Elizabeth Arden: Từ những cuộc thử nghiệm trong căn bếp, khởi nghiệp với 6.000 USD đi vay đến đế chế mỹ phẩm tỷ đô

17/06/2019 19:34
Elizabeth Arden sẽ được nhớ đến với đế chế sắc đẹp của bà, khi bắt đầu từ con số không, vì "Cánh cửa đỏ" (RedDoor) nổi tiếng và vì thành công tuyệt vời của công ty trong những năm Đại suy thoái của Mỹ.

Elizabeth Arden tên thật là Florence Nightingale Graham. Sau khi bỏ học y tá,công việc kinh doanh đầu tiên của bà thất bại. Không bỏ cuộc, Elizabeth đã vay 6.000 USD để thành lập công ty làm đẹp tiếp theo của mình, Elizabeth Arden, Inc.

Elizabeth Arden đã tạo ra sản phẩm huyền thoại Eight Hour Cream. Bà cũng chính là người sáng tạo ra các sản phẩm trang điểm phấn mắt, má, mascara và lần đầu tiên ra mắt các sản phẩm này tại thị trường Mỹ. Thể hiện tham vọng của mình, Arden đã không ngần ngại tuyên bố "Chỉ có ba thương hiệu Mỹ được khắp thế giới biết đến là: máy may Singer, Coca-Cola và Elizabeth Arden".

"Tôi muốn trở thành người phụ nữ nhỏ bé giàu nhất thế giới"

Đó là mong ước và tham vọng của Arden thời thơ ấu. Bà không biết mình sẽ làm gì để biến giấc mơ thành hiện thực, nhưng điều này không làm giảm bớt quyết tâm của bà. Nhiều năm sau, bà trở thành nữ doanh nhân nổi tiếng thế giới Elizabeth Arden, dùng chính danh xưng này làm tên mới cho công ty. Sự thành công của Arden đi lên từ rất nhiều thất bại, từ kiên trì theo đuổi ước mơ và nỗ lực không bao giờ bỏ cuộc.

Con đường khởi nghiệp của bà ngay từ đầu đã rất khó khăn và chông gai. Bà đã quyết định bỏ ngang việc học tập tại trường điều dưỡng ở Toronto, Canada khi thấy mình sợ công việc làm y tá và không hề yêu thích nó. Bà làm việc ở nhiều vị trí và công việc khác nhau từ một nhân viên tiếp tân, sau đó là giao dịch viên trong một ngân hàng, thư ký bất động sản, nhân viên lễ tân cho một nha sĩ. Mặc dù làm việc rất chăm chỉ nhưng bà vẫn cảm thấy mình không đi đến đâu. Sau một thời gian, bà quyết định chuyển đến New York. Florence cho rằng, New York sẽ đem đến cho bà nhiều cơ hội làm việc hơn.

Ý tưởng kinh doanh làm kem làm đẹp đã đến khi bà còn học ở trường điều dưỡng. Bà đã rất hào hứng với ý tưởng tạo ra một sản phẩm kem, nhưng với mục đích chăm sóc da. Bà nhìn thấy trước những loại kem trị bỏng và thuốc mỡ không chỉ đơn thuần là thuốc mà còn có tiềm năng trở thành các loại kem dưỡng da. Bà bắt đầu thí nghiệm tại chính căn bếp ở nhà, thử qua nhiều thành phần khác nhau và không ngừng tìm kiếm công thức cho một loại kem hoàn hảo. 

Những nỗ lực của bà để phát triển công thức làm đẹp của riêng mình đã không mang lại bất kỳ may mắn nào trong giai đoạn ban đầu. Cha bà khuyên nên từ bỏ và lập gia đình như những phụ nữ trẻ khác ở đầu thập niên 1900. Tuy nhiên, Florence quyết tâm theo đuổi giấc mơ của mình kể cả khi chuyển đến New York để lập nghiệp.

Sau khi đến New York, Florence nhanh chóng tìm được một công việc thu ngân dù được trả mức lương rất thấp tại một tiệm chăm sóc da của Eleanor Adair, bậc thầy trong giới làm đẹp thời bấy giờ. Bà vẫn đang chờ đợi cơ hội của mình. Sau một thời gian, Florence xin Adair đào tạo mình thực hiện các phương pháp điều trị da. Nhờ sự ham học hỏi và tài năng thiên bẩm, Florence đã sớm vượt xa bà Adair. Bà dần có chỗ đứng và uy tín trong lòng khách hàng. Lúc này, ước mơ của bà đã không còn chỉ là bán một loại kem làm đẹp mà còn mở một thẩm mỹ viện của riêng mình.

