FED chỉ quan tâm đến lạm phát: Tin không vui cho người tiêu dùng và nhà đầu tư

13/10/2022 20:25
Dường như Chủ tịch FED đang muốn chuộc lại sai lầm khi liên tục coi lạm phát chỉ là “nhất thời”. Vì vậy, FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất , ngay cả khi điều đó khiến cổ phiếu lao dốc và đẩy nền kinh tế vào một cuộc suy thoái.

Chủ tịch Jerome Powell và những thành viên khác của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang bị ám ảnh với việc phải giảm lạm phát một lần và mãi mãi, ngay cả khi các đợt tăng lãi suất liên tục của FED khiến nền kinh tế chậm lại. Đó có thể là tin xấu đối với người tiêu dùng, nhà đầu tư và doanh nghiệp Mỹ.

Hơn nữa, nhiều chuyên gia thị trường và nhà kinh tế học lưu ý rằng tỷ lệ lạm phát mặc dù vẫn ở mức cao nhưng rồi nó sẽ giảm. Phó Chủ tịch FED Lael Brainard đã thừa nhận điều đó trong một bài phát biểu hôm 10/10. Ông nói rằng những động thái chính sách cho đến nay sẽ ảnh hưởng đến toàn hoạt động trong nhiều quý tới.

Tuy nhiên, FED vẫn chưa ngừng tăng lãi suất. Các nhà đầu tư đánh giá khả năng cao FED sẽ tăng 0,75 điểm phần trăm trong cuộc họp tiếp theo vào tháng 11 và khả năng sẽ tăng lần thứ 5 liên tiếp với cùng mức đó vào tháng 12 tới.

Dường như ông Powell đang muốn chuộc lại sai lầm khi liên tục coi lạm phát chỉ là “nhất thời”. Vì vậy, FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất để chứng minh rằng họ đang xem xét vấn đề một cách nghiêm túc, ngay cả khi điều đó khiến cổ phiếu lao dốc và đẩy nền kinh tế vào một cuộc suy thoái.

Đó chính là một vấn đề. Đặc biệt là khi FED có hai nhiệm vụ là ổn định giá cả và tối đa việc làm. Do đó, thị trường việc làm có thể bị ảnh hưởng do sự tập trung không rời của FED vào lạm phát.

Brian Levitt, chiến lược gia thị trường toàn cầu của Invesco cho biết: “Mối quan tâm của tôi là Fed đang thắt chặt quá nhanh và quá mức mà không biết điều đó có ý nghĩa ra sao đối với nền kinh tế”.

Loạt tăng lãi suất của FED là chưa từng có trong kỷ nguyên “hiện đại” của ngân hàng trung ương. Trước thời ông Alan Greenspan lên làm Chủ tịch năm 1987, FED mờ nhạt hơn rất nhiều. Thị trường khi ấy không bị tác động bởi những bài phát biểu, những động thái chính sách và dự báo kinh tế như cách phố Wall phản ứng ngày nay. Lạm phát thập niên 1970 và đầu 1980 cũng rất khác hiện nay. Đợt lạm phát những năm ấy xảy ra là do cú sốc giá dầu kéo dài nhiều năm vì thiếu hụt nguồn cung.

Lạm phát không phải nhất thời, nhưng áp lực giá cuối cùng cũng hạ nhiệt

Cuộc khủng hoảng lạm phát hiện nay bắt nguồn từ vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng trong đại dịch Covid-19, cũng như là việc mở cửa nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu sau đợt suy thoái ngắn.

Nền kinh tế hiện đã có những vết rạn nứt. Lợi suất trái phiếu dài hạn tăng, lãi suất thế chấp tăng cao, thị trường nhà ở hạ nhiệt. Keith Lerner, đồng giám đốc đầu tư và chiến lược gia thị trường của Truist Advisory Services, cho biết: “Chúng ta thận trọng hơn vì FED thắt chặt chính sách trong một nền kinh tế đang suy yếu”.

Đối với người Mỹ, đợt lạm phát hiện tại không là gì so với những thứ họ từng trải qua đầu thập niên 1980, trước khi Chủ tịch FED Paul Volcker đè bẹp lạm phát bằng một loạt các đợt tăng lãi suất lớn.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng ở mức 9% vào tháng Sáu, cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Đó là một bước tăng vọt so với mức khoảng 2,3% vào tháng 2/2020. Nhưng 9% vẫn còn rất ít so với mức 14,6% trong những năm ông Volcker làm Chủ tịch FED.

Với việc giá hàng tiêu dùng và giá bán buôn đã giảm xuống, một số chuyên gia lo ngại rằng lập trường diều hâu của FED tiếp tục gây hại nhiều hơn là có lợi cho nền kinh tế.

Chủ tịch của công ty đầu tư Yieldstreet - Michael Weisz - cho biết: “Tốc độ tăng lãi suất của FED chắc chắn sẽ gây ra một số hậu quả không mong muốn”.

FED tăng lãi suất sẽ khiến nền kinh tế chậm lại, ảnh hưởng đến thị trường việc làm

Ông Weisz cho biết việc tăng lãi suất có thể dẫn đến tình trạng “khủng hoảng tín dụng tiêu dùng đang ngày càng rõ rệt”. Khi đó, các khoản vay thế chấp có thể trở nên đắt đỏ hơn và khó khăn hơn.

Việc tăng lãi suất cũng khiến các công ty phải trả nợ nhiều hơn, làm tăng nguy cơ phá sản và vỡ nợ đối với các khoản vay thương mại. Động thái này thậm chí có khả năng dẫn đến lạm phát đình trệ… hệ quả kép của tăng trưởng trì trệ và lạm phát leo thang. Nói cách khác, giá cả có thể duy trì mức cao và thị trường việc làm có thể sẽ xấu đi.

Chừng nào lạm phát vẫn còn là vấn đề lớn đối với nền kinh tế, FED vẫn sẽ tập trung nhiều hơn vào việc kiểm soát giá cả. Cuối cùng, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,5%, mức thấp nhất trong nửa thế kỷ.

Dustin Thackeray, Giám đốc đầu tư của Crewe Advisors, cho biết: “FED đã nói rõ rằng ưu tiên số một của họ lúc này là ổn định giá cả. Cho đến khi FED nhìn thấy bằng chứng chắc chắn rằng chính sách tiền tệ của họ đang có tác động đáng kể đến… thị trường việc làm, họ sẽ còn nỗ lực duy trì chế ngự áp lực lạm phát”.

Theo CNN

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
4 phút trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
15 phút trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
51 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
2 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
2 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
4 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
5 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
8 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
11 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.