Đường vào VNG của các nhà đầu tư ngoại

04/01/2023 13:08
Công ty Cổ phần VNG có cơ cấu cổ đông cô đặc với phần lớn cổ phần nằm trong tay các nhà đầu tư nước ngoài và các cổ đông liên quan đến nhà sáng lập, ban lãnh đạo công ty.

Ngày mai (5/1), cổ phiếu VNZ của Công ty cổ phần VNG sẽ giao dịch phiên đầu tiên trên thị trường UPCoM ở mức tham chiếu 240.000 đồng, biên độ giao dịch là 40%.

Với 35,8 triệu cổ phiếu đăng ký giao dịch, ước tính giá trị vốn hóa của VNG trong phiên chào sàn đạt hơn 8.600 tỷ đồng, tương đương hơn 360 triệu USD. Con số này thấp hơn nhiều mức định giá 1 tỉ USD để một doanh nghiệp được xem là 'kỳ lân' - điều mà VNG từng đạt được vào năm 2014 theo đánh giá của World Start-up Report. Bên cạnh đó, mức giá chào sàn của VNG cũng thấp hơn mức mà doanh nghiệp này từng chào bán cổ phần cho đối tác. Đầu năm 2015, VNG phát hành gần 300.000 cổ phiếu cho một cổ đông chiến lược với giá hơn 666.000 đồng mỗi cổ phần.

Được thành lập từ năm 2004 bởi doanh nhân sinh năm 1977 Lê Hồng Minh, VNG hiện là công ty Internet và công nghệ hàng đầu Việt Nam. Trong quá trình hoạt động của mình, năm 2014 có lẽ là một cột mốc đáng nhớ của VNG khi sau đúng 10 năm ra đời, công ty chính thức được định giá 1 tỷ USD theo World Start – up Report, trở thành kỳ lân đầu tiên tại Việt Nam. Mức định giá 'khủng' của VNG không thể bỏ qua sự tham gia của các cổ đông ngoại.

Theo đó, tháng 1/2008, VNG phát hành 50.000 cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm: 40.010 Tenacious Bulldog Holdings Limited với giá 121.693 đồng/CP; và 9.990 cổ phiếu cho GS Treasure Sarl với giá 139.568 đồng/CP. Nếu tính theo mức giá mà VNG phát hành này, định giá của công ty công nghệ VNG thời điểm đó đạt khoảng 3.000 – 3.500 tỷ đồng.

Cũng trong khoảng thời gian này, trên báo cáo thường niên năm 2008, "gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc Tencent cho biết đã thâu tóm số cổ phần tương đương 20,02% tỉ lệ lợi ích tại một công ty sản xuất trò chơi trực tuyến (online game) tại Châu Á. Khá trùng hợp, cũng trong năm 2008, cựu giám đốc M&A của Tencent – ông Johny Shen (Johny Shen Hao) - đã chuyển sang phụ trách tài chính tại VNG.

Hướng ngược lại, báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011 đã của kiểm toán của VNG cũng ghi nhận Tencent Holdings Limited là cổ đông lớn, song tỷ lệ sở hữu cụ thể không được tiết lộ. Đến nay, một số đơn vị thành viên của Tencent vẫn được nhắc tới trên báo cáo tài chính của VNG với tư cách là ‘bên liên quan của cổ đông lớn’, kể đến như: Tencent Shenzhen, Tencent Mobile International, Tencent Shanghai.

Ở diễn biến đáng chú ý, trong giai đoạn 2010 - 2011, VNG đã chi ra gần nghìn tỷ để mua cổ phiếu quỹ với giá mua bình quân khi đó 147.000 đồng/CP. Việc mua lại cổ phiếu quỹ lượng lớn dẫn đến tồn tại sự khác biệt giữa tỷ lệ sở hữu thực tế và tỷ lệ biểu quyết trong VNG do số lượng cổ phiếu lưu hành sụt giảm mạnh. Điều này khiến cho dù không sở hữu quá 49% công ty, nhưng tỷ lệ biểu quyết của các cổ đông nước ngoài cũng có thể chiếm đa số, qua đó có thể chiếm ưu thế trong những quyết định lớn.

