Dưới thời Trump, nhà đầu tư Mỹ 'lờ' chính trị

30/03/2018 13:31
(NDH) Hầu hết các vấn đề chính trị không ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Trong hơn một năm rưỡi qua, bất ổn chính trị là tin bình thường ở phố Wall khi thị trường dần quen với phong cách "tùy hứng" của Tổng thống Mỹ Donald Trump: công bố chính sách không báo trước, thay đổi lập trường liên tục hay sa thải thành viên nội các và thậm chí đe dọa chiến tranh qua Twitter.

Mặc dù hình ảnh được truyền thông khắc họa khiến người đọc ở phía bên kia bán cầu cũng cảm thấy bất an, chứng khoán Mỹ gần như "miễn nhiễm". Tuy một số sự kiện lớn trong chính quyền Trump được phản ánh trong các biến động thị trường, với các chỉ số chính giảm sau dấu hiệu bất ổn nội bộ Nhà Trắng, ảnh hưởng diễn ra khá ngắn. Những yếu tố này dễ dàng bị lu mờ bởi những vấn đề kinh tế cụ thể như lợi nhuận doanh nghiệp, dữ liệu kinh tế hoặc các chính sách tài khóa của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).

Biểu đồ dưới đây cho thấy chỉ số S&P 500 giữ đà tăng lên liên tục trong 2 năm qua, từ cuộc bầu cử 2016, lễ nhậm chức của ông Trump đến một số sự kiện lớn ở Washington. Biến động hồi đầu tháng 2 cũng xuất phát từ lo ngại lạm phát có thể trở lại nền kinh tế, yếu tố không hề liên quan đến chính trị.

Chứng khoán gần như "lờ" các sự kiện chính trị (Nguồn: Market Watch, Getty Images).

Lý giải điều này, Giám đốc Đầu tư Andrew Slimmon của công ty Quản lý Đầu tư Morgan Stanley cho biết "nhà đầu tư từng bị 'hớ' vì phản ứng thái quá". Khi Tổng thống Trump mới lên nắm quyền, thị trường sợ từ thứ nhỏ nhất như một bài viết trên Twitter của ông. Tuy nhiên, sau khi không có gì xảy ra, thị trường dần bình tĩnh lại trong những lần tiếp theo.

Boeing là một ví dụ sinh động. Cổ phiếu hãng giảm 2,38% sau khi ông Trump dọa hủy đơn đặt hàng Air Force One mới vì đắt trên Twitter ngay trước lễ nhậm chức. Tuy nhiên, mối đe dọa không thành hiện thực và Nhà Trắng vừa ký thoả thuận mua 2 máy bay tổng thống giá 3,9 tỷ USD hồi tháng trước. Cổ phiếu Boeing tăng gần gấp đôi trong 12 tháng qua.

Slimmon chỉ ra sự khác biệt giữa các vấn đề lớn như thay đổi nhân sự hay các bê bối trong nội các và loại tin chính trị có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Loại một có thể thu hút sự chú ý của truyền thông nhưng loại 2 mới là nhân tố chỉnh tác động đến thị trường. Vị chuyên gia khẳng định ông cũng lo lắng về chính sách nhưng khuyên nhà đầu tư nên suy xét kỹ xem ý nghĩa thực sự của những chính sách này với lợi nhuận doanh nghiệp.

"Thị trường đang dần được 'rèn luyện' để không phản ứng quá mức trước những thông báo của Trump, ngay cả đối với thuế quan hay chính sách thương mại", đại diện Morgan Stanley nhận định.

Thuế quan là loại sáng kiến mà chi tiết mới quan trọng; và thông báo đầu tiên có thể chỉ là một điểm khởi đầu hay chiến thuật đàm phán chứ chưa chắc xảy ra, Sinead Colton, Giám đốc điều hành quỹ Mellon Capital, nói. Chứng khoán toàn cầu giảm mạnh khi ông Trump công bố thuế nhập khẩu 25% cho thép và 10% với nhôm ngày 2/3. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo dần miễn thuế cho một loạt nước và chuyện "đâu lại vào đó".

Những phát ngôn hùng hồn của ông Trump cũng không làm nhà đầu tư run sợ. (Nguồn: Getty Images)

Mặc dù Chỉ số Biến động Cboe từng tăng trên mức trung bình dài hạn (20) vài lần trong 2018, những động thái này chủ yếu liên quan đến lạm phát và chính sách của Fed. Các thông báo chính sách "tùy hứng" của Tổng thống Mỹ ít có ảnh hưởng lâu dài.

"Thị trường có khả năng nhìn xuyên qua luận điệu của ông Trump, đó là lý do tại sao phản ứng lại nhẹ nhàng như vậy", Diane Jaffee, quản lý danh mục đầu tư cấp cao của TCW, nói. "Như Barack Obama từng nói, nước Mỹ mạnh hơn bất kỳ một tổng thống nào".

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
14 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.