Fanatics và ngành kinh doanh thẻ cầu thủ trị giá hàng triệu đô

18/10/2021 08:48
Với nhiều người, những chiếc thẻ bài in hình cầu thủ trong gói bim bim gắn liền với cả tuổi thơ. Việc sưu tầm hình ảnh những thần tượng là một đam mê khó bỏ, mang lại cho nhiều đứa trẻ niềm vui trong suốt nhiều năm. Tới ngày nay, những chiếc thẻ cầu thủ đi kèm chữ ký của họ là một món hời đối với các nhà sưu tập, tạo nên một ngành kinh doanh với giá trị lên tới hàng chục tỷ USD. Fanatics, một công ty chuyên kinh doanh đồ thể thao cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Họ đã chính thức tham gia vào ngành công nghiệp này với thỏa thuận kinh doanh thẻ cầu thủ cùng MLB – Giải bóng chày nhà nghề của Mỹ.

Fanatics là một cái tên không hề xa lạ trong giới kinh doanh trực tuyến các loại quần áo, khi đã có nhiều năm hợp tác với những giải đấu thể thao chuyên nghiệp lớn (MLB, NASCAR, NBA, NFL, NHL, PGA, MLS và UFC) cùng các thương hiệu truyền thông nổi tiếng (Fox Sports, CBS Sports). Họ cũng là nhà phân phối độc quyền của câu lạc bộ bóng đá Paris Saint German của Pháp và các đội Olympic của Hoa Kỳ. Công ty được thành lập từ năm 1995 này hiện đang có quan hệ với gần 1.100 nhà cung cấp sản phẩm trên toàn thế giới; số lượng nhân viên của doanh nghiệp cũng lên tới trên 3.000 người. Fanatics được dự kiến mức doanh thu lên tới 3.4 tỷ USD trong năm 2021, với số lượng khách hàng lên tới 80 triệu người.

Fanatics và ngành kinh doanh thẻ cầu thủ - Ảnh 1.

Những trang phục và phụ kiện của 2 siêu sao Ronaldo và Messi bán rất chạy trên nền tảng của Fanatics (Ảnh: Fanatics)

Fanatics hoạt động kinh doanh chủ yếu ở việc bán các sản phẩm thể thao truyền thống, trong đó có quần áo, giày dép, mũ và một số loại hàng hóa khác liên quan in logo các đội thể thao nổi tiếng. Các sản phẩm bán chạy nhất của họ thường được gắn liền với những đội thể thao nổi tiếng (Los Angeles Lakers, Boston Red Sox, Real Madrid....) và siêu sao hàng đầu (Lebron James, Cristiano Ronaldo, Mookie Betts....). Sức hút quá lớn của những ngôi sao hàng đầu khiến người hâm mộ sẵn sàng chi ra khoản tiền lớn để sở hữu các sản phẩm mang tên họ. Do đó, Fanatics muốn tiếp tục khai thác thế mạnh này thông qua mảng kinh doanh thẻ cầu thủ. Mặc dù không phải quá mới mẻ, song với việc thẻ cầu thủ liên tục tăng giá trong thời gian gần đây, Fanatics nhận thấy họ cần phải tham gia cuộc chơi hàng tỷ USD này.

Theo Verified Market Research, thị trường kinh doanh thẻ cầu thủ sẽ đạt tới con số 98,7 tỷ USD vào năm 2027. Đây là một con số khổng lồ, song không phải là quá vô lý khi nhìn vào những chiếc thẻ được bán thời gian gần đây. Thẻ tân binh có chữ ký của Luka Doncic, ngôi sao thuộc Dallas Mavericks được bán với giá 4,6 triệu USD; thẻ của Lebron James – cầu thủ hàng đầu NBA được bán hồi tháng 4 với giá 5,2 triệu USD. Tuy nhiên tất cả đều "chào thua" chiếc thẻ của huyền thoại MLB Babe Ruth khi nó được bán với giá gần 6 triệu USD – một kỷ lục mới. Điều này cho thấy người hâm mộ luôn sẵn sàng bỏ ra một số tiền khổng lồ chỉ để sở hữu những chiếc thẻ đặc biệt có một không hai này, khẳng định tiềm năng rất lớn của ngành kinh doanh thẻ cầu thủ.

Fanatics và ngành kinh doanh thẻ cầu thủ - Ảnh 2.

Chiếc thẻ trị giá gần 6 triệu USD với hình ảnh của huyền thoại Babe Ruth (Ảnh: CNBC)

Ngay sau khi giành được hợp đồng với MLB tới năm 2026 từ tay của Topps – đối tác lâu năm của giải đấu này – trong việc phát hành thẻ cầu thủ, Fanatics đã lập tức tung ra nhiều bộ sưu tập thẻ cầu thủ. Đáng chú ý nhất là bộ đôi thẻ Mike Trout và Kris Bryant đang được bán với giá gần 9.000 USD (tương đương khoảng 205 triệu đồng); nhiều thẻ khác cũng được bán với giá từ 2000 – 5000 USD song cũng được người hâm mô săn đón và đã gần như được bán hết. Song điều mà Fanatics nhắm đến thực sự đó là tạo ra một "khu chợ" riêng của họ, nơi mà những người hâm mộ có thể tiếp tục mua bán trực tiếp với nhau các thẻ bài đã mua, qua đó mở rộng thị trường giao dịch thẻ cầu thủ. Bên cạnh những chiếc thẻ vật lý, công ty này được cho là cũng sẽ tham gia vào thị trường NFT thông qua Candy Digital, nơi nhiều chiếc thẻ ảo định danh được bán cho người hâm mộ.

Fanatics và ngành kinh doanh thẻ cầu thủ - Ảnh 3.

Mặc dù được bán với giá rất cao, song gần như các thẻ cầu thủ đặc biệt của MLB đều đã gần như được bán hết (Ảnh: Fanatics)

Việc giành được hợp đồng phát hành thẻ cầu thủ cho MLB đã giúp vị thế của Fanatics vươn lên một tầm cao mới. Đầu tháng 8, họ nhận được một khoản đầu tư trị giá 325 triệu USD, nâng định giá công ty lên tới 18 tỷ USD. Song song với thị trường thẻ cầu thủ, Fanatics cũng có dự định sẽ lấn sân sang ngành cá cược thể thao bằng việc tận dụng 80 triệu khách hàng của hãng, tuy nhiên họ chưa tiết lộ thêm nhiều thông tin về kế hoạch này. Trước mắt, công ty muốn thực hiện một thương vụ IPO lớn, sau khi nhận được các khoản đầu tư tới từ quỹ Tầm nhìn thuộc Softbank cũng như ngôi sao âm nhạc Jay – Z để mở rộng kinh doanh sang nhiều thị trường mới.

Ngành kinh doanh thẻ cầu thủ không còn quá mới lạ tại Mỹ, tuy nhiên với mức độ chịu chi ngày càng lớn của người hâm mộ cho những chiếc thẻ hiếm, thị trường này được cho là sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm tới. Nắm bắt được xu hướng, Fanatics đã nhanh chóng giành được quyền hợp tác với MLB cùng hi vọng sẽ tạo ra được một thị trường giao dịch thẻ cầu thủ trong tương lai gần cho người hâm mộ. Điều này thể hiện tham vọng thống trị ngành kinh doanh các sản phẩm trực tuyến gắn liền với thương hiệu giải đấu và cầu thủ của Fanatics, đồng thời cũng là bước đệm để họ có thể mở rộng sang nhiều ngành kinh doanh khác có yếu tố thể thao.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
29 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
21 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.