Facebook, Paypal, Google, Amazon và Tesla đổ xô vào nền kinh tế kỹ thuật số của Indonesia

27/02/2021 06:56
Đại dịch Covid-19 chính là bàn đạp cho sự phát triển nhanh của nền kinh tế kỹ thuật số. Chỉ xếp thứ hai sau Việt Nam về lượng người dùng trực tuyến khu vực ASEAN, Indonesia nổi lên với tiềm năng phát triển vượt trội nhờ những khoản đầu tư và chính sách chống dịch phù hợp cho phát triển kinh tế.

Ngay từ năm 2019, Việt Nam và Indonesia đã được đánh giá là hai quốc gia có nền kinh tế kỹ thuật số triển vọng nhất trong khu vực ASEAN. Từ năm 2015, ASEAN đã gây ấn tượng khi có mức tăng trưởng hàng năm là 33%. Tuy nhiên, con số về mức tăng trưởng của Indonesia còn ấn tượng hơn - gấp 4 lần kể từ năm 2015 đến 2019.

Theo báo cáo của E-conomy SEA 2019 do Google, Temasek và Bain and Company, nền kinh tế kỹ thuật số của Indonesia đã tăng trưởng với tốc độ 49%/năm trong suốt 4 năm. Và với tốc độ nhanh chóng như vậy, đất nước này được dự báo sẽ đạt mốc 130 tỷ USD vào năm 2025.

Mặc cho đại dịch đã làm gián đoạn một số ngành công nghiệp trực tuyến như gọi xe, du lịch trực tuyến và dịch vụ cho vay điện tử, nền kinh tế kỹ thuật số của Indonesia vẫn tăng thêm 11% để đạt tổng cộng 44 tỷ USD trong năm 2020. Theo đó, Google, Temasek và Bain and Company đã điều chỉnh dự báo giá trị nền kinh tế kỹ thuật số của Indonesia vào năm 2025 từ 130 tỷ USD xuống còn 124 tỷ USD.

Đánh giá tích cực như vậy được đưa ra là dựa trên sự phát triển liên tục và nhanh chóng của 7 ngành công nghiệp trực tuyến tại các nước ASEAN-6 (có Indonesia), bao gồm: thương mại điện tử, giao hàng thực phẩm, truyền thông trực tuyến, bảo hiểm, đầu tư, chuyển tiền và thanh toán.

Cơn sốt kỹ thuật số của các "tay chơi" lớn

Với tiềm năng thị trường lớn, các công ty công nghệ "máu mặt" trên thế giới như Facebook, Paypal, Google, Amazon và Tesla đã đổ xô vào Indonesia bằng nhiều cách. Ví dụ, Facebook và Paypal đã rót vốn vào Gojek - một công ty khởi nghiệp đã trở nên nổi tiếng nhờ thiết lập một "siêu ứng dụng" cung cấp các dịch vụ như gọi xe, đồ ăn, giao hàng và giao dịch tài chính cho người tiêu dùng Indonesia trẻ tuổi.

Không kém cạnh, Google đã cùng với Temasek của Singapore đầu tư tổng cộng 350 triệu USD vào Tokopedia - gã khổng lồ về thương mại điện tử, sở hữu 100 triệu người dùng hàng tháng và hơn 9 triệu nhà bán lẻ trên khắp Indonesia. Và khoản đầu tư lớn nhất với 2,85 tỷ USD vào lĩnh vực CNTT đến từ Amazon – tập đoàn đa quốc gia của Mỹ.

Theo kế hoạch, ba trung tâm dữ liệu ở tỉnh West Java sẽ được xây dựng vào cuối năm 2021 đến đầu năm 2022. Đây được coi là một phần của hệ thống Amazon Web Services (AWS), với nhiệm vụ hỗ trợ cho dịch vụ đám mây công cộng tại khu vực kinh tế sôi động gần thủ đô Jakarta. Chính phủ Indonesia cho biết, các trung tâm dữ liệu này sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình số hóa trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

Cũng là một tên tuổi lớn trong ngành công nghệ số, Tesla đã được chính quyền Jokowi tích cực kêu gọi tham gia vào chuỗi cung ứng cho ngành công nghiệp xe điện. Jakarta đã vận động Tesla xây dựng một nhà máy ở tỉnh Central Java để có thể trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành xe điện.

