay 14/11: Dầu thô “dò đáy”, giá xăng dầu trong nước giảm sâu
16 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 14/11, giá của các loại dầu thô WTI và Brent đã có phiên thứ 4 liên tiếp nằm sàn, ở mức thấp kể từ đầu tháng 11 đến nay.
Bắt cơ hội chuyển dịch từ Trung Quốc, 'ngôi sao' xuất khẩu mới của Việt Nam thu về hơn 12 tỷ USD từ đầu năm, khách mua toàn cường quốc công nghiệp ô tô
21 giờ trước
Hàng loạt cường quốc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đua nhau chốt đơn mặt hàng này của Việt Nam.
Quốc gia này phải nỗ lực cạnh tranh với Việt Nam nếu không muốn mất mối sản xuất iPhone "trăm năm có một"
21 giờ trước
Quốc gia Nam Á sẽ cần cải cách sâu rộng nếu không muốn mối sản xuất iPhone đầy tiềm năng chuyển sang các quốc gia khác như Việt Nam.