Economist: Người Việt Nam chưa kịp giàu đã già

13/11/2018 15:02
Điều này khiến cho việc chăm sóc người cao tuổi gặp nhiều khó khăn.

Người già trên 60 tuổi chiếm 21% dân số vào 2040

Độ tuổi trung bình của người Việt là 26 tuổi, tuy nhiên, dân số đang già đi khá nhanh. Những người trên 60 tuổi chiếm 12% dân số, con số này được dự báo sẽ tăng lên 21% vào năm 2040, đây là một trong những mức tăng nhanh nhất thế giới.

Một phần nguyên nhân của tình trạng này là do thu nhập tăng, đời sống vật chất phát triển, dẫn đến tuổi thọ tăng từ 60 năm vào năm 1970 lên 76 năm ở hiện tại. Đời sống thịnh vượng cũng làm giảm tỉ lệ sinh đẻ từ mức 7 đứa trẻ/phụ nữ xuống còn dưới 2 đứa trẻ/phụ nữ. Vào những năm 1980, Đảng bắt đầu thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình. Mặc dù chính sách này không nghiêm ngặt như Trung Quốc, nhưng nó đã góp phần đẩy nhanh sự sụt giảm trong mức sinh.

Economist: Người Việt Nam chưa kịp giàu đã già - Ảnh 1.

Nhân khẩu học cũng đang thay đổi dân số ở nhiều quốc gia Đông Nam Á. Điểm khác biệt là nó xảy ra khi Việt Nam còn nghèo. Ở Hàn Quốc và Nhật Bản, khi tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động tăng cao nhất, mức GDP đầu người tương ứng mỗi năm đạt mức 32.585 USD và 31.718 USD.

Ở Trung Quốc, con số này đạt 9.526 USD, trong khi ở Việt Nam, mức GDP đầu người cao nhất là năm 2013 cũng chỉ có 5.024 USD. Indonesia và Philipines dự kiến dân số sẽ già đi trong một vài thập kỷ tới, nhưng với mức thu nhập cao hơn nhiều lần so với Việt Nam.

Economist: Người Việt Nam chưa kịp giàu đã già - Ảnh 2.

Tỷ lệ người già phụ thuộc

Sự thay đổi này mang lại nhiều vấn đề rắc rối. Đầu tiên, liệu chính phủ có đủ khả năng hỗ trợ hàng triệu người cao tuổi ở Việt Nam không? Hiện tại, chỉ có những người rất nghèo và trên 80 tuổi (chiếm 30% số người già) mới được hưởng trợ cấp của chính phủ, nhưng cũng chỉ một vài USD/tuần. Một khảo sát gần đây về người già cho biết, vào năm 2011, 90% người già không có khoản tiết kiệm nào đáng giá. Thay vào đó, nợ nần là phổ biến và việc giúp đỡ họ cũng rất tốn kém. Quỹ tiền tệ thế giới IMF dự đoán rằng với chi phí hưu trí ở mức hiện tại có thể làm tăng chi tiêu của chính phủ, mức tăng tương đương với 8% GDP vào năm 2050, cao hơn bất kỳ quốc gia nào ở Đông Nam Á.

Vấn đề này tồi tệ hơn tại nông thôn, nơi hầu hết người già sống. Nếu như trước đây, những người trẻ thường chăm sóc cho bố mẹ khi về già, thì hiện tại, họ có xu hướng bỏ lại cuộc sống thôn quê để tìm kiếm những cơ hội ở thành phố. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ những người già sống một mình ngày càng tăng, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Có nhiều người làm việc đến chết. Khoảng 40% đàn ông lao động đến năm 75 tuổi, gấp 2 lần tỷ lệ ở thành thị. Ở Anh, con số này được ghi nhận chỉ là 3%. Thông thường, họ phải làm các công việc thủ công, nặng nhọc như trồng lúa hoặc câu cá.

Gánh nặng ngân sách khi dân số già nhanh chóng

Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già cũng là một nỗi lo khác. Bệnh Alzheimer, bệnh tim và các khuyết tật liên quan đến tuổi già đang tăng lên. Khoảng 1/3 người trên 60 tuổi không có bảo hiểm y tế, điều này gây tốn kém cho họ mỗi lần đi kiểm tra sức khỏe.

