Sau nhiều tháng liên tục giảm, đồng euro đã về ngang giá so với USD lần đầu tiên trong vòng 20 năm, có lúc 1 EUR xuống chỉ còn 0,9999 USD khi các nhà đầu tư lo ngại rằng cuộc khủng hoảng năng lượng ở khu vực đồng euro (Eurozone) sẽ đẩy nền kinh tế châu Âu rơi vào suy thoái.
Tỷ giá đồng EUR lúc kết thúc ngày 12/7 theo giờ Việt Nam tăng 0,21% so với phiên liền trước, lên 1,00465 USD = 1 EUR sau khi một số nhà phân tích cho rằng các yếu tố kỹ thuật của tỷ giá EUR liên quan đến hoạt động quyền chọn và bán khống.
Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền chủ chốt – lúc kết thúc ngày 12/7 theo giờ Việt Nam giảm 0,18% xuống 107,9977.
Neil Jones, người phụ trách bộ phận bán tiền tệ của Mizuho, cho biết các thị trường đã 'bán khống' đồng euro kể từ khi xuất hiện dự đoán về việc tỷ giá EUR/USD sẽ phá vỡ ngưỡng ngang giá. "Nhưng chúng tôi đã không hiểu và giờ đây bắt đầu có người mua lại đồng euro trên sàn giao dịch New York", ông Jones nói.
Đồng EUR giảm về ngang giá so với USD.
Mặc dù hồi phục nhẹ trong phiên vừa qua, nhưng euro hiện vẫn quanh quẩn ở mức thấp nhất trong vòng 20 năm, và khó có thể tăng mạnh sau khi dữ liệu cho thấy tâm lý nhà đầu tư Đức tháng 7/2022 giảm xuống dưới mức lúc mới xảy ra đại dịch COVID-19 bởi lo ngại về các vấn đề năng lượng, tắc nghẽn nguồn cung và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tăng lãi suất.
Kết quả khảo sát về tâm lý nhà đầu tư Đức.
Mazen Issa, chiến lược gia tiền tệ cấp cao của TD Securities ở New York cho biết: "Dù với ý định và mục đích gì, nó (đồng EUR) đã đạt mức ngang giá với USD một cách hiệu quả".
"Có vẻ như đó là một triển vọng rất ảm đạm đối với đồng euro….", vị chuyên gia này nói, và thêm rằng đồng tiền chung châu Âu có thể giảm xuống mức 0,85 - 0,90 USD so với đồng bạc xanh.
Đồng USD đang được hưởng lợi bởi kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất nhanh và mạnh hơn so với các đồng nghiệp của mình – những ngân hàng trung ương đang đối mặt với triển vọng tăng trưởng gặp rất nhiều thách thức.
Thị trường gia tăng lo ngại rằng Châu Âu có thể đã rơi vào suy thoái kể từ khi đường ống dẫn khí đốt lớn nhất từ Nga đến Đức, đường ống Nord Stream 1, bắt đầu giai đoạn bảo trì hàng năm, từ ngày 11/7. Các chính phủ, thị trường và các công ty đều lo ngại gia đoạn Nord Stream 1 đóng cửa có thể sẽ bị kéo dài vì tình hình ở Ukraine.
Một yếu tố có thể đẩy đồng euro xuống thấp hơn nữa là dữ liệu lạm phát của Mỹ, sẽ công bố trong ngày thứ Tư (13/7) – dự kiến sẽ cho thấy giá tiêu dùng ở Mỹ tháng 6 tăng với tốc độ 8,8% so theo năm.
Simon Harvey, người phụ trách mảng tiền tệ của công ty Monex Europe cho biết: "Chúng ta có thể phải đợi dữ liệu CPI của Mỹ ... hoặc một bức tranh rõ ràng hơn cho thị trường năng lượng châu Âu khi việc bảo trì theo kế hoạch ở Nord Stream gần hoàn thành để đồng đô la euro phá vỡ ngưỡng (ngang giá)".
Đồng bảng Anh phiên vừa qua giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm khi tình trạng bất ổn về mặt chính trị đè nặng lên tâm lý các nhà giao dịch.
