EVFTA và CPTPP: Thời "hoàng kim" của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đã đến

01/07/2019 08:00
Chưa bao giờ, doanh nghiệp thuỷ sản đứng trước những cơ hội vàng xuất khẩu với mức thuế quan thấp nhất như hiện nay...

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) vừa có báo cáo đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đối với ngành xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 

VASEP nhận định với FTA thế hệ mới, thuỷ sản Việt có nhiều cơ hội vươn ra và chinh phục thế giới.

Việc Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), theo VASEP, sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các ngành xuất khẩu như ngành thủy sản, đặc biệt là những cơ hội từ thuế quan xuất nhập khẩu.

Đối với hiệp định EVFTA, ngay khi Hiệp định có hiệu lực sẽ có gần 50% số dòng thuế đang có thuế suất cơ sở 0-22%, trong đó phần lớn thuế cao từ 6-22%, sẽ được giảm về 0% (khoảng 840 dòng thuế). Khoảng 50% số dòng thuế còn lại có thuế suất cơ sở 5,5-26% sẽ được về về 0% sau từ 3 đến 7 năm. Riêng cá ngừ đóng hộp và cá viên, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500 tấn.

"Sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực có một số sản phẩm chế biến đang có mức thuế cơ bản khá cao (20%) sẽ được giảm ngay về 0% như hàu, điệp, mực, bạch tuộc, nghêu, sò, bào ngư chế biến…Ngoài ra, hầu hết các sản phẩm mực, bạch tuộc đông lạnh đang có mức thuế cơ bản 6-8% sẽ được giảm ngay về 0%, các sản phẩm khác như surimi được giảm từ 14,2% về 0%, cá cờ kiếm từ 7,5% về 0%...", Vasep cho biết. 

Đối với sản phẩm tôm, tôm sú đông lạnh (HS 03061792) được giảm thuế từ mức cơ bản 20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Các sản phẩm tôm khác theo lộ trình 3-5 năm, riêng tôm chế biến lộ trình giảm thuế 7 năm. Đối với sản phẩm cá tra lộ trình giảm thuế 3 năm, riêng cá hun khói lộ trình 7 năm. Sản phẩm cá ngừ đông lạnh được giảm thuế về 0% ngay, trừ thăn cá ngừ đông lạnh (loin) cần lộ trình 7 năm và sản phẩm cá ngừ hộp có hạn ngạch hưởng thuế 0% là 11.500 tấn.

EU đã và đang là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ. Thị trường này luôn chiếm trên 17%-18% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường. Trong đó, riêng sản phẩm tôm, EU chiếm 22% tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam, cá tra chiếm 11%, các mặt hàng hải sản chiếm 30 -35%.

Ngoài những lợi ích cơ bản là thuế xuất khẩu, VASEP cho rằng tham gia các FTA thế hệ mới , thủy sản Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ chưa có FTA với các đối tác (Ấn Độ, Thái Lan); Thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm; Tạo ra động lực mở cửa thị trường, thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp hai bên; Có điều kiện tham gia chuỗi cung ứng khu vực nhờ sự dịch chuyển đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia; Được đảm bảo môi trường kinh doanh và thể chế ổn định, minh bạch hơn.

Với 11 nước tham gia CPTPP, thủy sản Việt Nam có cơ hội gia tăng xuất khẩu sang 10 thị trường, vốn đang chiếm 25% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, vì hầu hết được cắt giảm thuế về 0%.

Tại một số thị trường lớn như Nhật Bản, cơ hội thuế xuất khẩu thấy rõ khi hầu hết sản phẩm chế biến đang chịu thuế cơ bản 4,8 - 10,5% được giảm về 0% ngay, trừ sản phẩm từ cá trích, cá thu có lộ trình 6 năm và sản phẩm có gạo có lộ trình 11 năm.

Cá ngừ vây xanh, cá ngừ mắt to, cá ngừ albacore, cá hồi, cá trích, cá thu, cá cơm, cá kiếm, cá tuyết, cá minh thái lộ trình giảm thuế 6 - 11 năm... Trừ mặt hàng cá ngừ và một số cá biển sẽ phải có lộ trình giảm thuế 6-11 năm, xuất khẩu tôm, cá tra và các sản phẩm khác hầu như được giảm thuế xuất khẩu về 0% tại các thị trường CPTPP. Các nước này đang chiếm 31% xuất khẩu tôm của Việt Nam, 15% xuất khẩu cá tra và 31% xuất khẩu hải sản.

