Đường sắt Cát Linh - Hà Đông lùi tiến độ đến quý 4: Bộ trưởng nói gì?

31/03/2018 10:33
Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) tiến độ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn hoàn thành đúng kế hoạch đề ra, tức là sẽ vận hành, khai thác thương mại vào cuối năm 2018.

Ngày 30.3, một số thông tin cho rằng, tiến độ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) lại một lần nữa vỡ kế hoạch, khi thời hạn dự kiến quý 1.2018 được lùi đến quý 4 và kết thúc xây dựng vào năm 2021.

Theo thông tin này, báo cáo điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông vừa được Bộ GTVT gửi đến Thủ tướng với đề nghị tiếp tục xem xét điều chỉnh giai đoạn kết thúc dự án, sẽ khai thác sử dụng vào năm 2021.

Đặc biệt, Bộ GTVT cũng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành xem xét, có ý kiến với nhà tài trợ để hỗ trợ bộ này đôn đốc tổng thầu đẩy nhanh tiến độ dự án.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông lùi tiến độ đến quý 4: Bộ trưởng nói gì? - Ảnh 1.

Tàu sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Cường Ngô

Trước thông tin này, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định, tiến độ dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông vẫn hoàn thành đúng kế hoạch đề ra, tức là sẽ vận hành, khai thác thương mại vào cuối năm 2018.

“Đường sắt Cát Linh- Hà Đông sẽ vận hành, khai thác thương mại vào tháng 12.2018. Tiến độ này chắc chắn sẽ đạt được và không thay đổi”, ông Thể nói.

Ông Vũ Hồng Phương - Phó Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông - cho biết thêm, thông tin lùi tiến độ khai thác dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông đến năm 2021 là không chính xác.

“Hiện nay, dự án đã hoàn thiện được hơn 95% khối lượng công việc; 80% thiết bị đã được nhập về để lắp đặt, hoàn thiện các nhà ga. Công tác đào tạo nhân sự cũng đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo vận hành tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông ngay khi tuyến đường sắt này đi vào hoạt động”, ông Phương thông tin.

Theo vị này, trước đó, dự án bị chậm trong một thời gian do chậm được cấp nguồn vốn bổ sung 250,6 triệu USD. Tuy nhiên, đến tháng 12.2017, các thủ tục đã được tháo gỡ xong, vốn đã được giải ngân cho các nhà thầu tiếp tục triển khai và thực hiện đúng tiến độ đề ra.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông do Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc làm tổng thầu EPC, sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc.

Dự án đã nhiều lần điều chỉnh tiến độ do thiếu mặt bằng, vướng thủ tục vay và giải ngân vốn, tổng thầu EPC nợ tiền thầu phụ...

Tổng mức đầu tư dự án đã được điều chỉnh từ 552,86 triệu USD lên 868,04 triệu USD, tăng 315,18 triệu USD so với phê duyệt ban đầu.

Theo Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông - Vận tải), đến nay dự án đã hoàn thành khoảng 95% khối lượng xây lắp (chưa bao gồm phần thiết bị).

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công ngày 10.10.011, có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD bao gồm vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Đến đầu năm 2014, dự án được điều chỉnh lên 868,04 triệu USD, tăng 315,18 triệu USD so với tổng mức đầu tư ban đầu. Sau đó vay bổ sung 250,62 triệu USD từ phía Trung Quốc nhằm để bố trí cho phần lớn tổng mức đầu tư tăng thêm của dự án, phần còn lại sẽ bố trí từ vốn đối ứng của Việt Nam

Tháng 6.2016, do dự án tiếp tục chậm trễ, Bộ GTVT đưa ra mục tiêu cuối cùng đến 31.12.2016 hoàn thành phần xây lắp dự án.

Tuy nhiên, mục tiêu đó không thành, đầu tháng 2.2017, Bộ GTVT chốt tiến độ vận hành thử dự án từ tháng 10.2017 để cuối quý 1, đầu quý 2.2018 đưa vào khai thác chính thức.

Tin mới

"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
9 giờ trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.
Biển số xe máy siêu đẹp 50AA-999.99 trúng đấu giá 2,68 tỷ đồng
9 giờ trước
Biển số xe máy 50AA-999.99 ngay từ khi "lên sàn" đã được trả tới 700 triệu đồng, cuối phiên đấu giá, biển ngũ quý 9 được chốt giá cao nhất là 2,68 tỷ đồng.
Tổng thống Trump nói Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói giá sẽ gấp gần 3 lần hiện tại
9 giờ trước
Tuy nhiên, quá trình này sẽ phức tạp đến mức hầu hết các chuyên gia đều cho rằng bất khả thi.
Thực hư vùng nguyên liệu kẹo Kera của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục ở Đắk Lắk
8 giờ trước
Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và cả hoa hậu Thuỳ Tiên đã từng “nổ tung trời” về nguồn nguyên liệu sản xuất ra kẹo Kera. Một trong những vùng trồng được nhắc đến là Đắk Lắk.
Không thiếu nguồn cung thay thế, một quốc gia châu Âu vẫn đam mê với dầu Nga: Chi hơn 1,6 tỷ USD nhập khẩu trong năm 2024, hưởng giá ưu đãi 20%
6 giờ trước
Quốc gia này đã hoãn việc dừng nhập khẩu dầu thô Nga trong suốt 3 năm qua.

Tin cùng chuyên mục

Ford Territory 2025 lần đầu lộ diện trên đường tại Việt Nam: Thiết kế đầu, mâm mới, kính hông có điểm khác biệt, sớm ra mắt đấu CX-5
15 giờ trước
Đến thời điểm hiện tại, phía Ford Việt Nam vẫn chưa đưa ra bất cứ thông tin chính thức nào về kế hoạch ra mắt Territory bản facelift. Tuy nhiên, với chiếc xe đã lăn bánh trên đường, có thể trông đợi mẫu xe này sẽ được giới thiệu sớm.
Bên trong nhà máy sản xuất kẹo rau củ khiến Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục bị bắt
20 giờ trước
Theo kết quả kiểm tra, nhà máy sản xuất kẹo rau củ Kera cho tập đoàn Chị em rọt xây vượt diện tích 107 m2. Bên trong, nhà máy trưng bày loạt chứng nhận tiêu chuẩn.
Ông Trump gợi ý cách để các hãng ô tô tránh thuế quan: Chuyên gia nói "chuyện hư cấu", Tesla cũng bó tay
1 ngày trước
Bài toán cho các hãng xe lớn, không riêng gì Tesla.
Mỹ áp thuế đối ứng 36%, Thái Lan kêu gọi bảo vệ một loại nông sản vì lo mất thị phần vào tay Việt Nam
1 ngày trước
"Hạt vàng" của Thái Lan sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi mức thuế quan của Mỹ khiến nghị sĩ kêu gọi hành động gấp.