EU có thể rút "thẻ đỏ" với hải sản VN: Luật Thủy sản không đủ đáp ứng?

10/11/2017 06:49
Hai tuần sau khi bị Ủy ban Châu Âu EC quyết định phạt thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam, các doanh nghiệp đang chạy từng ngày để cải thiện tình hình, mong phía EU sẽ giữ nguyên mức phạt này khi thời hạn 6 tháng kết thúc. EU chính thức rút “thẻ vàng” cảnh cáo đối với hải sản Việt Nam

Vì nếu không quyết tâm thay đổi và thực hiện được những thay đổi có kết quả, phía EU sẽ chuyển từ “thẻ vàng” sang “thẻ đỏ”, khi đó, Việt Nam sẽ không thể xuất khẩu sang thị trường EU và cả những thị trường cao cấp khác như Nhật Bản.

Cấm nhập cả tàu có lô hàng vi phạm IUU

Đại diện phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam sáng nay cho biết, cơ quan này vừa nhận được một tin “rất buồn” vào ngày hôm qua từ Tổng cục nghề cá của EU. Rằng, có một tàu cá chở lô hàng vi phạm IUU (quy định chống đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không được quản lý) muốn cập cảng Việt Nam. Phía EU đã nhiều lần thông báo cho phía Tổng cục Thủy sản của Việt Nam phải từ chối, ngăn chặn tàu cá này cập cảng.

“Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cho phép lô hàng này cập cảng. Phía EU lo ngại rằng, một khi được cập cảng, các lô hàng vi phạm IUU có thể bị tái chế biến và xuất khẩu sang EU. Phía EU cũng cho rằng, việc đồng loã với các bên vi phạm IUU cũng sẽ bị xem xét là nguyên nhân dẫn tới hậu quả Việt Nam có thể sẽ bị phạt "thẻ đỏ”, vị này cho biết.

eu co the rut "the do" voi hai san vn: luat thuy san khong du dap ung? hinh anh 1

Doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực cải thiện tình hình để giữ mức phạt "thẻ vàng" ở Châu Âu, thay vì để bị chuyển sang "thẻ đỏ".

Trả lời câu hỏi của ông Ngô Viết Hoài - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Chế biến Xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa -Vũng Tàu về đối tượng sẽ bị "cấm cửa" nếu Việt Nam bị phạt "thẻ đỏ", đại diện phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cho rằng, không chỉ hải sản đánh bắt bởi ngư dân Việt Nam mà tất cả hải sản do doanh nghiệp nhập khẩu, chế biến có nguồn gốc từ nước ngoài đều bị cấm nhập khẩu vào EU.

Bà Miriam Garcia Ferrer, Tham tán thứ nhất - Trưởng ban Kinh tế và Thương mại, phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho rằng, quan trọng là Việt Nam có biết rõ vấn đề của mình hay không và có sẵn sàng hợp tác để vượt qua các vấn đề đó hay không?

Là một nhà nhập khẩu lớn nhập khẩu 40 % sản lượng hải sản tiêu thụ trong khu vực, EU quan tâm đến hai vấn đề chất lượng và tính hợp pháp của sản phẩm đó. Về IUU, thông điệp chủ chốt phía EU đưa ra là Quốc hội Việt Nam đã không tham vấn EU khi bỏ phiếu thông qua Luật thủy sản.

Do đó xảy ra nhiều vấn đề mà phía Việt Nam cho rằng Luật Thuỷ sản đã giải quyết được, đáp ứng được các yêu cầu của IUU nhưng trên thực tế là chưa.

“Tháng 9.2017, phía EU có nhận được Luật Thủy sản 2013 sửa đổi, bổ sung của Việt Nam. Tuy nhiên bộ luật này vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế theo như phía EU mong muốn và đề xuất trước đó. Mà luật mới sửa đổi thì không thể tiếp tục sửa đổi trong một thời gian ngắn”, bà Miriam quan ngại.

Một vấn đề nữa, theo bà Miriam, các vấn đề liên quan đến IUU chỉ được Việt Nam quy định trong các văn bản dưới luật, mức xử phạt cũng không đủ tính răn đe, không thể hiện được tính bền vững, cam kết. Mà văn bản dưới luật thì rất dễ sửa đổi.

“Việt Nam nên tăng mức phạt và đưa các vấn đề IUU vào văn bản luật. Việt Nam cần có các khảo sát về sản lượng trước khi cấp phép đánh bắt. Hãy xem việc đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không được quản lý là việc của chính bản thân Việt Nam. EU có thể giúp đỡ nhưng không thể làm thay. Cũng không nên né tránh mà phải nhìn thẳng vào vấn đề hợp tác để giải quyết”, bà Miriam đề xuất.