Ngoài ra, Việt Nam tham gia CPTPP phải kể đến cơ hội đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu từ việc gia tăng nhập khẩu từ các nước để sản xuất chế biến xuất khẩu và gia công nhờ thuế xuất khẩu giảm hoặc về 0%. Các nước CPTPP chiếm gần 16% nhập khẩu thủy sản của Việt Nam.

Doanh nghiệp cần trung thực về xuất xứ

Tuy nhiên, sẽ có những thách thức mới cho ngành thủy sản Việt Nam khi tham gia CPTPP và EVFTA như: các điều kiện về hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, quy tắc xuất xứ chặt hơn, có nhiều quy định mới và phức tạp hơn, trong khi sản phẩm của ta so với các nước đối tác FTA kém cạnh tranh hơn về giá thành…

Để tận dụng được lợi thế từ CPTPP và EVFTA cũng như các hiệp định FTA khác như thuế xuất nhập khẩu và các cơ hội khác, cũng như tránh những rủi ro, hạn chế những bất lợi do những thách thức mang lại, trước hết các doanh nghiệp thủy sản cần nắm và áp dụng linh hoạt, trung thực quy tắc xuất xứ của các hiệp định FTA; Tìm kiếm và phát triển nguồn nguyên liệu trong nước và tại các đối tác FTA; Tận dụng tối đa ưu đãi về thuế quan. 

"Doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng thực hiện và đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn về lao động và môi trường, các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững - đó là những yêu cầu có trong FTA thế hệ mới như EVFTA và CPTPP. Các doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác, chú trọng liên kết chuỗi để nâng cao năng suất, chất lượng, kiểm soát tốt an toàn vệ sinh thực phẩm; cần chủ động tìm hướng hợp tác với các đối tác nước ngoài, đổi mới công nghệ, tham gia vào dây chuyền cung ứng toàn cầu", VASEP khuyến nghị.

Xuất khẩu từ 600 triệu USD lên 9 tỷ USD

Trong hơn 20 năm qua, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng mạnh mẽ, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm 13% từ hơn 600 triệu USD lên gần 9 tỷ USD, có vai trò đồng hành và đóng góp đáng kể của việc ngành thủy sản tham gia tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Nhờ việc gia nhập WTO, cùng với việc tham gia 16 hiệp định FTA với các nước (chiếm tỷ trọng lớn 73% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam), trong đó 11 FTA đã được ký kết và có hiệu lực, chiếm 55% xuất khẩu thủy sản, thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp

Việt ngày càng rộng mở, cơ hội từ ưu đãi thuế quan xuất nhập khẩu và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm thủy sản là những thuận lợi từ hội nhập quốc tế mang lại cho ngành thủy sản - một trong những ngành đi đầu về hội nhập quốc tế ở Việt Nam.

Cũng từ đó uy tín và thương hiệu thủy sản Việt Nam được nâng cao hơn và sản phẩm được xuất khẩu đi 160 thị trường trên thế giới với sự gia tăng mạnh mẽ sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như tôm (3,5-4 tỷ USD/năm), cá tra (1,8 - 2,2 tỷ USD/năm), cá ngừ, mực bạch tuộc 1 tỷ USD - 1,2 tỷ USD/năm cùng với 1,2- 1,5 tỷ USD các loại cá biển khác.

Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
10 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
2 giờ trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
3 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
4 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
4 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.359.410.846 VNĐ / tấn

329.05 BRL / kg

0.84 %

+ 2.75

Thịt gà

CHICKEN

33.009.247 VNĐ / tấn

7.99 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Giám sát, chế tài khuyến mãi trái quy định
1 ngày trước
Việc giảm giá trên 50% trái quy định sẽ ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh và quyền lợi của người tiêu dùng
'Gà đẻ trứng vàng' của Mazda đánh mất ngôi vương, đâu mới là mẫu SUV tốt nhất hiện nay?
1 ngày trước
Đây là một trong những mẫu xe chủ lực của thương hiệu Nhật Bản trong nhiều năm liền.
Xe "xiên bẩn" chiếm sóng cõi mạng chỉ bởi tấm bảng, khẳng định "bẩn" nhưng nhiều người vẫn vây quanh
2 ngày trước
Hình ảnh một xe "xiên bẩn" đang chiếm sóng mạng xã hội bởi những câu slogan "chất".
Phát hiện nhiều cơ sở san chiết, đóng gói mì chính không rõ nguồn gốc
2 ngày trước
Nhiều loại mì chính (bột ngọt) được sang chiết, đóng gói từ các bao mì chính không rõ nguồn gốc để bán cho người tiêu dùng trên toàn quốc.