EVN rút ngắn lộ trình, hoàn thành chuyển đổi số vào 2022

Ban đầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đặt ra mục tiêu hoàn thành chuyển đổi số vào năm 2025. Tuy nhiên, sau buổi làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông, EVN quyết định hoàn thành mục tiêu này vào năm 2022.

Ban đầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đặt ra mục tiêu hoàn thành chuyển đổi số vào năm 2025. Tuy nhiên, sau buổi làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông, EVN quyết định hoàn thành mục tiêu này vào năm 2022.

 

Ngày 21/8, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về công tác chuyển đổi số. Buổi làm việc diễn ra tại Hà Nội, được EVN kết nối trực tuyến tới hơn 200 điểm cầu tại các đơn vị thành viên của mình trên toàn quốc.

 EVN rút ngắn lộ trình, hoàn thành chuyển đổi số vào 2022
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại buổi làm việc

Mở đầu cuộc làm việc, ông Dương Quang Thành, Chủ tịch EVN phát biểu: Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã xây dựng và triển khai đề án Nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào sản xuất kinh doanh của EVN; Thành lập Ban chỉ đạo 4.0 có thành phần là người đứng đầu các đơn vị thành viên.

Hiện nay, các đơn vị của EVN đang triển khai 30 nhiệm vụ gồm các dự án/đề tài do Ban Chỉ đạo 4.0 giao về  ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh dịch vụ khách hàng và quản trị. Đồng thời, đang từng bước thực hiện công tác chuyển đổi số theo định hướng được Chính phủ ban hành tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 về phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Ông Dương Quang Thành cho biết Tập đoàn Điện lực Việt Nam đưa ra mục tiêu hoàn thành công tác “Chuyển đổi số doanh nghiệp” vào năm 2025.

EVN rút ngắn lộ trình, hoàn thành chuyển đổi số vào 2022
EVN rút ngắn lộ trình, hoàn thành chuyển đổi số vào 2022

Báo cáo cụ thể, Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm cho biết, mục tiêu của EVN là ứng dụng triệt để, toàn diện sức mạnh của công nghệ số và công nghệ thông tin, đặc biệt là các công nghệ lõi của cách mạng công nghiệp 4.0 như: IoT, BigData, AI, Blockchain, Cloud,..., tiếp tục đẩy mạnh chuyển đối số trên mọi lĩnh vực từ hoạt động quản trị doanh nghiệp, kinh doanh & dịch vụ khách, cải thiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN, xây dựng Tập đoàn trở thành doanh nghiệp số.

Chia sẻ tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá cao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chủ động đề xuất tổ chức buổi làm việc, thảo luận về chuyên đề chuyển đổi số.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, EVN có rất nhiều cơ hội trong chuyển đổi số, với ưu thế là Tập đoàn mạnh, có tiềm lực tài chính, có hạ tầng quy mô, sở hữu nhiều nguồn dữ liệu và dễ dàng kết nối với các đối tác.

EVN rút ngắn lộ trình, hoàn thành chuyển đổi số vào 2022
Nếu công cuộc chuyển đổi số thành công, EVN hoàn toàn có thể phát triển ra nước ngoài. 

“Qua trao đổi, làm việc với Tập đoàn, tôi thấy được khát khao của EVN. EVN hãy là doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số thành công tại Việt Nam, với mục tiêu không phải 2025, mà là sớm hơn, vào năm 2022. Tôi có niềm tin vào điều này” – Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.

Nhấn mạnh việc EVN phải đặt ra mục tiêu hoàn thành chuyển đổi số vào 2022, thay vì năm 2025, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định điều này được ông “đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong cả cuộc đời”, và chỉ có đặt ra mục tiêu hoàn thành chuyển đổi số vào năm 2022, EVN mới có thể thành công.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, việc chuyển đổi số thành công phụ thuộc vào sự dẫn dắt của người đứng đầu Tập đoàn. Bởi lẽ, chuyển đổi số cần có khát khao, có sự lắng nghe thì chắc chắn thành công. Trong đó, người đứng đầu phải đặt ra các mục tiêu cao cho các đơn vị thực hiện, đồng thời huy động được sức mạnh sáng tạo ở các đơn vị bên ngoài EVN.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: EVN chuyển đổi số thành công sẽ tạo cảm hứng cho tất cả các doanh nghiệp khác, các lĩnh vực khác chuyển đổi số. Ngành điện hiệu quả thì cũng góp phần tạo ra sự tăng trưởng GDP đất nước. Trong chuyển đổi số, có một điều rất quan trọng là phải tạo được sự chuyển đổi số ngành. 

Bộ trưởng cũng khẳng định, Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng với 50.000 doanh nghiệp trong ngành sẵn sàng song hành cùng EVN trong chuyển đổi số.

“Tôi mong muốn EVN hãy là ngành tiên phong để 2022 chuyển đổi số thành công. Nếu công cuộc chuyển đổi số thành công, EVN hoàn toàn có thể phát triển ra nước ngoài. Việt Nam không thể thành một nước phát triển nếu như các doanh nghiệp không vươn ra được thị trường nước ngoài. Việt Nam cũng không thể phát triển được nếu không có các sản phẩm make in Viet Nam”, ông Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã dành nhiều thời gian để trao đổi, chia sẻ, trả lời các câu hỏi về chuyển đổi số của lãnh đạo Tập đoàn, lãnh đạo các tổng công ty của EVN. Các thành viên đoàn công tác Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã góp ý, định hướng về chương trình chuyển đối số của EVN.

Hà Duy

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
8 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
9 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
10 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
10 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
11 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Gây sốt với mức giá chỉ 354 triệu đồng, "Honda City phiên bản SUV" có thêm bản đặc biệt
13 giờ trước
Thiết kế đẹp mắt, trang bị hiện đại và giá bán rẻ ngang Hyundai Grand i10, mẫu xe được mệnh danh là "Honda City phiên bản SUV" đang khiến thị trường dậy sóng.
Bộ 3 xe AION mới chốt ra mắt Việt Nam năm nay: Nhiều phân khúc, có xe cửa cánh chim, chạy xa nhất 770km/sạc
14 giờ trước
Y Plus, ES và Hyptec HT sẽ là những mẫu xe đầu tiên được AION đưa về Việt Nam từ tháng 10 tới cuối năm nay. Hệ thống trạm sạc vẫn đang là thách thức không nhỏ.
Các bản Hyundai Santa Fe 2024 quá tương đồng, khách sẽ bớt rối khi nhìn vào bảng so sánh này
1 ngày trước
Ngoại trừ phiên bản tiêu chuẩn, các phiên bản còn lại của Hyundai Santa Fe 2024 đều có sự tương đồng lớn về mặt trang bị.
Người dân vùng lũ lụt đang cần nhất những hàng hóa, vật dụng gì?
1 ngày trước
Từ sự giúp đỡ của các cơ quan, nhà hảo tâm, đời sống người dân vùng bão lũ, sạt lở đã cơ bản qua tình huống nguy cấp. Để tái thiết cuộc sống lâu dài, người dân vẫn cần rất nhiều nguồn lực khác nhau.