EVN muốn tham gia "cơn sốt" điện gió ngoài khơi

11/10/2022 15:42
EVN đề xuất phát triển điện gió ngoài khơi ở khu vực vịnh Bắc Bộ sẽ vừa phù hợp về chuyên môn kỹ thuật, vừa định hướng về đầu tư, đồng thời bảo đảm lợi ích và chủ quyền quốc gia.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa có đề xuất với Chính phủ tạo cơ chế để phát triển khoảng 4.000MW nguồn điện gió ngoài khơi khu vực phía Bắc nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong khu vực.

EVN muốn tham gia cơn sốt điện gió ngoài khơi - Ảnh 1.

Theo nghiên cứu của nhiều tổ chức gồm cả EVNPECC1, tiềm năng gió ở vịnh Bắc Bộ được đánh giá khá tốt, phù hợp phát triển điện gió ngoài khơi.

Tiềm năng và nhu cầu lớn

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ điện của miền Bắc hiện chiếm gần 50% toàn quốc và dự báo tăng trưởng cao hơn bình quân cả nước. Năm 2022, nguồn điện ở miền Bắc dự kiến đưa vào vận hành rất ít, các nguồn điện mới bổ sung ở miền Trung và miền Nam (chủ yếu là năng lượng tái tạo) vài năm gần đây cũng chỉ hỗ trợ được một phần cho miền Bắc, do công suất truyền tải qua đường dây 500kV bị giới hạn về kỹ thuật.

Trong khi đó, tình hình cung cấp than cho sản xuất điện gặp rất nhiều khó khăn, hệ thống điện miền Bắc tiềm ẩn nguy cơ tiếp tục thiếu công suất đỉnh trong các tháng nắng nóng. Chính vì vậy, EVN đề xuất đến năm 2025, cần đưa vào vận hành thêm khoảng 5.500MW các nguồn điện tái tạo, gồm 4.000MW điện gió ngoài khơi và khoảng 1.500MW điện mặt trời kèm theo hệ thống lưu trữ phù hợp.

Bà Cao Thị Thu Yến, Chuyên gia năng lượng tái tạo và môi trường Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 1 (EVNPECC1) cho biết, nhu cầu năng lượng của Việt Nam ngày càng tăng, trong khi các nguồn năng lượng truyền thống đã gần đạt tới ngưỡng phát triển.

“Việc EVN phát triển nguồn NLTT, đặc biệt là đi đầu triển khai điện gió ngoài khơi sẽ vừa phù hợp về chuyên môn kỹ thuật, vừa định hướng về đầu tư, đồng thời bảo đảm lợi ích và chủ quyền quốc gia ở khu vực vịnh Bắc Bộ”, bà Cao Thị Thu Yến nói.

Theo nghiên cứu của nhiều tổ chức gồm cả EVNPECC1, tiềm năng gió ở vịnh Bắc Bộ được đánh giá khá tốt, phù hợp phát triển điện gió ngoài khơi. Ở độ cao 100m tốc độ gió khu vực này đạt trung bình khoảng 7,5- 8,5m/s. Theo Cơ quan Năng lượng Đan Mạch (DEA), tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi ở khu vực này khoảng 18GW. Hiện một số tỉnh như Quảng Ninh, TP. Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định đã trình đề xuất phát triển nguồn điện gió ngoài khơi.

Cùng quan điểm về tiềm năng của điện gió ngoài khơi, ông Phạm Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho hay, với đường bờ biển dài, Việt Nam có tiềm năng phát triển năng lượng gió vô cùng lớn. Theo dự thảo Quy hoạch điện VIII đang được Bộ Công Thương rà soát, hoàn thiện, Việt Nam dự kiến nâng tổng công suất điện gió từ khoảng gần 4.000MW năm 2022 lên đến khoảng 16.121MW điện gió trên bờ và gần bờ và khoảng 7.000MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030.

"Cơn sốt" điện gió ngoài khơi

“Tuy nhiên, để phát triển điện gió ngoài khơi, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức không hề nhỏ. Điển hình, khung pháp lý cho lĩnh vực này vẫn còn vướng, vì ngoài việc giá trị đầu tư vốn lớn, còn liên quan đến các ngành như dầu khí, hàng hải, thủy sản và đặc biệt là an ninh quốc phòng…”, ông Phạm Nguyên Hùng nhận định.