Nếu bị "thẻ đỏ", các FTA cũng sẽ "đóng băng"

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp đều đã được thông tin về yêu cầu chống IUU tại thị trường EU. Theo Cơ quan đại diện Liên minh EU tại Việt Nam, việc một quốc gia bị “thẻ đỏ” không chỉ là một hình thức trừng phạt về mặt thương mại mà cũng sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tiến độ thông qua các hiệp định thương mại tự do với Châu Âu.

Bà Miriam dẫn chứng, tháng 4.2014, Philippines bị phạt thẻ vàng vì các vấn đề liên quan đến IUU, sau đó nước này đã nỗ lực cải thiện tình hình và được phía EU rút thẻ vàng. Đến cuối năm 2014, EU thông qua việc Philippine trở thành một phần của Hệ thống ưu đãi Thuế quan phổ cập mở rộng (GSP+), giúp hơn 4.000 mặt hàng của nước này được miễn thuế nhập khẩu vào EU.

eu co the rut "the do" voi hai san vn: luat thuy san khong du dap ung? hinh anh 2

Nếu hải sản bị phạt thẻ đỏ, các FTA khác với EU cũng sẽ bị đình trệ.

Trong khi đó, cũng là một nước bị EU phạt thẻ vàng vì IUU vào tháng 5.2015, nhưng những nỗ lực của Thái Lan để thay đổi khung pháp lý vẫn chưa đủ để nước này được gỡ bỏ thẻ vàng. Hậu quả là đến nay, các đàm phán về tự do thương mại vẫn “treo lơ lửng”, gần như đóng băng, không có dấu hiệu sẽ tiến triển thêm.

“Việc bị giơ "thẻ vàng" thì chưa kèm theo các biện pháp trừng phạt về thương mại, tuy nhiên, nếu bị phạt "thẻ đỏ", Việt Nam sẽ bị đình trệ cả những FTA đang đàm phán với EU”, bà Miriam cho biết.

Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thông tin, để tăng cường kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu hải sản đánh bắt, sắp tới ngành nông nghiệp sẽ chuyển việc kiểm tra nguồn gốc hải sản từ Chi cục Thủy sản sang Ban Quản lý các cảng cá. Theo đó, tàu cá muốn vào nhập hàng phải xuất trình lịch trình đánh bắt, nguồn gốc lô hải sản,…

Ngoài ra, từ nay đến cuối năm, Bộ NNPTNT sẽ chủ trì một hội nghị toàn quốc về “IUU và hành động 6 tháng”, như một "Hội nghị Diên Hồng" ngành hải sản nhằm đưa ra các biện pháp cải thiện tình hình, giữ nguyên mức phạt là “thẻ vàng” tại EU.

EU không chỉ là thị trường định hướng tiêu dùng hải sản của Việt Nam mà đã và đang là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam, sau Mỹ. Thị trường này luôn chiếm trên 17% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong ba năm qua. Các mặt hàng hải sản khai thác biển luôn chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu sang EU. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng hải sản như cá ngừ, bạch tuộc, cá thu, cá biển các loại luôn đạt kim ngạch 350 - 400 triệu UST trong năm trong ba năm qua, tương đương 30 % tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam sang EU.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
6 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
7 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
8 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
8 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
8 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

42.214.236 VNĐ / tấn

192.90 JPY / kg

-0.15 %

- -0.30

Đường

SUGAR

12.453.100 VNĐ / tấn

22.94 UScents / lb

3.99 %

+ 0.88

Cacao

COCOA

191.164.545 VNĐ / tấn

7,763.50 USD / mt

0.23 %

+ 17.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

142.374.648 VNĐ / tấn

262.27 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.205.013 VNĐ / tấn

1,017.40 UScents / bu

0.40 %

+ 4.10

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.803.756 VNĐ / tấn

324.35 USD / ust

0.86 %

+ 2.75

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

22.246.208 VNĐ / tấn

40.98 UScents / lb

0.12 %

+ 0.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thực hư thông tin chỉ được xuất sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc 3 năm
10 giờ trước
Về thông tin Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc chỉ có thời hạn 3 năm, đại diện Cục Bảo vệ thực vật khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Trồng loại cây lấy củ ‘tỷ đô’, Việt Nam vươn lên trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, nước ta có sản lượng 10 triệu tấn mỗi năm
14 giờ trước
Đây là mặt hàng luôn được Trung Quốc săn đón với giá đắt đỏ.
6 quốc gia chất vấn Ấn Độ về việc hạn chế xuất khẩu gạo, lúa mỳ
14 giờ trước
6 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh và Nhật Bản mới đây đã yêu cầu Ấn Độ giải thích về kế hoạch dỡ bỏ hoặc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng phi basmati của nước này, cũng như có thay thế lệnh cấm bằng việc ban hành thuế xuất khẩu hay không.
Miền Bắc vẫn khan hiếm rau xanh ở chợ
1 ngày trước
Giá rau xanh ở nhiều chợ hiện cao gấp 2-3 lần so với trước bão số 3, điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết sớm khôi phục vùng sản xuất