Đường vòng để hợp thức hóa dòng tiền?

23/12/2019 12:55
Đa dạng hóa tài sản đầu tư là một nhu cầu. Nhưng đa dạng hóa tài sản ở nhiều quốc gia khác nhau là nhu cầu cấp thiết đối với nhà đầu tư (NĐT) lớn, những tỷ phú Việt Nam. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang tạo ra cơ hội đó khi phân tích kịch bản của Công ty Đầu tư thương mại Hồng Hoàng vốn 5 tỷ đồng, nhưng phát hành TP trị giá hơn 1.400 tỷ đồng để mua cổ phiếu (CP) từ cổ đông sáng lập.

Khoảng trống pháp lý

Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành TPDN được đánh giá là mở lối cho các DN khi phát triển thêm một kênh huy động vốn để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Kể từ ngày Nghị định 163 có hiệu lực, thị trường TPDN đã có những chuyển biến mới cho việc huy động vốn, tuy nhiên cũng phát sinh những vấn đề mới cho nghị định này. Gần đây, Công ty Hồng Hoàng với vốn điều lệ chỉ 5 tỷ đồng nhưng vẫn phát hành được lượng trái phiếu lên đến hơn 1.400 tỷ đồng. Ngoài ra, 3 công ty khác cũng được thành lập là Giang Sen, Bách Thanh và Vân Môn có vốn điều lệ bao nhiêu để mua lại 51,7 triệu CP trị giá 1.600 tỷ đồng trước đó từ nhóm cổ đông sáng lập Ngân hàng ACB?

Thực tế tại các DN tư nhân Việt Nam thời gian qua, vốn đăng ký kinh doanh trong công ty thấp nhưng vay nợ rất lớn. Việc vay nợ cũng đến từ chính người chủ sở hữu công ty, hoặc người chủ dùng tài sản cá nhân để bảo lãnh cho công ty vay vốn hoạt động. Bởi lẽ Nghị định 20/2017/NĐ-CP có quy định về chi phí lãi vay thuộc diện bị khống chế khi tính thuế thu nhập DN, là minh chứng cho thực trạng DN tư nhân không gia tăng vốn góp mà gián tiếp tài trợ nợ để trốn thuế. Trường hợp Công ty Hồng Hoàng với vốn 5 tỷ đồng phát hành TPDN đảm bảo bởi chính khoản đầu tư vào CP ACB không phải thách thức Nghị định 20, mà là vấn đề của Nghị định 163.

Đường vòng để hợp thức hóa dòng tiền? - Ảnh 1.

Điều 5 Nghị định 163/2018 quy định về nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn TPDN là “việc sử dụng vốn huy động được từ phát hành TP phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành”. Thế nhưng, Điều 10 quy định về điều kiện phát hành TP “công ty phải có phương án phát hành TP được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận”. Tức phương án phát hành lại không đề cập đến phương án sử dụng vốn từ đợt phát hành. Theo đó, cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận phương án phát hành TP sẽ không thể thẩm định mục đích sử dụng vốn từ đợt phát hành. Chính vì thiếu quy định về phương án sử dụng vốn từ đợt phát hành được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, DN có thể phát hành TP dễ dàng hơn, dẫn đến việc Công ty Hồng Hoàng vốn 5 tỷ đồng phát hành TP trị giá hơn 1.400 tỷ đồng để đầu tư CP. Điều này đưa đến trong tương lai còn có nhiều đợt phát hành TPDN cho các mục đích trả nợ, trả lãi vay…

Điều đáng quan ngại, khi một DN vay vốn trực tiếp từ ngân hàng đều phải có phương án sử dụng vốn được ngân hàng thẩm định theo quy định từ Ngân hàng Nhà nước và giám sát việc sử dụng vốn có đúng mục đích hay không. Theo Luật Chứng khoán, một DN phát hành CP phải có phương án sử dụng vốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt và báo cáo cấp có thẩm quyền về việc sử dụng vốn sau 6 tháng kết thúc đợt phát hành. Thế nhưng, việc phát hành TPDN lại thiếu quy định này. Việc giám sát mục đích sử dụng vốn của cơ quan quản lý còn có mục đích bảo vệ những cổ đông nhỏ, những chủ nợ gián tiếp tài trợ vốn cho DN. Phải chăng, chủ nợ của TPDN không cần thiết phải bảo vệ?

