EVN lại kêu lỗ lớn: Độc quyền nhưng không thể tùy tiện tăng giá

07/12/2022 10:30
Với ngành kinh doanh độc quyền như ngành điện việc tăng giá 1% cũng cần cân nhắc, tránh trường hợp liên tục điều chỉnh.

Năm 2022, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn, đặc biệt giá nhiên liêu tăng cao dẫn đến nhiều quốc gia trên thế giới gặp khó khăn về năng lượng. Tại Việt Nam, trong 10 tháng năm 2022, kinh tế đã hồi phục sau dịch Covid-19 và phát triển mạnh mẽ, nên nhu cầu điện tăng trưởng 8,6% so cùng kỳ năm 2021. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tăng trưởng điện đã đóng góp 0,67 điểm phần trăm vào tăng trưởng ngành công nghiệp và đóng góp 0,31 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP. Chi phí mua điện đầu vào tăng quá lớn khiến kết quả sản xuất kinh doanh 10 tháng năm 2022 của Công ty mẹ EVN lỗ khoảng 15.758 tỷ đồng, dự kiến ước tính cả năm 2022 có thể lỗ ở mức khoảng 31.360 tỷ đồng.

Bán càng nhiều điện, lỗ càng lớn

Mặc dù đã đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân với nhu cầu điện tăng trưởng cao trong những tháng qua, song theo diễn biến giá nhiên liệu các tháng đầu năm 2022 và căn cứ kế hoạch vận hành hệ thống điện đã được Bộ Công Thương phê duyệt từ đầu năm, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thể lỗ lên tới 64.805 tỷ đồng.

EVN lại kêu lỗ lớn: Độc quyền nhưng không thể tùy tiện tăng giá - Ảnh 1.

Điều tiết nguồn phát điện theo thời điểm và có giá bán hợp lý để mua là việc ngành điện phải tính toán.

Thông tin từ EVN cho biết, Tập đoàn đã nỗ lực cố gắng để tiết giảm chi phí nhưng với các giải pháp trong nội tại EVN đã thực hiện vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện đầu vào tăng quá lớn, kết quả sản xuất kinh doanh 10 tháng năm 2022 của Công ty mẹ EVN lỗ khoảng 15.758 tỷ đồng, dự kiến ước tính cả năm 2022 có thể lỗ ở mức khoảng 31.360 tỷ đồng.

Trao đổi với báo chí, ông Phan Tử Lượng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, giá nhiên liệu toàn cầu tăng cao khiến chi phí của các nhà máy sản xuất điện tăng mạnh, làm tăng chi phí mua điện trên thị trường điện của EVN. Ngoài ra, giá nhiên liệu, vật tư thiết bị tăng cao làm tăng tổng mức đầu tư các dự án đầu tư xây dựng; tăng các chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên và chi phí quản lý vận hành lưới điện. Cùng với đó, các khoản vốn vay ODA để đầu tư lưới điện trong bối cảnh tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh như hiện nay cũng ảnh hưởng tới hoạt động ngành điện.

“Kết quả sản xuất, kinh doanh năm 2022 của EVNNPC gặp khó sẽ ảnh hưởng đến tình hình cân đối tài chính và dòng tiền của EVNNPC. Nói như vậy để thấy, EVNNPC sẽ khó bảo đảm tiến độ thanh toán tiền điện cho EVN, thanh toán cho các nhà thầu và đối tác... Điều này cũng gây ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng tín nhiệm của EVNNPC, gây ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu xếp vốn cho đầu tư xây dựng của EVNNPC năm 2023 và các năm tiếp theo. Trong khi đó, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng trong giai đoạn tới, nguồn vốn cần để đầu tư xây dựng là rất lớn. Đặc biệt, việc không thu xếp được vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp điện cho các địa phương và các khách hàng sử dụng điện của 27 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc...”, ông Lượng phân trần.

Thực tế trong 3 năm qua (từ tháng 3/2019), khi giá bán điện bình quân chưa được tăng theo biến động đầu vào cũng là một nguyên nhân khiến cho hoạt động kinh doanh của EVN liên tiếp bị lỗ. Ngay trong năm 2020, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện của EVN đã bị lỗ 1.307,29 tỉ đồng do tác động của dịch Covid-19, khiến nhóm khách hàng kinh doanh dịch vụ có giá bán điện cao nhưng sản lượng điện tiêu thụ có tỉ trọng thấp, các khách hàng thuộc thành phần thương nghiệp - dịch vụ sản lượng cũng giảm sâu.