Cuối tháng 12/2020, có thông tin rằng Chủ tịch Jokowi đã đích thân mời Giám đốc điều hành của Tesla - Elon Musk đầu tư vào Indonesia thông qua một cuộc điện thoại, với mong muốn Tesla sẽ cử một nhóm đến đó vào tháng 1/2021 để thăm dò và tìm kiếm các cơ hội đầu tư.

Triển vọng phát triển trong kỷ nguyên hậu Covid-19

Khác với những gì mà hầu hết các quốc gia đang làm, Indonesia tập trung tiêm chủng sớm Covid-19 cho nhóm dân số trẻ thay vì nhóm dân số già và dễ bị tổn thương. Giải thích về điều này, Bộ trưởng Bộ Y tế - Tiến sĩ Nadia Wikeko cho biết, lựa chọn như vậy được đưa ra là do lo ngại về hiệu quả của vaccine Sinovac đối với những người từ 60 tuổi trở lên.

Với việc tiêm chủng trước cho nhóm dân số trẻ, nền kinh tế nước này được kỳ vọng sẽ sớm phục hồi, vì nhóm người ở độ tuổi lao động (từ 18 đến 59 tuổi) hiện có thể tự do đi lại để làm việc, từ đó mà các hoạt động kinh tế được diễn ra liên tục. 

Trong đại dịch, chi tiêu của người tiêu dùng ở Indonesia cũng bị ảnh hưởng do việc gặp gỡ giao thương trực tiếp giữa khách hàng và nhà cung cấp bị hạn chế. Điều đó đã bó hẹp phạm vi chi tiêu của tầng lớp trung lưu, dẫn đến mức chi tiêu tiêu dùng tương tự như thời kỳ trước Covid-19 là rất khó để đạt được. Nhưng với việc ưu tiên tiêm phòng cho nhóm dân số trẻ, hạn chế đó sẽ không còn, mở đường cho sự phục hồi kinh tế sớm hơn thông qua chi tiêu của người tiêu dùng.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế kỹ thuật số. Đại dịch Covid-19 đã buộc ngày càng nhiều người tiêu dùng Indonesia mua sắm trực tuyến. Theo báo cáo E-conomy SEA 2020, kể từ khi xuất hiện đại dịch Covid-19, lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến tại Indonesia tăng 37%.

Con số này vượt qua Malaysia, Singapore, Philippines và Thái Lan, chỉ xếp thứ hai sau Việt Nam (41%). Với 93% người dùng mới bày tỏ ý định sẽ tiếp tục sử dụng ít nhất một dịch vụ kỹ thuật số trong thời kỳ hậu Covid-19, nền kinh tế này của Indonesia sẽ còn tiếp tục bùng nổ. Với những gì đã nêu, Indonesia hoàn toàn có thể đón chờ một tương lai tươi sáng cho ngành kinh tế kỹ thuật số.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
9 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
9 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
4 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
5 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
5 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

Giới tinh hoa chọn sống “chuẩn resort” tại Eurowindow Twin Parks
8 giờ trước
Giữa "rừng bê tông" chật chội, ngột ngạt của đô thị, giới tinh hoa đang tìm về những giá trị sống đích thực tại Eurowindow Twin Parks để tận hưởng cuộc sống "chuẩn resort". Với chính sách ưu đãi hấp dẫn, dịp cuối năm là thời điểm “vàng” để các nhà đầu tư sở hữu riêng cho mình không gian sống thượng lưu.
Đại lý báo MG G50 bán ra sau Tết: Giới hạn 300 chiếc, dài hơn Innova Cross nhưng cạnh tranh Xpander bằng giá tạm tính từ 530 triệu đồng
9 giờ trước
Hiện tại, các đại lý vẫn chưa thống nhất được số phiên bản của  MG G50 sẽ được mang về nước.
BLACK FRIDAY tại Vạn Hạnh Mall Siêu sale đỉnh nóc – Giảm giá kịch trần
13 giờ trước
Sự kiện mua sắm lớn nhất năm BLACK FRIDAY đã trở lại Vạn Hạnh mall với thông điệp "Siêu sale đỉnh nóc – Giảm giá kịch trần" từ ngày 20/11 – 1/12/2024 tại sảnh sự kiện tầng trệt.
Hàng hiếm Hummer H3 sau 20 năm vẫn có giá ngang Santa Fe ‘đập hộp’: Đã độ màn hình, âm thanh hơn 100 triệu
2 ngày trước
Phần nội thất của chiếc Hummer H3 sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên với một mẫu xe đã gần 20 năm tuổi.