Economist: Nếu kinh tế Mỹ "phát sốt" và đứng trước nguy cơ lạm phát, thế giới cũng sẽ "vã mồ hôi"

04/03/2021 09:23
Những đối tác thương mại sẽ có thu được lợi nhuận nhưng sự không chắc chắn thực tế đến từ Fed

Khi kinh tế Mỹ "hắt hơi", phần còn lại của thế giới sẽ lo sốt vó. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi nền kinh tế lớn nhất thế giới "phát sốt"? Sau một năm 2020 đầy cố gắng, mặc dù GDP giảm tới 3,5%, kinh tế Mỹ đã sẵn sàng cho một sự phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021 chỉ đơn giản bằng cách trở lại hoạt động bình thường khi quá trình tiêm chủng diễn ra. 

Tuy nhiên, Mỹ có thể làm được nhiều hơn thế. Nếu dự luật cứu trợ covid-19 của Tổng thống Joe Biden được thông qua, tổng số tiền cứu trợ trong năm nay có thể vượt quá mức 2,5 nghìn tỷ USD. Điều đó có thể dễ dàng đẩy sản lượng lên trên con số mà Văn phòng Ngân sách Quốc hội ước tính là mức "tiềm năng" (tức là mức GDP mà nền kinh tế có thể sản xuất mà không làm gia tăng áp lực lạm phát). 

Khả năng này khiến một số nhà kinh tế Mỹ đề phòng những dấu hiệu tăng nhanh về lạm phát giá cả và tiền lương. Và khi nền kinh tế phát triển nóng lên, các tác động sẽ không bị giới hạn trong biên giới của quốc gia này. Tùy thuộc vào sự phục hồi diễn ra như thế nào, một nền kinh tế Mỹ nóng bỏng có thể có lợi cho phần còn lại của thế giới — hoặc một mối nguy khác.

Trong một nền kinh tế đóng cửa không giao thương với phần còn lại của thế giới, chi tiêu quá ít dẫn đến mất việc làm và dẫn tới áp lực giảm phát Tuy nhiên, trong nền kinh tế mở, một số tác động của sự thay đổi nhu cầu lại lan sang phần còn lại của thế giới. Ví dụ, việc giảm mạnh chi tiêu có thể liên quan đến nhu cầu nhập khẩu giảm, trong trường hợp đó, một phần gánh nặng của sự sụt giảm được xuất khẩu ra nước ngoài. 

Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-09, những rối loạn trên thị trường tài chính đã tàn phá khắp thế giới, nhưng ngay cả những quốc gia tương đối cách biệt với những khủng hoảng đó cũng cảm thấy không dễ chịu bởi mối liên kết thương mại với Mỹ và châu Âu. Theo một ước tính, khoảng một phần tư sự sụt giảm nhu cầu của người Mỹ và một phần năm sự sụt giảm nhu cầu của châu Âu được san sẻ sang các nền kinh tế thông qua đường thương mại.

Sự tăng trường về nhu cầu cũng hoạt động theo cách tương tự, nhưng theo hướng khác. Khi người Mỹ chi tiêu nhiều hơn, một lượng tiền này bị rò rỉ ra nước ngoài: ví dụ như thông qua việc mua hàng hóa nước ngoài hoặc chi tiêu cho các dịch vụ - bao gồm cả du lịch, sẽ bắt đầu tăng trở lại khi các hạn chế do đại dịch được dỡ bỏ. 

Một phân tích về sự ảnh hưởng của chính sách tài khóa do IMF công bố vào năm 2017 cho thấy rằng biện pháp kích thích kinh tế của Mỹ bao gồm chủ yếu là biện pháp về chi tiêu (trái ngược với việc cắt giảm thuế) và có giá trị tới 1% GDP đã làm tăng sản lượng của các quốc gia khác trung bình lên 0,33% trong năm đầu tiên. Các quốc gia có quan hệ thương mại chặt chẽ hơn sẽ chịu tác động lớn hơn; Ví dụ, tỷ lệ thúc đẩy đối với nền kinh tế của Canada được ước tính là gần gấp ba lần mức trung bình. Nếu sự kết hợp giữa mở cửa trở lại và các gói kích thích sẽ tiếp thêm sinh lực cho người tiêu dùng Mỹ, thì tác động của nó có thể nhanh chóng được cảm nhận trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc chủ yếu vào phản ứng chính sách, cả trong và ngoài nước. Mức độ ảnh hưởng của chính sách tài khóa càng mạnh mẽ hơn khi bản thân các nước nhận viện trợ đang hoạt động dưới mức tiềm năng. Do đó, chi tiêu của Mỹ có nhiều khả năng sẽ dịch chuyển sang phần còn lại của thế giới nếu sự phục hồi của quốc gia này mạnh hơn nhiều so với các đối tác thương mại của mình. 

Thông thường, tác động lan tỏa mang tới một động lực mạnh mẽ cho các chính phủ trong việc phối hợp các nỗ lực kích thích nền kinh tế của mình – tuy nhiên một số nền kinh tế có chính sách tài khóa chặt chẽ (ví dụ: các nền kinh tế ở châu Âu) có thể tự do phát triển trên con đường rộng rãi do các nền kinh tế có chính sách hào phóng hơn trải ra. Thật vậy, vào ngày 12 tháng 2, Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, đã kêu gọi những người đồng cấp của mình trong nhóm các quốc gia G7 cũng "tiến hành" các biện pháp kích thích kinh tế. Nhưng những quốc gia có nền kinh tế tự do như trên có thể có vấn đề với bà Yellen khi mà chính quyền Biden đã hứa sẽ mạnh tay với những quốc gia có thặng dư thương mại lớn và dai dẳng.