Việc ông Boris Johnson từ chức thủ tướng vào tuần trước đã làm sâu sắc thêm những nghi ngờ bao trùm lên nền kinh tế Anh, vốn đang chịu áp lực bởi tỷ lệ lạm phát ở mức hai con số, nguy cơ suy thoái và tác động của Brexit.
"Cho đến khi vấn đề lãnh đạo được quyết định, đồng bảng Anh có thể sẽ không ổn định", Sarah Hewin, nhà kinh tế cấp cao của Standard Chartered, cho biết.
Đồng bảng Anh lúc kết thúc phiên 12/7 ở mức 1,18940 USD/GBP, trước đó có lúc giảm xuống chỉ 1,18075 USD. Mặc dù vậy, bảng Anh tháng này cũng chỉ giảm hơn 2,5%.
So với đồng euro, đồng bảng Anh cũng giảm xuống khoảng 84,55 pence, tương đương giảm khoảng 0,12% trong ngày.
Đô la Canada cũng tiếp tục giảm so với USD khi giá dầu giảm, trong khi đường cong lợi suất của Canada đảo ngược mạnh mẽ trước khi Ngân hàng Trung ương Canada tăng lãi suất quá mức dự kiến trong tuần này.
Đồng CAD lúc kết thúc ngày 12/7 theo giờ Việt Nam ở mức 1,3029 CAD/USD, tương đương 76,75 US cent = 1 CAD.
Giá dầu, một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Canada, đã giảm mạnh do nhu cầu từ nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu - Trung Quốc – sụt giảm và lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tỷ giá những đồng tiền chủ chốt.
Trong khi đó, đồng đô la Ausralia hồi phục từ mức thấp nhất 2 năm sau khi bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu khi Trung Quốc thực hiện các biện pháp hạn chế COVID-19 mới.
Đô la Canada lúc kết thúc ngày 12/7 theo giờ Việt Nam tăng 0,22% lên 0,6752 USD, sau khi có lúc giảm xuống 0,6712 đô la, mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2020.
Đồng rúp Nga tăng mạnh lên 58 RUB/USD và gần chạm ngưỡng tương tự so với đồng euro do thặng dư tài khoản vãng lai của Nga đạt mức cao, dù các chỉ số chứng khoán sụt dốc.
Theo đó, RUB đã tăng 1,7% trong phiên vừa qua, lên 57,92 RUB/USD, mức cao nhất gần 20 năm so với rổ tiền tệ chủ chốt.
Đồng đô la Mỹ giảm 0,55% so với yên Nhật trong phiên vừa qua, xuống 137,33 JPY/USD, sau khi chạm mức 137,73 JPY trong phiên liền trước, mức cao nhất trong vòng 24 năm.
Nhân dân tệ Trung Quốc suy yếu trong phiên vừa qua, chạm mức gần thấp nhất trong vòng 1 tháng khi đồng euro nghiêng về chỗ ngang giá so với USD làm suy giảm tâm lý của thị trường và gây áp lực lên các đồng tiền khác (ngoại trừ USD).
Trên thị trường giao ngay, đồng nhân dân tệ kết thúc ngày 12/7 theo giờ Việt Nam giảm 210 pip xuống 6,7350 pip/USD.
Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin tương đối ổn định trong phiên vừa qua, lúc kết thúc ngày 12/7 theo giờ Việt Nam ở mức 19.851 USD.
Giá đồng Bitcoin.
Giá vàng vẫn quanh quẩn ở mức thấp nhất trong vòng 9 tháng do USD mạnh lên và đặt cược vào việc Fed tăng lãi suất.
Giá vàng giao ngay lúc kết thúc ngày 12/7 theo giờ Việt Nam giảm 0,1% xuống 1.731,69 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 8 giảm 0,1% xuống 1.730,20 USD.
Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường cấp cao của RJO Futures cho biết: "Sự đổ xô ồ ạt vào đồng đô la (của các nhà đầu tư) và dự đoán lãi suất sẽ tăng cao nữa, do lạm phát đang tăng rất mạnh, đang gây áp lực lên vàng".
Tham khảo: Refinitiv, Coindesk