CTCP Chứng khoán SSI vừa ra báo cáo về kết quả kinh doanh 8 tháng của CTCP Đường Quảng Ngãi (mã QNS). Theo đó, số liệu của QNS công bố cho thấy doanh thu và lợi nhuận trước thuế 8 tháng đầu năm của QNS lần lượt đạt 5.100 tỷ (tăng 14%) và 860 tỷ (tăng 20% so với cùng kỳ năm trước), tương đương với mức hoàn thành 64% và 78% kế hoạch năm.
Doanh thu từ sữa đậu nành đạt 2.800 tỷ đồng (tăng 5% cùng kỳ năm trước), nhờ sản lượng tiêu thụ tăng 8% và giá bán trung bình giảm 3%. Điều này dẫn đến mức tăng trưởng 15% so với cùng kỳ trong tháng 7-8, quý 3 năm 2020 sản lượng sữa đậu nành ở mức thấp do ảnh hưởng bởi làn sóng dịch Covid thứ 3 xảy ra ở Đà Nẵng. Kết quả đáng khích lệ của tháng 8 năm nay là nhờ các sáng kiến tiếp thị của QNS trong việc phân phối đa kênh để thúc đẩy doanh số bán hàng trong thời đại dịch. Thị phần sữa đậu nành của QNS đã tăng lên 91% trong tháng 8.
Doanh thu mảng đường đạt 1.200 tỷ, tăng 73% cùng kỳ năm trước nhờ doanh số bán tăng 31% và giá bán trung bình tăng 32%.
LNTT sữa đậu nành và đường lần lượt đạt 548 tỷ đồng (-7% cùng kỳ năm trước) và 192 tỷ đồng trong 8 tháng đầu năm 2021.
Báo cáo phân tích của SSI chỉ ra rằng, QNS đang có lợi thế để nắm bắt đà tăng trưởng của nhu cầu đường trong nước. Trong số các nhà sản xuất đường, QNS sẽ có mức mở rộng diện tích mía lớn nhất trong niên vụ tới (tăng 50% cùng kỳ năm trước). Trong giai đoạn 2022-2023, QNS dự kiến tăng trưởng mạnh 40%. Với việc tăng nguyên liệu mía đầu vào, QNS có thể tăng công suất sử dụng cho cả sản xuất đường và sản xuất điện sinh khối, thúc đẩy cả doanh thu và lợi nhuận của mỗi phân khúc.
Theo SSI, mảng sữa đậu nành sẽ chỉ tăng trưởng 1 con số (dưới 10%). Mặc dù kém so với mảng đường, sữa đậu nành được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng sản lượng bán ở mức 6,7% cho niên vụ 2022. SSI dự báo tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng này sẽ phục hồi 3,26% do giá nguyên liệu đầu vào (đường, đậu tương) có thể hạ nhiệt giá vào năm sau. Ban lãnh đạo dự kiến sẽ chốt giá thu mua đậu tương ở mức năm 2020. Tỷ suất lợi nhuận gộp bị ảnh hưởng đáng kể do giá đậu tương tăng cao trong năm nay. SSI dự báo LNST của sữa đậu nành có thể phục hồi 18% vào năm 2022 so với mức giảm ước tính khoảng -11% trong năm 2021.
Dự báo của SSI về kết quả kinh doanh của QNS
SSI dự báo lợi nhuận của niên độ 2021 của QNS sẽ đạt khoảng 1.300 tỷ (tăng 26% so với cùng kỳ năm trước). Niên độ 2022, doanh thu và lợi nhuận sau thuế có thể đạt lần lượt 10.700 tỷ (tăng 30% yOy) và 1700 tỷ (tăng 25% yoy), tăng 9% và 10% so với ước tính trước đó của các nhà phân tích.
Với mảng sữa đậu nành, SSI kỳ vọng tăng trưởng khiêm tốn 3,3% vào năm 2021 (6T2021 tăng 5% YoY). Trong năm 2022, SSI kỳ vọng sản lượng sữa đậu nành sẽ tăng 6,7% cùng với việc giá bán tăng 3%. Tỷ suất lợi nhuận gộp được đặt lần lượt là 40,1% và 43,3% cho năm 2021 và 2022, so với 44,4% vào năm 2020 do chi phí đậu tương, đường và bao bì tăng mạnh. SSI giả định rằng giá đậu tương sẽ tăng 13% YoY vào năm 2021 và có thể giảm -7% trong năm tới.
Với mảng đường, sản lượng đường tinh luyện (RS) là 105 nghìn tấn (+ 25% YoY) vào năm 2021 và sẽ tăng 50% lên 158 nghìn tấn vào năm 2022. Dây chuyền sản xuất đường RE bắt đầu đi vào hoạt động thương mại từ ngày 1/7. SSI giả định sản lượng tiêu thụ RE lần lượt là 33 nghìn tấn và 95 nghìn tấn cho năm 2021 và 2022, trong khi giá bán đường RS/RE là 16,9/ 17,5 triệu đồng/tấn vào năm 2022 (+ 2,5% YoY) với giá mua mía là 1,17 đồng triệu mỗi tấn (+ 10% YoY). Về tổng thể mảng kinh doanh đường và điện sinh khối, SSI ước tính QNS sẽ đạt LNTT 317 tỷ đồng (so với -40 tỷ LNTT năm 2020) vào năm 2021 và 528 tỷ đồng (+ 66% YoY) vào năm 2022.
Giá cổ phiếu QNS tăng gấp rưỡi trong 1 năm qua