Năm 1910, Florence hợp tác cùng người bạn Elizabeth Hubbard mở spa đầu tiên ở Fifth Avenue, New York, có tên "Mrs. Elizabeth Arden". Để làm nổi bật salon của mình, Elizabeth Arden đã cho sơn đỏ cánh cửa của salon và chính cánh cửa ấy đã trở thành một hình ảnh huyền thoại, biểu tượng cho sắc đẹp và cũng là logo của thương hiệu Elizabeth Arden cho đến ngày nay. Nghĩ rằng tên riêng của mình, Florence Nightingale Graham, không phù hợp với ngành kinh doanh làm đẹp, Florence lúc đó đã ấp ủ về hình mẫu một nữ doanh nhân thành đạt. Và bà quyết định đặt lại tên cho bản thân lẫn tên doanh nghiệp đầu tiên của mình – chính là "Elizabeth Arden". Cái tên thể hiện sự tinh tế và nhiều hơn đó chính là giúp bà thật sự tự tin với vai trò mới – một nữ doanh nhân.

Mặc dù sự hợp tác nhanh chóng tan rã nhưng Florence vẫn kiên trì tiếp tục hoạt động kinh doanh riêng.

Lúc này, Elizabeth đã có được sự hiểu biết và kỹ năng cần thiết để tạo ra sản phẩm của riêng mình. Thậm chí quan trọng hơn, bà đã có một trực giác về cách mà thẩm mỹ viện trong mơ của mình trông như thế nào, và làm thế nào để các phương pháp làm đẹp của bà trở nên "sang trọng, xa xỉ", để khách hàng mong đợi đến cuộc hẹn tiếp theo.

Sau này, khi Elizabeth Arden đã trở thành một thương hiệu kinh doanh sắc đẹp nổi tiếng, bà tiếp tục thuyết phục các nhà khoa học để phát triển các công thức mỹ phẩm cho doanh nghiệp của mình. Những sản phẩm dịch vụ của bà đã vượt qua các đối thủ cạnh tranh không chỉ ở Mỹ mà còn vươn tầm thế giới. Được đánh giá là một doanh nhân cừ khôi, có đầu óc kinh doanh và tận tâm với công việc, ngay cả trong giai đoạn Đại khủng hoảng, công ty của bà vẫn ăn nên làm ra. Trong suốt thập niên 1930, hãng đạt doanh thu 4 triệu USD Mỹ/năm. Thậm chí, bà vẫn miệt mài điều hành công việc kinh doanh cho đến khi qua đời vào năm 1966 ở tuổi 87.

Những khách hàng nổi tiếng nhất của Elizabeth Arden phải kể đến Nữ hoàng Elizabeth II, Marilyn Monroe, Jacqueline Kennedy, Marlene Dietrich, Joan Crawford và Mamie Eisenhower.

Tin mới

VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
3 giờ trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.
Vụ Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị bắt: Phạt tiền, buộc thu hồi 4.080 sản phẩm kẹo Kera
4 giờ trước
Công ty CP ASIA LIFE bị phạt 224 triệu đồng và buộc phải thu hồi, tiêu hủy 4.080 sản phẩm kẹo Kera. Trong đó, 2.080 sản phẩm đã bán cho Công ty CP tập đoàn Chị em rọt, 2.000 sản phẩm còn tồn kho.
Vé bay dịp 30-4 đắt ngang Tết, Cục Hàng không tăng cường giám sát
6 giờ trước
Giá vé hạng phổ thông chặng Hà Nội - TP HCM ngày 29-4 hiện được các hãng hàng không niêm yết ở mức dao động từ 3,4 đến 3,74 triệu đồng
'CX-5 điện' Mazda EZ-60 ra mắt cuối tháng này: Chạy khoảng 500km/sạc, có thể bán tại Việt Nam
7 giờ trước
SUV Mazda EZ-60 vừa được hé lộ sớm trên nền tảng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc trước khi ra mắt toàn cầu trong năm 2025.
Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
8 giờ trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường chuyển trái phép hơn 9.492 tỉ đồng qua biên giới
1 ngày trước
Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc đã chuyển tiền trái phép qua biên giới là 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỉ đồng
"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
1 ngày trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.
Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future mang tới lợi ích như thế nào?
1 ngày trước
Chỉ cần bỏ ra từ 36 triệu đồng chi phí ban đầu có thể “rinh” ngay xe điện cao cấp VF 8, thủ tục nhanh gọn, đơn giản, hoàn toàn không có rủi ro tài chính, dịch vụ mới của Green Future mở ra xu hướng sở hữu mới trên thị trường xe cũ.
Bầu Đức gửi thư trấn an cổ đông: Chuối của chúng tôi không xuất sang Mỹ, chỉ bán cho Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản
2 ngày trước
Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết công ty vừa chốt đơn 12 USD/thùng chuối xuất khẩu, cao hơn tuần trước 10%, cho thấy chính sách thuế của Mỹ không ảnh hưởng đến giá xuất khẩu hàng hóa của công ty.