Trở lại với quá trình tăng vốn của VNG, sau thương vụ chào bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài vào năm 2008, phần đa các thương vụ tăng vốn sau đó của VNG được thực hiện thông qua phát hành cổ phiếu ESOP. Trong đó, có 2 thương vụ tăng vốn của VNG được thực hiện theo hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông chiến lược vào năm 2012 và 2015 với mức giá lần lượt là 40.403 đồng/CP và 666.345 đồng/CP, tương ứng với mức định giá lên tới 21.000 tỷ đồng. Ngoài ra, VNG cũng có một thương vụ chào bán 1,69 triệu cổ phần riêng lẻ cho ban điều hành công ty vào năm 2013 với giá chào bán là 150.260 đồng/CP

Tính đến hiện tại, qua 16 lần tăng vốn, quy mô vốn của VNG đạt hơn 358 tỷ đồng. Trong đó, cổ đông nước ngoài nắm 49% cổ phần, cổ đông trong nước giữ hơn 31%, còn lại là cổ phiếu quỹ gần 20%. Nếu tính theo số cổ phiếu đang lưu hành (loại trừ phần cổ phiếu quỹ), nhà đầu tư nước ngoài có tỷ lệ biểu quyết hơn 61% và phần này chỉ do một cổ đông nắm giữ.

Cụ thể, trong bản công bố thông tin, VNG Limited, pháp nhân mới thành lập có trụ sở tại Cayman Islands, là cổ đông nước ngoài duy nhất của VNG với sở hữu 49%, tương ứng tỷ lệ biểu quyết hơn 61,1% sau khi loại trừ phần cổ phiếu quỹ. Ông Lê Hồng Minh, Nhà sáng lập và Chủ tịch HĐQT VNG, nắm 9,8% cổ phần (12,3% về tỷ lệ biểu quyết). Cổ đông lớn còn lại là Công ty cổ phần Công nghệ Big V giữ 5,7% về tỷ lệ biểu quyết. Ông Vương Quang Khải, đồng sáng lập và Phó tổng giám đốc điều hành VNG, sở hữu hơn 4% vốn.

Mới đây, ĐHCĐ bất thường năm 2022 của VNG đã thông qua việc bán toàn bộ 7,1 triệu cổ phiếu quỹ cho BigV với giá 177.881 đồng/CP. Nếu VNG bán thành công cổ phiếu quỹ, BigV sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp này lên 30,5% vốn điều lệ.

Tin mới

Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam vừa hụt thu hơn 2.800 tỷ đồng
4 giờ trước
Xuất khẩu rau quả quý I năm nay chỉ đạt hơn 1,1 tỷ USD, hụt tới hơn 2.800 tỷ đồng so với kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm xuất khẩu rau quả là do mặt hàng chủ lực là sầu riêng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thị trường quốc tế.
Mẫu SUV nhận hơn 3.000 đơn/ngày: Thiết kế thể thao, hỗ trợ lái thông minh, giá quy đổi gần 400 triệu
5 giờ trước
Với hàng loạt công nghệ đỉnh cao được "bình dân hóa", mẫu xe được kỳ vọng sẽ tạo nên cơn sốt trong phân khúc xe gầm cao giá rẻ và định hình lại cuộc chơi trên thị trường xe điện.
Việt Nam có loại cây trà quý hiếm: "Thần dược" ra sao mà người Trung Quốc lùng mua cả cây, hoa, lá?
5 giờ trước
Đây là một loại cây đã có lâu đời ở Việt Nam, có tác dụng phòng hộ rừng. Thời gian gần đây, tác dụng của loại cây này mới được biết đến và được “săn lùng”.
Giá iPhone cũ tại Việt Nam gây bất ngờ
5 giờ trước
Hiện tại, giá iPhone Pro Max cũ giảm sâu, thu cũ lên đời được trợ giá thêm đến 4,5 triệu đồng.
Thị trường ngày 3/4: Giá dầu, vàng, đồng, quặng sắt, cao su đồng loạt tăng
5 giờ trước
Phiên 2/4, thị trường chuẩn bị cho việc thông báo thuế quan trả đũa của Mỹ vào cuối ngày khiến giá dầu tăng, vàng hướng tới mức cao lịch sử, đồng, quặng sắt, cao su đồng loạt tăng.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.