EU đưa "kế" mới hạ giá năng lượng, các nước thành viên vẫn lo ngại

15/10/2022 09:15
Biện pháp đối phó với rủi ro về năng lượng của EU đang giúp 1 số nước thu được hàng tỷ USD trong khi các quốc gia khác gần như trắng tay.

Nước thu hàng tỷ USD, nước gần như "tay trắng"

Tuần trước, các bộ trưởng năng lượng của EU đã đồng ý cho phép các quốc gia thu lại doanh thu từ các nhà sản xuất năng lượng giá rẻ và các công ty nhiên liệu hóa thạch, đồng thời sử dụng số tiền đó để hỗ trợ người tiêu dùng và doanh nghiệp trong bối cảnh giá năng lượng lên cao.

Dữ liệu được phân tích bởi công ty công nghệ năng lượng Phần Lan Wärtsilä cho POLITICO cho thấy trong khi Pháp và một số quốc gia Trung và Đông Âu huy động được số tiền đáng kể bằng cách thực hiện biện pháp này, các quốc gia khác - như Ý - sẽ nhận được ít hơn rất nhiều.

Quy định mới - áp dụng với doanh thu từ các nhà máy điện không dùng khí đốt trên 180 euro mỗi megawatt giờ - sẽ thu được nhiều tiền nhất ở các quốc gia sản xuất điện dựa vào than, hạt nhân và năng lượng tái tạo.

Chẳng hạn như Cộng hòa Séc và Bulgaria, những quốc gia chủ yếu sử dụng than và năng lượng hạt nhân, và đối với Pháp, quốc gia phụ thuộc nhiều vào năng lượng hạt nhân.

Nhưng điều này trái ngược với các quốc gia sản xuất phần lớn điện năng của họ bằng khí đốt tự nhiên.

Dữ liệu của POLITICO cho thấy Pháp có thể thu tới 7,9 tỷ euro, trong khi Ý sẽ tăng tối đa 4,2 tỷ euro.

Chính phủ Pháp hôm thứ Tư cũng ước tính 7 tỷ euro có thể được thu về từ chính sách này.

Nhưng với các quốc gia không dựa vào khí đốt tự nhiên hoặc đã có sẵn các biện pháp để kiềm chế giá điện sẽ không huy động được khoản tiền lớn từ biện pháp mới của EU. Đó là trường hợp của Ba Lan, Thụy Điển, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nơi giá điện hiện đã ở gần hoặc thấp hơn ngưỡng chịu thuế.

Đức cũng có khả năng thu được ít tiền hơn từ cơ chế của EU sau khi nước này công bố kế hoạch trị giá 200 tỷ euro vào tuần trước để hạn chế giá khí đốt - một động thái có khả năng làm giảm giá điện bán buôn, khiến chính phủ nước này thu được ít hơn từ các công ty năng lượng.

Glenn Rickson, người đứng đầu bộ phận châu Âu tại S&P Global, nhận xét về biện pháp mới của EU là “chắp vá, nói một cách công bằng”.

Và nói thêm rằng: “Tôi không nghĩ rằng đây là cách hiệu quả để bù đắp tác động của giá năng lượng leo thang đối với người tiêu dùng".

EU trước đây ước tính rằng 117 tỷ euro sẽ đến từ chính sách này. Nhưng con số thực tế có thể sẽ thấp hơn.

Không giải quyết được việc thiếu khí đốt

Ba nhà ngoại giao nói với POLITICO rằng Slovakia, Lithuania, Luxembourg và ít nhất hai quốc gia khác đã bày tỏ lo ngại một cách bí mật.

Lithuania và Luxembourg nhập khẩu hơn 70% điện năng, vì vậy khả năng thu lại từ các công ty năng lượng ở các nước này là rất thấp. Điều đó cũng có nghĩa là người tiêu dùng ở những quốc gia này đang trả tiền cho người dân nước khác.

Trong khi đó, EU không quy định bao nhiêu doanh thu nên được chia sẻ giữa các nước.

Alberto Pototschnig, nhà kinh tế học và giáo sư tại Viện Đại học Châu Âu của Ý, cho biết các biện pháp này được thiết kế theo cách “bảo vệ hoạt động của thị trường”.

Tuy nhiên, biện pháp của EU cũng không giải quyết được nguyên nhân khiến giá điện tăng cao bắt đầu - tình trạng khan hiếm nguồn cung cấp khí đốt, ông Pototschnig nói.

Một số nước EU đã yêu cầu Ủy ban châu Âu nghiên cứu phương án nhằm hạn chế giá khí đốt tăng cao và đề xuất các giải pháp để giảm thiểu chi phí năng lượng trước mùa đông tới.

Trong đó có việc nghiên cứu giới hạn giá khí đốt bán buôn trong bối cảnh châu Âu tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong việc bình ổn thị trường nhiên liệu.

Dự kiến các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận về các biện pháp này tại một hội nghị thượng đỉnh không chính thức ở Praha vào thứ Sáu.

Tin mới

Mẫu xe hatchback thiết kế cực đẹp khuấy đảo thị trường, giá quy đổi ngang Hyundai Grand i10
23 phút trước
Với mức giá khởi điểm cực rẻ, mẫu hatchback hứa hẹn sẽ khuấy đảo thị trường xe điện Thái Lan.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
39 phút trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thực hư CX-5 giá 694 triệu cùng loạt xe Mazda khác giảm giá sốc: Đại lý nói dọn kho, hãng đưa ra thông tin khác
2 giờ trước
Bảng giá xe Mazda được các đại lý thông báo đang gây xôn xao trên mạng xã hội bởi mức giá thấp kỷ lục. Đây là những xe sản xuất 2024, được đại lý giảm giá để bán nốt.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
2 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
2 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
1 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
2 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.
Giá heo hơi giảm sốc, doanh nghiệp ngỡ ngàng
3 ngày trước
Giá heo hơi giảm sốc gây nhiều khó hiểu cho cả người trong ngành và người tiêu dùng phải ăn thịt heo đông lạnh nhiều hơn.