Sớm rà soát lại chi phí giá điện

Nhiều chuyên gia cho rằng, thời gian tới, ngoài làm tốt công tác quản trị điều hành; tiếp tục duy trì việc cân đối, tiết giảm chi phí từ phía ngành điện, Nhà nước cần có những chính sách, điều chỉnh quy định kịp thời, hợp lý để đảm bảo vận hành trơn tru hệ thống điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia...

EVN lại kêu lỗ lớn: Độc quyền nhưng không thể tùy tiện tăng giá - Ảnh 2.

Vốn đầu tư cho lưới điện sẽ gặp nhiều khó khăn nếu ngành điện liên tiếp thua lỗ.

Trao đổi với báo chí, PGS. TS. Ngô Trí Long cho rằng, giá điện bị kìm quá lâu cũng đang là vấn đề cần sớm giải quyết, nếu không sẽ dẫn đến chuyện thiếu nguồn như với mặt hàng xăng dầu vừa qua. Nếu các chi phí cấu thành giá thành không được tính đúng, tính đủ, hợp lý sẽ khiến cho thị trường méo mó, các DN không mặn mà kinh doanh.

Tuy nhiên vị này cũng lưu ý, Dự thảo cho phép EVN được chủ động quyết định tăng giá bán điện bình quân nếu thông số đầu vào tăng từ 1% đến dưới 5% là sự mở rộng thẩm quyền tương đối lớn và cần được cân nhắc thật kỹ lưỡng.

"Với ngành kinh doanh độc quyền như ngành điện việc tăng giá 1% cũng cần cân nhắc, tránh trường hợp liên tục điều chỉnh. Quyết định tăng giá điện phải có cơ quan giám sát độc lập, thỏa mãn các điều kiện theo quy định mới được điều chỉnh. Với người tiêu dùng, không ai muốn tăng giá hàng hóa, nhất là những hàng hóa thiết yếu như điện, xăng dầu. Nhưng giá điện đã bị nén quá lâu, trong khi các chi phí đầu vào tăng chóng mặt nên Chính phủ và Bộ Công Thương cần rà soát lại chi phí giá điện để có giải pháp phù hợp”, PGS. TS. Ngô Trí Long khuyến nghị.

Đặt ra vấn đề đặt hiện nay là có nên tiếp tục giữ cho giá điện cố định khi tất cả chi phí đầu vào đang tăng mạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và Tăng trưởng xanh Hà Đăng Sơn cho rằng, để giải bài toán về thu hút đầu tư cho ngành điện thời gian tới, phía nhà đầu tư muốn thấy Nhà nước phải cam kết một mức giá nào đó để họ yên tâm đầu tư.

“Nếu cứ để ngành điện liên tục phải bù lỗ sẽ rất khó có được giá điện mới cho các nguồn năng lượng tái tạo. Trong khi muốn hút tư nhân đầu tư vào thị trường điện, rất cần có những tính toán để điều chỉnh giá điện ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên, điều chắc chắn là không thể tăng giá điện quá nhiều vì sẽ tác động ngược lại với nền kinh tế, nhưng cũng phải đủ để cho EVN hoặc các nhà đầu tư tư nhân tồn tại”, ông Sơn nêu giải pháp./.

Bên lề họp báo Chính phủ chiều 1/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, giá đầu vào sản xuất điện tăng nên cần điều chỉnh giá bán lẻ, nhưng tăng ở mức nào phải rà soát, sau đó đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Mức tăng giá bán lẻ điện bình quân hiện nay đã vượt thẩm quyền của EVN theo Quyết định 24, tức là đã tăng trên 5%./.

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
4 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
4 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
5 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
6 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.910.633 VNĐ / thùng

75.17 USD / bbl

1.27 %

+ 0.94

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.798.796 VNĐ / thùng

70.77 USD / bbl

1.43 %

+ 1.00

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.154.982 VNĐ / m3

3.13 USD / mmbtu

6.29 %

- 0.21

Than đá

COAL

3.596.576 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 23/11: Bứt tốc cho tuần leo đỉnh
8 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 23/11, thị trường dầu thô thế giới đóng cửa hai ngày cuối tuần song giá chốt phiên hôm qua 22/11 đã bật tăng trở lại mạnh mẽ. Dầu WTI và Brent đều bật tăng từ 0,8 USD đến 1,1 USD/thùng so với phiên trước.
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
14 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
14 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu hoàn toàn, Bộ Công Thương nói gì?
1 ngày trước
Nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa