Dùng trái phiếu làm tài sản đảm bảo khoản vay: Nên hay không?

25/12/2022 22:41
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) mới đây kiến nghị cho phép doanh nghiệp bất động sản dùng trái phiếu làm tài sản bảo đảm khoản vay. Có nên hay không?

Đề xuất gây tranh cãi

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM vừa gửi thông điệp: "Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét khẩn trương tháo gỡ vướng mắc để giúp cho doanh nghiệp và người mua nhà được vay tín dụng".

Theo hiệp hội, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã nới room tín dụng năm 2022 , song nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà vẫn rất khó vay. Vì Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại không hạ "chuẩn" tín dụng.

Hiện nay doanh nghiệp xin vay tín dụng mới và đề nghị được thế chấp bằng trái phiếu doanh nghiệp (do đã hết tài sản bảo đảm), nhưng bị ngân hàng thương mại từ chối.

"Nếu có được khoản vay mới và được phép thế chấp bằng trái phiếu doanh nghiệp thì đây là nguồn vốn vay quý giá, có tính chất là "vốn mồi" để doanh nghiệp có thể triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh, tạo được dòng tiền và thanh khoản thì hoàn toàn có thể hoàn trả khoản vay mới và các khoản vay cũ, có lợi cho cả doanh nghiệp và tổ chức tín dụng cùng "dìu" nhau vượt qua khó khăn", hiệp hội cho hay.

Do đó, hiệp hội này đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét trình Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung nghị định 31/2022/NĐ-CP, cho phép tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay khoản tín dụng mới có tài sản bảo đảm là trái phiếu doanh nghiệp được trị giá tối đa bằng 70% giá trị trái phiếu doanh nghiệp, với điều kiện doanh nghiệp cam kết thực hiện giao dịch qua tổ chức tín dụng cho vay.

Ông Bùi Văn Huy, giám đốc chi nhánh TP.HCM Công ty Chứng khoán DSC, nhận xét đề xuất mới nhất của HoREA "bị nhiều người mắng xối xả".

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải trái phiếu nào cũng xấu. Việc thế chấp trái phiếu để vay tiền thực chất đã được nhiều tổ chức thực hiện từ lâu. So với cổ phiếu, thông thường trái phiếu có tính rủi ro thấp hơn. Trong khi đó nhiều năm nay doanh nghiệp vẫn dùng cổ phiếu "cắm" vào ngân hàng để vay vốn. Như vậy, cổ phiếu hay trái phiếu đều có thể dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Điều quan trọng là ngân hàng có chấp nhận rủi ro không và chấp nhận đến mức nào. Nếu thẩm định thấy trái phiếu được doanh nghiệp mang đi cầm cố có rủi ro quá cao thì ngân hàng từ chối cho vay. Còn lại có thể dựa vào mức độ rủi ro để đưa ra tỉ lệ cho vay, kèm lãi suất phù hợp (chẳng hạn lãi 10-20%/năm).

"Ngân hàng có khả năng đánh giá rủi ro trái phiếu và cũng có khả năng xử lý tài sản đảm bảo. Trên thị trường vốn không ai dại cả", ông Huy chia sẻ quan điểm.

TS Nguyễn Hữu Huân - trưởng bộ môn thị trường tài chính (Trường đại học Kinh tế TP.HCM) - nhận định, thời gian vừa qua hoạt động mua lại trái phiếu trước hạn của doanh nghiệp bất động sản tăng mạnh. Cần lưu ý rằng đa số trái phiếu đã phát hành trước kia đều không có tài sản bảo đảm. Trong khi đó nguyên tắc cho vay của ngân hàng là phải có tài sản bảo đảm hoặc thẩm định được dòng tiền, khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ngân hàng cũng có thể cân nhắc chấp nhận trái phiếu là tài sản thế chấp cho khoản vay, nếu trái phiếu đó có tài sản đảm bảo và tài sản này được thẩm định đầy đủ. Thông thường doanh nghiệp sẽ dùng bất động sản, dự án... làm tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu. Song hiện nay nhiều dự án bị rớt giá tới 50%, nên ngân hàng phải đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo.

Tuy nhiên, tỉ lệ cho vay đến 70% giá trị trái phiếu doanh nghiệp có thể tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng, cần xem xét cẩn trọng để tránh bị hớ.

Chính phủ không nên tung tiền giải cứu

Theo TS Huân, điều quan trọng với doanh nghiệp bất động sản lúc này không phải là vay như thế nào, mà là được "bật đèn xanh" tiếp cận vốn vay.

"Thị trường bất động sản đã chuyển từ trạng thái tăng nóng sang suy thoái. Nếu không hỗ trợ phần nào thanh khoản, có thể sang năm sau hàng loạt doanh nghiệp bất động sản bị phá sản, thậm chí hàng trăm ngàn người bị thất nghiệp... Chưa kể nhiều ngành khác như xây dựng, nội thất... cũng bị liên đới.

Chính phủ không tung lượng tiền ào ạt để "giải cứu", mà nên xem xét các chính sách nhằm hỗ trợ thanh khoản cho những doanh nghiệp bất động sản làm ăn uy tín và có dự án tốt, từ đó phục vụ nhu cầu thực tế của người dân, hạn chế dòng vốn đầu cơ vào bất động sản", TS Huân chia sẻ.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
15 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
22 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
18 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.