Chúng sẽ được thay thế bằng các loại vật liệu tái chế hoặc thân thiện hơn với môi trường.
Cũng theo đề xuất này, các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ được yêu cầu thu thập 90% số vỏ đồ uống đóng chai bằng nhựa để tái chế trong năm 2025. Các nhà sản xuất các sản phẩm này cũng sẽ phải chịu thêm các khoản chi phí về phản lý chất thải và làm sạch môi trường.
"Không thể phủ nhận, chất thải nhựa đang là vấn đề lớn và người châu Âu cần hành động để cùng nhau giải quyết vấn đề này. Chất thải nhựa sẽ làm ô nhiễm không khí, đất đai, đại dương và cả thực phẩm của chúng ta", ông Frans Timmermans, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, nhấn mạnh.
Nhựa tích tụ trong các đại dương trên khắp thế giới đã trở thành vấn đề nan giải với nhiều chính phủ. Các nhà khoa học cũng cảnh báo tác động của chúng lên chuỗi thức ăn. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports, lượng rác thải khổng lồ lên tới 79.000 tấn, tương đương 1,8 nghìn tỷ mảnh nhựa, đang trôi nổi trên khắp đại dương. Chúng bao gồm lưới đánh cá, hộp nhựa, túi nhựa và dây thừng.
Hồi đầu năm, Anh cũng tuyên bố ý định cấm bán ống hút và các sản phẩm dùng một lần có nguồn gốc từ nhựa khác.
Với đều xuất của Ủy ban châu Âu, họ cần cái gật đầu của Nghị viện và Hội đồng châu Âu trước khi có thể đi vào thực tế.