Eximbank lại triệu tập họp ĐHĐCĐ: Thấy gì?

25/05/2021 16:51
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank; Mã: EIB) lại vừa ra thông báo mời họp ĐHĐCĐ. Nhưng khả năng thành công của 02 phiên họp liên tiếp này có lẽ khó ai dám chắc, nếu nhìn vào kế hoạch tổ chức.

Theo kế hoạch tổ chức mà HĐQT đương nhiệm ngân hàng này ( thực chất chỉ có 6/9 thành viên HĐQT ) vừa phê duyệt, Eximbank sẽ tổ chức 02 phiên đại hội trong liên tiếp 02 ngày, gồm phiên ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 (AGM 2021) lần 2 vào sáng ngày 29/7; và phiên ĐHĐCĐ bất thường (EGM) vào sáng ngày 30/7.

Địa điểm tổ chức cùng tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội - cũng chính là nơi EIB tổ chức 2 phiên ĐHĐCĐ gần nhất.

Đối tượng tham dự AGM 2021 lần 2 gồm tất cả cổ đông có tên trong danh sách chốt ngày 22/3/2021. Lần này, túc số cần thiết để phiên đại hội có thể tiến hành là các cổ đông tham dự phải đại diện cho tối thiểu 51% cổ phần trên tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của Eximbank .

Còn danh sách cổ đông tham dự phiên EGM được chốt vào ngày 14/5/2021. Đại hội bất thường này được theo văn bản kiến nghị, yêu cầu triệu tập của nhóm cổ đông ngày 12/3/2021. Do đó có thể hiểu rằng, đây là một phiên EGM mới hoàn toàn (tạm gọi là EGM 2021), chứ không phải phải là phiên "trả nợ" cho EGM 2019 mà nhiều cổ đông Eximbank, trong đó có cổ đông chiến lược SMBC, vẫn trông chờ mà chưa được thỏa mãn.

Lưu ý rằng, việc HĐQT Eximbank triệu tập EGM 2021, chứ không phải EGM 2019 lần 2 sẽ mang đến cục diện rất khác nhau. Cụ thể là liên quan đến điều kiện tiến hành đại hội. Theo Điều lệ Eximbank, EGM lần đầu yêu cầu túc số tối thiểu là 65% cổ phần trên tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; Trong khi EGM lần 2 lại chỉ yêu cầu túc số tối thiểu đạt 51% cổ phần trên tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Mà như VietTimes nhiều lần phân tích, "cuộc chiến vương quyền" ở Eximbank cơ bản là cuộc đấu giữa 2 phe cổ đông đối lập: G3 và G6 . Thống kê từ các phiên đại hội đã qua cho thấy, phe G3 đã sở hữu và tranh thủ được được sự ủng hộ của số cổ đông đạt trên 51% cổ phần trên tổng số cổ phần có quyền biểu quyết ở Eximbank.

Có nghĩa, nếu triệu tập EGM 2019 lần 2 (vốn vẫn bị nợ, và thậm chí đã có một số thành viên HĐQT EIB bị NHNN xử phạt vi phạm hành chính vì sự chậm trễ trong việc tổ chức EGM 2019 này) - thay vì EGM 2021 như cách HĐQT Eximbank đang làm - thì phe G3 sẽ nắm thế chủ động để định đoạt đại hội. Phiên EGM này, như đã biết, có mục tiêu trọng tâm là thanh lọc HĐQT. Qua đó, thiết lập trật tự mới ở cơ quan quyền lực thường trực cao nhất của Eximbank.

Còn khi Eximbank quyết định tổ chức EGM 2021 như tới đây, thì phe G3 này - dù đã có trên 51% cổ phần EIB - lại chưa thể tự quyết. Bởi nếu phe đối nghịch không "check-in" hoặc "check-in" không đủ hoặc phủ quyết thì phiên EGM 2021 này sẽ bất thành. Các bên sẽ lại phải chờ lần tổ chức tiếp theo. Rồi như đã thấy những năm qua, ĐHĐCĐ Eximbank có thể sẽ lại lần lữa...

Phe G3 hẳn cũng khó thể bằng lòng với kế hoạch tổ chức AGM 2021 lần 2 trước EGM 2021 mà HĐQT Eximbank mới đưa ra. Bởi AGM 2021 lần 2 sẽ kiện toàn HĐQT nhiệm kỳ VII (2020 - 2025) cho Eximbank, trong khi phe G3 lại muốn thanh lọc HĐQT trước đã. Nói cách khác, họ vẫn chờ EGM 2019 lần 2.

Thực trạng bất tương xứng giữa quyền sở hữu và quyền chi phối hội đồng quản trị ở Eximbank, như nhiều lần phân tích, chính là nguồn cơn cho các mâu thuẫn ở ngân hàng. Cũng chính vì phe cổ đông chi phối quá bán cổ phần lại không thể "nói" được HĐQT, không thể xây dựng được chương trình nghị sự theo mong muốn, mà các phiên ĐHĐCĐ Eximbank cứ liên tiếp vỡ.

Nhắc lại rằng, HĐQT và Ban Kiểm soát Eximbank đang chỉ được duy trì bởi yếu tố "bù giờ" .

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
2 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
6 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
30 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
17 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
4 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
20 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.