Nhiều tỉnh vẫn chưa có lão khoa trong các bệnh viện. Những nhóm bảo hiểm sức khỏe không chính thức đã xuất hiện để lấp đầy các chỗ trống. Chỉ với một khoản phí, các thành viên sẽ được tham gia vào các lớp tập thể dục và kiểm tra sức khỏe miễn phí. Tuy nhiên, rất ít các bác sĩ được đào tạo hoặc được trang bị cơ sở vật chất để chữa trị những trường hợp nghiêm trọng hơn.

Chính phủ đang bắt đầu thực hiện các chính sách để giảm thiểu gánh nặng tài chính và cải thiện cuộc sống của người già. Vào tháng 5, độ tuổi nghỉ hưu tăng từ 55 lên 60 đối với đàn ông và từ 60 đến 62 đối với phụ nữ, cũng như cải cách chế độ lương hưu để gia tăng việc cung cấp bảo hiểm. Năm sau, chính phủ có kế hoạch đổi mới bảo hiểm y tế và các hỗ trợ xã hội.

Tuy nhiên, những nỗ lực nêu trên không thể thay đổi cấu trúc nền kinh tế. Thông thường, khi các quốc gia gia tăng thu nhập, họ sẽ chuyển từ canh tác nông nghiệp sang những ngành có năng suất cao hơn như dịch vụ. Theo thước đo này, Việt Nam đang ngày càng tụt hậu so với các nước láng giềng. Khi dân số Việt Nam đạt đỉnh vào năm 2013, nông nghiệp chiếm 18% nền kinh tế. Tại cùng thời điểm ấy ở Trung Quốc, nông nghiệp chỉ chiếm 10% GDP. Tệ hơn, sản lượng của nông dân có xu hướng tỉ lệ nghịch với độ tuổi. Sự phụ thuộc quá mức vào nông nghiệp phần nào giải thích lí do vì sao 3/4 lao động Việt Nam làm việc kém hiệu quả hơn khi họ già đi. Ở Malaysia, con số này chỉ là ½.

Các công ty quốc doanh vẫn chiếm lĩnh nhiều ngành công nghiệp. Già hóa dân số đang là vấn đề chung của nhiều quốc gia nhưng việc chưa giàu đã già ở Việt Nam khiến cho tình hình tồi tệ hơn cả.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
55 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
51 phút trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
18 phút trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
4 phút trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
35 phút trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

42.214.236 VNĐ / tấn

192.90 JPY / kg

-0.15 %

- -0.30

Đường

SUGAR

11.975.387 VNĐ / tấn

22.06 UScents / lb

4.25 %

+ 0.90

Cacao

COCOA

190.733.633 VNĐ / tấn

7,746.00 USD / mt

-0.87 %

- -68.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

142.374.648 VNĐ / tấn

262.27 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.167.918 VNĐ / tấn

1,013.30 UScents / bu

-0.07 %

- -0.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.726.399 VNĐ / tấn

321.50 USD / ust

0.03 %

+ 0.10

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

22.208.209 VNĐ / tấn

40.91 UScents / lb

0.02 %

+ 0.01

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thực hư thông tin chỉ được xuất sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc 3 năm
2 giờ trước
Về thông tin Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc chỉ có thời hạn 3 năm, đại diện Cục Bảo vệ thực vật khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Trồng loại cây lấy củ ‘tỷ đô’, Việt Nam vươn lên trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, nước ta có sản lượng 10 triệu tấn mỗi năm
6 giờ trước
Đây là mặt hàng luôn được Trung Quốc săn đón với giá đắt đỏ.
6 quốc gia chất vấn Ấn Độ về việc hạn chế xuất khẩu gạo, lúa mỳ
6 giờ trước
6 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh và Nhật Bản mới đây đã yêu cầu Ấn Độ giải thích về kế hoạch dỡ bỏ hoặc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng phi basmati của nước này, cũng như có thay thế lệnh cấm bằng việc ban hành thuế xuất khẩu hay không.
Miền Bắc vẫn khan hiếm rau xanh ở chợ
21 giờ trước
Giá rau xanh ở nhiều chợ hiện cao gấp 2-3 lần so với trước bão số 3, điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết sớm khôi phục vùng sản xuất