Nhưng cơ quan quản lý giám sát mục đích sử dụng vốn còn nhằm mục đích chống rửa tiền. Ngày 30-4-2019, Chính phủ đã ký Quyết định 474/2019/QĐ-TTg, ban hành kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền giai đoạn 2019-2020, với 5 nhóm hành động trong đó đề cập đến nhóm “các sản phẩm tài chính toàn diện”. Việc sử dụng công cụ TP với lãi suất cao 20%/năm như hiện nay, liệu có khả năng là một dạng của “sản phẩm tài chính toàn diện”?

Bày binh bố trận

Cứ mỗi 2 tuần, Chính quyền Cayman Islands xuất bản công báo nhằm thông báo các DN được thành lập mới. Đọc công báo này sẽ thấy nhiều công ty được thành lập từ nhiều quốc gia và Việt Nam không ngoại lệ. Ngày càng có nhiều người Việt Nam sang quốc đảo này thành lập công ty, sau đó đầu tư ngược lại trong nước. Việc thành lập công ty tại quốc đảo này không khó khăn, nhất là việc mở tài khoản ở ngân hàng và khai báo xuất xứ nguồn gốc của tiền. Còn ở Hồng Kông, việc mở công ty cũng khá dễ dàng, nhưng việc mở tài khoản ngân hàng không đơn giản vì phải chứng minh nguồn gốc của tiền. Việc miễn thuế thu nhập phát sinh ngoài lãnh thổ Hồng Kông đang thu hút nhiều DN đến Hồng Kông giống như chính sách tại “thiên đường thuế” Cayman Islands.

Nhiều liên doanh tại Việt Nam đều có dấu tích từ các chủ đầu tư đi qua Hồng Kông. Minh chứng là nhiều dự án đầu tư ở Việt Nam có pháp nhân là những công ty từ Hồng Kông. Tuy nhiên, đối tác từ quốc đảo Cayman được dễ giải trong việc chứng minh xuất xứ của tiền. Do vậy, dòng tiền “không minh bạch” có thể đến đảo quốc này để đầu tư vào các quốc gia khác trong lĩnh vực đầu tư gián tiếp. Thông tin công khai trên thị trường cho thấy, nước ta hiện có 1 cổ đông của CTCP Quản lý quỹ VinaCapital là VinaCapital Investment management Limited có trụ sở tại “thiên đường thuế” Cayman, 2 cổ đông còn lại đến từ “thiên đường thuế” khác là British Virgin (BVI). Vì vậy, không xa lạ gì khi những thương vụ cơ cấu lại sở hữu của nhóm cổ đông sáng lập ACB đều có sự tham gia từ 2 công ty SaiGon Asia Credit Limited và Vietnam Finance Limited đến từ “thiên đường thuế” Cayman.

Hiện tại, theo website của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, có 48 công ty quản lý quỹ đang hoạt động. Các công ty này đang quản lý 6 quỹ thành viên, 17 quỹ mở với 3 quỹ đầu tư vào thị trường TP và 2 quỹ ETF; 23 văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài, với 2 văn phòng đang hoàn tất hồ sơ đóng cửa hoạt động, 8 văn phòng đại diện đến từ 2 “thiên đường thuế”. Trong số này không thấy tên NĐT SaiGon Asia Credit Limited đang mua TP của Hồng Hoàng? Vậy liệu tiền đầu tư nước ngoài có thật sự  chảy vào Việt Nam? Và nếu có, nó được quản lý như thế nào? Hay NĐT này vào Việt Nam chưa được báo cáo chính thức?...

Hoạt động giao dịch thỏa thuận CP ACB từ cổ đông sáng lập sang 4 công ty trên được giám sát từ chính quy trình lưu ký và thanh toán trên TTCK. Nhưng tiền từ giao dịch mua bán TPDN lại chưa được xác thực, liệu có trường hợp TP được ghi nhận bởi NĐT SaiGon Asia Credit Limited, nhưng tiền thanh toán được Hồng Hoàng mượn từ “ai đó”?

Hệ lụy

Việc chuyển nhượng cổ phần từ nhóm cổ đông sáng lập Trần Mộng Hùng sang cho các công ty sở hữu, theo phát biểu của ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch ACB: “Đây là hoạt động cơ cấu lại sở hữu của gia đình, cổ đông sáng lập này cam kết đồng hành cùng ACB”. Phát biểu này tỏ ra khó thuyết phục, vì nếu việc chuyển nhượng tại các công ty Hồng Hoàng, Giang Sen, Bách Thanh, Vân Môn... sẽ không có nghĩa vụ công bố thông tin đến thị trường sau này. Những người đại diện pháp luật tại các công ty này hoàn toàn không có mối quan hệ theo pháp luật về nghĩa vụ công bố thông tin với người quản lý của ACB. Điều gì sẽ xảy ra nếu Hồng Hoàng không có khả năng chi trả lô TP phát hành 1.400 tỷ đồng vốn gốc và 1.400 tỷ đồng lãi vay khi đáo hạn hợp đồng TP? Liệu cam kết đồng hành cùng ACB để NĐT trên TTCK tin tưởng?

Có quan điểm khác cho rằng, Hồng Hoàng phát hành TP đảm bảo bằng chính khoản đầu tư vào CP ACB là hoạt động bình thường, khi áp đặt việc tăng giá từ CP ACB sau 5 năm trên mức 20% năm. Bỏ qua điều tiên đoán này và chấp nhận giá CP ACB sẽ tăng 20%/năm. Vậy sau 5 năm Hồng Hoàng sẽ phải bán ra lô CP ngày hôm nay để trả nợ gốc và lãi TP. Nếu kịch bản (không tưởng) này xảy ra, CP ACB là khoản đầu tư lời. Hồng Hoàng nhận được khoản lợi nhuận từ hoạt động đầu tư này sau khi thanh toán nghĩa vụ nợ. Với kết cục này, đây là tái cấu trúc sở hữu và gắn bó lâu dài như cam kết?

Song một vấn đề nữa cần đặt ra: sau khi cổ đông sáng lập bán cổ phần, lượng tiền thu được 1.400 tỷ đồng sẽ đi đâu về đâu? Sau 5 năm, giả sử Hồng Hoàng không có tiền thanh toán khoản lãi vay 20%/năm trả 1 lần lúc đáo hạn, nghĩa là số tiền phải trả lên đến 1.400 tỷ đồng cho trái chủ SaiGon Asia Credit Limited. Liệu có khả năng ai đó đã bán CP ACB cho Hồng Hoàng ngày hôm nay, sẽ cho chính Hồng Hoàng mượn trở lại 1.400 tỷ đồng để thanh toán lãi vay? Nói cho dễ hiểu đây chỉ là “lấy tiền từ túi phải trả cho túi bên trái”.

SaiGon Asia Credit Limited sẽ mua vào ngoại tệ và chuyển về quốc đảo Cayman. Từ quốc đảo này, tiền sau đó sẽ chuyển về cho người nào đó. Hoạt động này thuận tiện đôi đường, ai đó đã có một khoản tiền đã được hợp thức hóa ở nước ngoài thay vì ở Việt Nam. Liệu tiền đã được xử lý theo một phương thức gọi là “sản phẩm tài chính toàn diện”? Phần này mới là thanh toán lãi vay. Sau đó, do phía Hồng Hoàng vẫn không thể thanh toán được vốn gốc nên đã chuyển quyền sở hữu CP ACB cho SaiGon Asia Credit Limited, bất chấp giá CP ACB lúc đó tăng giá lên bao nhiêu lần. Cổ đông SaiGon Asia Credit Limited đạt được mục tiêu vào Việt Nam đầu tư dài hạn với một dạng hợp đồng phái sinh hoán đổi tài sản tự tạo.

Kết thúc thời gian đầu tư, SaiGon Asia Credit Limited sẽ bán CP này ra thị trường một cách lặng lẽ và chuyển tiền về Cayman. Lượng tài sản này ra khỏi Việt Nam, hòa vào dòng tiền hợp pháp của nền kinh tế thế giới. Dòng tiền sau khi đã được xử lý ở tầm quốc tế có thể sẽ quay trở lại Việt Nam một lần nữa, và cứ thế đầu tư cho những khoản đầu tư sinh lời khác. Vậy là dòng tiền đã trở nên đa dạng hóa tầm quốc tế thay vì tập trung tài sản trong một quốc gia.

Việc Công ty Hồng Hoàng vốn 5 tỷ đồng phát hành TP trị giá hơn 1.400 tỷ đồng để đầu tư CP, đưa đến trong tương lai còn có nhiều đợt phát hành TPDN cho các mục đích trả nợ, trả lãi vay…

 


Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
23 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
19 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
54 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
16 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.