Trên thực tế, Bộ TN&MT cho biết, đã nhận được nhiều đề xuất khảo sát điện gió ngoài khơi. Tới cuối tháng 8, đã có 55 đề xuất khảo sát điện gió ngoài khơi, chủ yếu đến từ nhà đầu tư trong nước (65,5%). Tuy nhiên, mới chỉ có một đề xuất được chấp thuận, của Tre, Tập đoàn Năng lượng tái tạo Mainstream và đối tác Việt Nam là AIT để lắp trạm Lidar với tổng vốn đầu tư 1,4 tỉ USD, phục vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện gió ngoài khơi Bến Tre.

Ngoài ra có 19 đề xuất đo gió, khảo sát địa chất, địa hình trên biển đã được bộ đưa ra lấy ý kiến. Ngoài ra, theo thống kê từ các địa phương, có khoảng 40 đề xuất khảo sát điện gió ngoài khơi 100% của nhà đầu tư trong nước, có phạm vi vùng biển từ 6 hải lý trở vào thuộc thẩm quyền quyết định, chấp thuận của UBND cấp tỉnh.

Mặc dù có nhiều đề xuất, song hiện còn nhiều ý kiến khác nhau của các bộ ngành. Đơn cử như yêu cầu điều chỉnh quy mô, diện tích khu vực khảo sát chồng lấn với khu vực dành cho các hoạt động quốc phòng, luồng hàng hải, lưu ý các vấn đề an toàn hàng hải, quản lý người, phương tiện nước ngoài trong vùng biển nước ta; không cấp phép với một số khu vực biển chồng lấn với luồng hàng hải quốc gia; không được xâm phạm các khu vực bảo tồn, nuôi trồng thủy sản hiện hữu....

Từ những ý kiến còn khác nhau, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng hiện còn vướng mắc về pháp lý, cách hiểu khác nhau về cho phép hoặc không cho phép với hoạt động này. Chưa có quy định về hồ sơ, trình tự thủ tục, thời gian giải quyết việc chấp thuận đo đạc, quan trắc, điều tra khảo sát, đánh giá tài nguyên biển, cũng như các vướng mắc về kỹ thuật….

Vì thế, trong văn bản vừa gửi Thủ tướng, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay đang gấp rút hoàn thành dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định 40/2016 quy định chi tiết một số điều Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cùng các quy định liên quan.

Trong thời gian chờ quy định ban hành, bộ đề nghị Chính phủ cho phép tạm dừng thẩm định, chấp thuận phê duyệt về vị trí, ranh giới, diện tích, tọa độ, độ sâu, thời gian sử dụng khu vực biển.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cũng cho biết:” Với loại hình nguồn điện gió ngoài khơi, Việt Nam chưa có kinh nghiệm phát triển. Do tính chất phức tạp về kỹ thuật và công nghệ, quy trình và thủ tục đầu tư, quy mô đầu tư lớn, nên việc thực hiện công suất theo quy hoạch lên tới 7.000MW vào năm 2030 thực sự là một thách thức lớn”.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
13 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
14 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
15 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
15 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
15 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.868.009 VNĐ / thùng

73.48 USD / bbl

2.25 %

- 1.69

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.767.337 VNĐ / thùng

69.52 USD / bbl

2.41 %

- 1.72

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.342.520 VNĐ / m3

3.40 USD / mmbtu

8.68 %

+ 0.27

Than đá

COAL

3.590.858 VNĐ / tấn

141.25 USD / mt

0.18 %

- 0.25

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 24/11: Dầu thô thế giới nhích tăng, giá xăng dầu trong nước tăng trở lại
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 24/11, thị trường dầu thô thế giới đóng cửa hai ngày cuối tuần. Tuy nhiên, giá dầu thô thế giới có xu hướng tăng mạnh trở lại.
Từng hứa hẹn trở thành cứu tinh khí đốt cho châu Âu, quốc gia này bất ngờ ‘quay xe’ tìm đến Mỹ để nhập hàng giá rẻ, sản lượng trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Từ một nguồn cung tin cậy cho EU, quốc gia này đã trở thành nhà nhập khẩu ròng LNG.
Giá xăng dầu hôm nay 23/11: Bứt tốc cho tuần leo đỉnh
2 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 23/11, thị trường dầu thô thế giới đóng cửa hai ngày cuối tuần song giá chốt phiên hôm qua 22/11 đã bật tăng trở lại mạnh mẽ. Dầu WTI và Brent đều bật tăng từ 0,8 USD đến 1,1 USD/thùng so với phiên trước.
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 ngày trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.