Đứt gãy chuỗi cung ứng do Covid-19, nông dân Mỹ như ngồi trên lửa

13/04/2020 13:13
(Dân Việt) Mỹ đang là vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới với 554.226 ca nhiễm nCoV tính đến ngày 13/4, trong đó có 21.994 người chết. Đại dịch Covid-19 đang đe doạ đến sinh kế của nông dân Mỹ khi họ phải tuân thủ thời gian canh tác, thu hoạch nghiêm ngặt và không thể tăng hoặc giảm năng suất theo ý muốn.

Lo lắng bao trùm

"Một trái đào hôm nay trông ngon như vậy nhưng sẽ không còn tươi ngon vào ngày mai nữa. Chúng chín nhanh như vậy đấy" - Chalmers Carr chia sẻ với CNN Business. Carr sở hữu và vận hành các trang trại Titan tại Ridge Spring, miền Nam Carolina, nơi ông đang trồng đào, ớt chuông và bông cải xanh trên khoảng 6.200 mẫu (acre).

dut gay chuoi cung ung do covid-19, nong dan my nhu ngoi tren lua hinh anh 1

Nông dân trồng đào tại Mỹ đang rất lo lắng. Ảnh: CNN

Ông cũng chia sẻ, đối với việt quất và dâu tây, "nếu để chúng trên cây hoặc dàn leo thêm một ngày, chúng hầu như không còn giá trị gì nữa". Thậm chí đối với các loại cây dễ tính hơn như ớt chuông cũng chỉ có thời gian thu hoạch ngắn trong vòng hai tới năm ngày, ông Carr nói.

Tháng tư và tháng năm là thời điểm quan trọng để trồng trọt và thu hoạch của rất nhiều nông dân Mỹ. Họ cần nhân công lành nghề để làm việc trên ruộng, và một chuỗi cung ứng ổn định để vận chuyển hàng hoá - họ không có bất cứ thời gian nào để phí phạm.

Nếu nông dân không thể có đủ nhân công trợ giúp hoặc hoạt động canh tác của họ bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19, người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ có ít thực phẩm hơn hoặc phải mua với giá cao hơn vào mùa hè này. Và khi nông dân và chuỗi sản xuất của các nước khác cũng gặp tình trạng tương tự, người Mỹ có thể cũng không nhập khẩu đủ lương thực, nguồn cung bị hạn chế và nguy cơ giá thực phẩm tăng cao.

Trong vài tuần gần đây, nhiều người Mỹ đã sợ hãi khi tới các siêu thị và chỉ thấy những chiếc kệ rỗng. Mấu chốt của việc này là do sự tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng, không phải do thiếu hụt thực phẩm, bởi vậy các siêu thị này có thể bổ sung hàng lên kệ khá nhanh chóng.

Nhưng những gì diễn ra trong một vài tháng tới sẽ quyết định những sự gián đoạn này có nghiêm trọng hơn hay không.

Người nông dân đang nhanh chóng giải quyết những vấn đề phát sinh, và có vẻ như chúng ta sẽ không thiếu hụt lương thực. Nhưng năm nay và năm tiếp theo, thực phẩm có thể sẽ không dồi dào như chúng ta đã từng có.

Thiếu lực lượng lao động nước ngoài

Do những nỗ lực ngăn chặn đại dịch Covid-19, các dịch vụ lãnh sự đang bị hạn chế, nông dân Mỹ còn lo lắng họ sẽ không thể thuê được những nhân công nước ngoài mà họ đang phụ thuộc.

dut gay chuoi cung ung do covid-19, nong dan my nhu ngoi tren lua hinh anh 2

Ảnh 2: Một lao động nước ngoài đang làm việc trên ruộng trồng chanh leo tại Mỹ - Ảnh CNN

"Chúng tôi phụ thuộc nhiều vào lao động nước ngoài đang tới đây làm việc, đặc biệt cho việc canh tác và thu hoạch các cây trồng như hoa quả tươi và rau xanh" - theo ông Chuck Conner - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hội đồng Hợp tác xã Nông dân Hoa Kỳ.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong năm tài khoá 2005, Chính phủ Mỹ đã cấp 48.000 thị thực H-2A, cho phép người nước ngoài tới Mỹ làm việc dưới dạng lao động nông nghiệp thời vụ. Vào năm tài khoá 2018, con số này đã tăng lên khoảng 243.000 thị thực. Do thời gian lưu trú trung bình được cấp theo thị thực là khoảng 5 tháng, cơ quan này ước tính những thị thực này tương đương với 108.000 vị trí việc làm toàn thời gian cả năm.

Cũng theo khảo sát lao động nông nghiệp quốc gia giai đoạn 2015 - 2016 - một trong những báo cáo mới nhất, cho thấy 69% lao động được thuê đang làm việc trên các trang trại Mỹ sinh ra tại Mexico, chỉ 24% sinh ra tại Mỹ.

Lao động với thị thực H-2A được chính phủ coi là rất quan trọng, và được khuyến khích được cấp thị thực làm việc tại Mỹ. Những công nhân này có vẻ như không tránh tới Mỹ do sợ lây nhiễm Covide-19 do lợi ích kinh tế khá lớn đối với họ. Nhưng có thể cuối cùng họ sẽ quyết định việc nhập cảnh Mỹ trong thời điểm hiện tại là quá rủi ro.

Và nếu thủ tục tới Mỹ làm việc với họ quá khó khăn, nguồn lao động trong nước không chắc có thể lấp đầy khoảng trống này.

Dường như có một giải pháp rõ ràng để giải quyết vấn đề này. Hiện nay, yêu cầu trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ đã đạt tới mức chưa từng thấy khi các doanh nghiệp phải đóng cửa do đại dịch. Đến hết ngày 21/3, số lượng yêu cầu trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã đạt mức 3,28 triệu (đã điều chỉnh theo mùa) - con số lớn nhất kể từ khi Bộ Lao động bắt đầu theo dõi chỉ tiêu này vào năm 1967.

Những người hiện thất nghiệp này có thể việc tại các nông trại. Tuy nhiên, phần lớn những lao động này lại không đủ tiêu chuẩn.

"Đó là công việc đòi hỏi lực lượng lao động lành nghề" - theo Tom Stenzel, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hiệp hội Sản xuất Thực phẩm Tươi Hoa Kỳ. "Nhân công hái đào sẽ rất khác so với nhân công hái dâu. Cũng như khả năng xử lý khối lượng và đáp ứng tốc độ - đó là một công việc rất chuyên nghiệp."

Những người không có kinh nghiệm về lý thuyết có thể chuyển sang làm nông nghiệp, ông nói. "Hiện tại các nông trại sẽ thuê bất cứ ai có thể, tôi cá với bạn là như vậy". Tuy nhiên, họ sẽ làm việc không thật sự hiệu quả, và có thể làm chậm hoạt động của nông trại, ông cho biết thêm.

Và ít có khả năng lao động thất nghiệp tại Mỹ sẽ thực sự tìm kiếm công việc trong ngành nông nghiệp, hay di chuyển tới địa điểm khác để có được công việc đó. Carr chia sẻ rằng, nói chung, ông thấy rất khó để thuê được lao động Mỹ. "Chẳng có nguồn nhân công nội địa nào dành cho chúng tôi cả" ông nói.

"Đó là một công việc vất vả, bươn chải với ruộng đồng cả ngày” Stenzel nói. "Rất khó để người Mỹ làm công việc đó."

Chính phủ đang chạy đua để sửa đổi các quy trình thông thường nhằm đáp ứng tình huống đặc biệt hiện nay, nhưng những nỗ lực này dường như chưa đủ.

Theo Carr, nếu đại dịch khiến các lao động nông nghiệp trong nước không thể làm việc trong hai đến ba tháng tới, nông dân Mỹ sẽ cần một nguồn nhân công nước ngoài mới. Nhưng những điều chỉnh của chính phủ hiện nay không hướng đến khả năng đó.

Thêm vào đó, lao động nông nghiệp phải đối mặt với những nguy cơ tương tự người lao động trong các ngành thiết yếu khác. Mặc dù nhiều người Mỹ được khuyên nên ở trong nhà, nông dân được kỳ vọng vẫn sẽ ra ngoài làm việc hàng ngày. Họ có thể bị nhiễm bệnh và bị cách ly hoặc không thể làm việc. Hoặc họ có thể phải làm việc ít hơn để chăm sóc con cái hay người thân. Việc cách ly xã hội có thể làm gián đoạn hoạt động của họ, cũng như gây trở ngại cho quá trình canh tác thông thường.

Những lao động quan trọng khác của chuỗi cung ứng, ví dụ như lái xe tải, cũng đối mặt với các vấn đề tương tự. Và điều đó cũng đúng với những nông dân tại các quốc gia khác: Họ cũng có thể bị nhiễm bệnh, bị cách ly, hoặc phải ở nhà để chăm sóc gia đình, và cả những gián đoạn chuỗi cung ứng riêng mà họ phải lưu ý.

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
17 phút trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
17 phút trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
41 phút trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
55 phút trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
43 phút trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.594.820 VNĐ / tấn

185.50 JPY / kg

3.94 %

- 7.60

Đường

SUGAR

10.798.259 VNĐ / tấn

19.11 UScents / lb

2.45 %

- 0.48

Cacao

COCOA

238.133.912 VNĐ / tấn

9,291.00 USD / mt

3.60 %

+ 323.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

218.304.517 VNĐ / tấn

386.34 UScents / lb

0.16 %

- 0.63

Gạo

RICE

15.248 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

1.13 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.503.332 VNĐ / tấn

1,009.10 UScents / bu

0.23 %

- 2.40

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.124.122 VNĐ / tấn

287.55 USD / ust

0.12 %

- 0.35

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thị phần 'khổng lồ' của Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: Gấp đôi so với Trung Quốc, châu Âu, nước ta có 15 ‘kho báu’ tỷ đô xuất khẩu
5 giờ trước
Mỹ chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với thị phần áp đảo các quốc gia khác.
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
6 giờ trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
21 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam vừa hụt thu hơn 2.800 tỷ đồng
23 giờ trước
Xuất khẩu rau quả quý I năm nay chỉ đạt hơn 1,1 tỷ USD, hụt tới hơn 2.800 tỷ đồng so với kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm xuất khẩu rau quả là do mặt hàng chủ lực là sầu riêng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thị trường quốc tế.