Nhưng nếu nền kinh tế Mỹ tiệm cận ngưỡng tăng trưởng quả nóng, thì việc miễn cưỡng chi tiêu ở các quốc gia khác có thể ít khó chịu hơn mọi khi, vì các quốc gia với nhu cầu thấp sẽ đóng vai trò như một van xả cho áp lực đang tăng lên ở Hoa Kỳ. Theo nghiên cứu của Jane Ihrig, Steven Kamin, Deborah Lindner và Jaime Marquez thuộc Cục Dự trữ Liên bang, tăng trưởng thương mại toàn cầu dường như đã giúp nâng cao khả năng chịu áp lực của chính nó. Họ cho rằng sự mở rộng thương mại đã làm suy yếu mối liên kết giữa những thay đổi của nhu cầu trong nước và sự thay đổi tương ứng của tổng sản lượng, trong đó xuất khẩu ròng chịu thêm gánh nặng điều chỉnh đối với những thay đổi trong chi tiêu trong nước. 

Ví dụ, vào cuối những năm 1990, các thước đo đối với nhu cầu trong nước thậm chí còn tăng nhanh hơn so với GDP thực (mà bản thân chỉ số này đang tăng với tốc độ chóng mặt). Tuy nhiên, lạm phát vẫn tương đối giảm, một phần là do thâm hụt tài khoản vãng lai của Hoa Kỳ tăng lên. Tương tự, nhập khẩu tăng mạnh trong năm nay có thể làm tiêu tan áp lực lạm phát tiềm ẩn ở Mỹ trong khi lại thúc đẩy các đối tác thương mại yếu thế hơn của quốc gia này.

Xây dựng để lan tỏa

Sự không chắc chắn lớn nhất đến từ những phản ứng của Fed. Công trình nghiên cứu gần đây của Kristin Forbes thuộc Viện Công nghệ Massachusetts cho thấy lạm phát trong nội địa mang tính phản ứng nhanh hơn theo thời gian đối với các yếu tố toàn cầu - bao gồm cả số lượng những nền kinh tế yếu ớt trong toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, lạm phát tiền lương dường như vẫn chỉ nhạy cảm với tình hình trong nước. Do đó, Fed có thể sẽ kiềm chế việc tăng giá vào cuối năm nay vì cho rằng áp lực giá trong ngắn hạn sẽ không chuyển thành lạm phát kéo dài cho đến khi thị trường việc làm của Mỹ và nền kinh tế thế giới hồi phục hoàn toàn. Fed sẽ thúc đẩy một đồng đô la yếu hơn với các điều kiện tài chính dễ dàng hơn, qua đó gia tăng thêm động lực tăng trưởng bằng việc người Mỹ mua nhiều hàng hóa từ nước ngoài hơn.

Tuy nhiên, một nền kinh tế đang phát triển quá nóng có thể thử thách sự kiên nhẫn của Fed, đặc biệt là nếu tài khoản vãng lai thâm hụt và giá tài sản tăng cao khiến Fed lo lắng về việc tích tụ rủi ro tài chính. Ám ảnh với việc tăng lãi suất của Hoa Kỳ có thể khiến thị trường toàn cầu lo sợ và buộc các nền kinh tế mới nổi phải áp dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ ít mang tính kích thích hơn. Việc Fed đột ngột trở nên hiếu chiến như vậy dường như khó có thể xảy ra. Nhưng nếu tốc độ tăng trưởng của nước Mỹ đủ nóng, phần còn lại của thế giới có thể "vã mồ hôi".

Tham khảo The Economist

Tin mới

Giá cà phê tiếp đà lên đỉnh 27 năm
23 phút trước
Giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng tăng mạnh phản ánh những lo ngại sâu sắc về nguồn cung trong tương lai.
3 triệu người đặt mua "siêu phẩm" điện thoại mới của Huawei: Không Android, chip vô danh - Vẫn cháy hàng
2 giờ trước
Mate 70 là mẫu điện thoại sở hữu con chip bí mật, không chạy hệ điều hành Android nhưng vẫn được hàng triệu người quan tâm.
Black Friday ở TP.HCM: Hạ giá tới 80% nhưng khách hàng vẫn dè dặt xuống tiền
2 giờ trước
Những ngày trước dịp Black Friday, nhiều cửa hàng tại TP.HCM đã rầm rộ quảng cáo khuyến mại sớm với những chương trình ưu đãi giảm giá từ 50% - 80% nhưng lượng khách mua không nhiều.
Thị trường ngày 28/11: Dầu biến động, vàng tăng, cà phê cao nhất nửa thế kỷ
3 giờ trước
Chốt phiên giao dịch ngày 27/11/2024, giá dầu Brent tăng trong khi WTI giảm sau khi tồn kho xăng tăng bất ngờ tại Mỹ. Giá vàng bật tăng sau dữ liệu lạm phát Mỹ, đồng đô la yếu.
Honda Wave 125i 2025 ra mắt: Thêm màu mới đẹp như SH, 'ăn' 1,4L/100km
3 giờ trước
Mẫu xe máy số Honda Wave 125i đời năm 2025 vừa được ra mắt, bổ sung thêm màu sắc mới.

Tin cùng chuyên mục

Một linh kiện xịn xò trên EV sẽ giảm một nửa, sắp phổ cập xuống cả xe giá 500 triệu: Thời của ô tô điện 'ngon bổ rẻ' đến thật rồi
8 giờ trước
Đây là thành phần quan trọng cho công nghệ ADAS trên các mẫu xe hiện đại.
Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
24/11/2024 09:20
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
23/11/2024 07:47
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.